Tìm hiểu thủ tục đăng ký nhãn hiệu sản phẩm mới nhất 2019

Bạn đang sản xuất, kinh doanh một sản phẩm? Bạn muốn xây dựng nhãn hiệu cho sản phẩm kinh doanh của mình, tuy nhiên bạn lại không biết đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm của mình như thế nào? Bài viết này sẽ cung cấp đầy đủ và chính xác các điều kiện để đăng ký nhãn hiệu sản phẩm và thủ tục đăng ký nhãn hiệu sản phẩm, hy vọng sẽ là những thông tin hữu ích cho bạn đọc.

Quảng cáo

Nhãn hiệu sản phầm là dấu hiệu nhận biết để phân biệt hàng hóa dịch vụ này với hàng hóa dịch vụ khác. Nhãn hiệu là một trong những đối tượng của quyền sở hữu công nghiệp. Quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu được xác định trên cơ sở nhãn hiệu đó đã được cấp văn bằng bảo hộ của cơ quan có thẩm quyền.

thủ tục đăng ký nhẫn hiệu sản phẩm mới nhất

 

lightbulb  Điều kiện để làm thủ tục đăng ký nhãn hiệu sản phẩm

Để nhãn hiệu sản phẩm được cơ quan nhà nước làm thủ tục cấp văn bằng bảo hộ, trước hết phải đáp ứng được các điều kiện bảo hộ đối với nhãn hiệu:

– Nhãn hiệu phải là dấu hiệu nhìn thấy được:

Nhãn hiệu đó phải được nhận thức, cảm nhận bằng thị giác của con người chứ không phải là vô hình, thông qua việc nhìn ngắm, quan sát nhãn hàng hóa và thấy được nhãn hiệu của hàng hóa đó để phân biệt với hàng hóa dịch vụ khác thể hiện bằng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, kể cả hình ba chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố đó.

– Nhãn hiệu phải có khả năng phân biệt

Phân biệt hàng hóa, dịch vụ của chủ sở hữu nhãn hiệu với nhãn hiệu hàng hóa, dịch vụ của chủ thể khác: nhãn hiệu được tạo thành từ một hoặc một số yếu tố dễ nhận biết, dế ghi nhớ hoặc từ nhiều yếu tố kết hợp thành một tổng thể dễ nhận biết, dễ ghi nhớ.

Quảng cáo

– Nhãn hiệu không thuộc các trường hợp không được bảo hộ là nhãn hiệu:

    • Hình và hình học đơn giản, chữ số, chữ cái, chữ thuộc các ngôn ngữ không thông dụng.
    • Dấu hiệu, biểu tượng, quy ước, hình vẽ hoặc tên gọi thông thường của hàng hóa, dịch vụ bằng bất kỳ ngôn ngữ nào đã được sử dụng rộng rãi, thường xuyên, nhiều người biết đến.
    • Dấu hiệu chỉ thời gian, địađiểm, phương pháp sản xuất, chủng loại, số lượng, chất lượng, tính chất, thành phần, công dụng, giá trị hoặc các đặc tính khác mang tính mô tả hàng hoá, dịch vụ.
    • Dấu hiệu mô tả hình thức pháp lý, lĩnh vực kinh doanh của chủ thể kinh doanh.
    • Dấu hiệu chỉ nguồn gốc địa lý của hàng hoá, dịch vụ, trừ trường hợp dấu hiệu đó đã được sử dụng và thừa nhận rộng rãi với danh nghĩa một nhãn hiệu hoặc được đăng ký dưới dạng nhãn hiệu tập thể hoặc nhãn hiệu chứng nhận.

– Các trường hợp khác không được bảo hộ quy định tại Điều 73 Luật SHTT 2005 (sửa đổi, bổ sung năm 2009).

  • Để đánh giá khả năng đăng ký của nhãn hiệu sản phẩm, doanh nghiệp có thể tra cứu tại dữ liệu của Cục Sở hữu trí tuệ với đường link tra cứu nhãn hiệu sơ bộ của Cục Sở hữu trí tuệ: https://iplib.noip.gov.vn/WebUI/WSearch.php
  • Để được tư vấn chính xác nhất, có thể gửi mẫu nhãn hiệu kèm danh mục sản phẩm mà nhãn hiệu bảo hộ cho Luật Hùng Sơn để được tra cứu sơ bộ miễn phí một cách nhanh chóng nhất nhằm biết đươc nhãn hiệu của doanh nghiệp dự định đăng ký có bị trùng hay gây nhầm lẫn hay không và trên cơ sở đó tư vấn, đánh giá khả năng đăng ký của nhãn hiệu.

lightbulb  Thủ tục đăng ký nhãn hiệu sản phẩm

Nếu nhãn hiệu đáp ứng các điều kiện để được bảo hộ nhãn hiệu, chủ sở hữu nhãn hiệu cần tiến hành thủ tục đăng ký nhãn hiệu sản phẩm theo các bước sau:

♦ Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ đăng ký nhãn hiệu sản phẩm

Hồ sơ đăng ký nhãn hiệu cần chuẩn bị:

  • Giấy uỷ quyền (theo mẫu của Luật Hùng Sơn)
  • 09 mẫu NHHH (không nhỏ hơn 3×3 cm, không vượt quá 8×8 cm)
  • Danh mục sản phẩm, dịch vụ dự định đăng ký nhãn hiệu.
  • Ngoài ra, trong trường hợp đăng ký nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận hồ sơ cần cung cấp thêm:
    • Quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể/nhãn hiệu chứng nhận;
    • Bản thuyết minh về tính chất,chất lượng đặc trưng (hoặc đặc thù) của sản phẩm mang nhãn hiệu (nếu nhãn hiệu được đăng ký là nhãn hiệu tập thể dùng cho sản phẩm có tính chất đặc thù hoặc là nhãn hiệu chứng nhận chất lượng của sản phẩm hoặc là nhãn hiệu chứng nhận nguồn gốc địa lý);
    • Bản đồ xác định lãnh thổ (nếu nhãn hiệu đăng ký là nhãn hiệu chứng nhận nguồn gốc địa lý của sản phẩm).

 Bước 2: Nộp hồ sơ đăng kí nhãn hiệu tại cơ quan đăng kí nhãn hiệu

  • Cơ quan tiếp nhận và xử lý hồ sơ đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam: Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam.
  • Thời hạn thẩm định hình thức đăng ký nhãn hiệu : 01 tháng kể từ ngày nộp đơn.
  • Cục Sở hữu trí tuệ sẽ xem xét đơn có đủ điều kiện về hình thức, mẫu nhãn, chủ sở hữu đơn, quyền nộp đơn, phân nhóm,…
    • Nếu đơn đăng ký của doanh nghiệp đáp ứng điều kiện, Cục Sở hữu trí tuệ sẽ Thông báo chấp nhận đơn hợp lệ và công bố đơn đăng ký nhãn hiệu trong thời hạn 02 tháng kể từ ngày có Thông báo chấp nhận đơn hợp lệ.
    • Đơn đăng ký nhãn hiệu đã được công nhận là hợp lệ được thẩm định nội dung để đánh giá khả năng cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu cho đối tượng nêu trong đơn theo các điều kiện bảo hộ. Thời hạn thẩm định nội dung đơn nhãn hiệu là 9 tháng kể từ ngày công bố đơn.
    • Nếu đơn đăng ký của doanh nghiệp không đáp ứng điều kiện, Cục Sở hữu trí tuệ sẽ ra Thông báo không chấp nhận đơn và đề nghị doanh nghiệp sửa đổi. Doanh nghiệp tiến hành sửa đổi theo yêu cầu và nộp công văn sửa đổi cho Cục sở hữu trí tuệ.

♦ Bước 3: Nhận thông báo dự định cấp văn bằng bảo hộ nhãn hiệu và nộp lệ phí cấp văn bằng

  • ♦ Nếu đơn đăng ký nhãn hiệu đáp ứng đủ điều kiện thì Cục Sở hữu trí tuệ ra Thông báo dự định cấp văn bằng cho nhãn hiệu mà doanh nghiệp đã đăng ký và doanh nghiệp thực hiện nghĩa vụ nộp lệ phí cấp văn bằng cho Cục Sở hữu trí tuệ.
  • ♦  Nếu đơn đăng ký nhãn hiệu không đáp ứng đủ điều kiện, Cục Sở hữu trí tuệ ra Thông báo không cấp văn bằng cho nhãn hiệu mà doanh nghiệp đăng ký. Doanh nghiệp xem xét và gửi công văn trả lời, khiếu nại quyết định của Cục Sở hữu, đồng thời đưa ra các căn cứ để cấp văn bằng bảo hộ nhãn hiệu cho nhãn hiệu của doanh nghiệp.

♦ Bước 4: Nhận Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu

  • Thời hạn cấp văn bằng: 12 tháng kể từ ngày nộp lệ phí cấp văn bằng. Sau khi đã nộp lệ phí cấp văn bằng, doanh nghiệp sẽ được cấp văn bằng sau 12 tháng.
  • Nhãn hiệu được bảo hộ trong vòng 10 năm kể từ ngày nộp đơn (ngày ưu tiên). Doanh nghiệp được gia hạn văn bằng bảo hộ và không hạn chế số lần gia hạn. Do vậy, nhãn hiệu sẽ là tài sản xuyên suốt quá trình hoạt động, kinh doanh của doanh nghiệp.

Doanh nghiệp, cá nhân có nhu cầu đăng ký nhãn hiệu xin vui lòng liên hệ với  Luật Hùng Sơn để được tư vấn, hướng dẫn chi tiết về khai hồ sơ, cách phân nhóm nhãn hiệu, các thủ tục liên quan đến đơn đăng ký nhãn hiệu hoặc các vấn đề phát sinh trong quá trình đăng ký nhãn hiệu một cách nhanh chóng và chính xác nhất.

Mọi thắc mắc xin liên hệ số tổng đài 19006518 để được hỗ trợ sớm nhất.

Mời bạn xem thêm >> Kinh nghiệm nộp đơn đăng ký nhãn hiệu sản phẩm

5/5 - (1 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *


Tin mới

Các tin khác

Video tư vấn pháp luật

To-top
Developed by Luathungson.vn
Facebook Messenger
Chat qua Zalo
Tổng đài 19006518
Developed by Luathungson.vn