Góp vốn là một hình thức đóng góp giữa các cá nhân hoặc tổ chức với nhau, được ghi nhận bằng các bản hợp đồng. Soạn thảo hợp đồng góp vốn là việc làm ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi cũng như nghĩa vụ của các bên liên quan nên cần thực hiện cẩn thận và tuân thủ đúng quy định của pháp luật.
Căn cứ pháp lý:
Luật doanh nghiệp năm 2020;
Bộ luật dân sự năm 2015.
Các quy định về tài sản và hình thức góp vốn
Quy định về tài sản góp vốn
Tài sản được dùng để góp vốn không nhất thiết phải là tiền Việt Nam đồng, ngoại tệ chuyển đổi hay vàng, … nó có thể là giá trị của quyền sở hữu trí tuệ, giá trị của quyền sử dụng đất, bí quyết về chuyên môn kỹ thuật cùng các loại tài sản khác có thể định giá được bằng tiền Việt Nam đồng.
Trong hợp đồng góp vốn cần nêu rõ loại tài sản làm vốn góp và giá trị của tài sản đó nếu không phải là Đồng Việt Nam. Riêng ngoại tệ chuyển đổi thì phải được định giá thành Việt Nam đồng bởi các thành viên cổ đông hoặc các tổ chức chuyên thẩm định được ủy thác.
Ngoài ra, đối với những trường hợp góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng đất đai cần tuân thủ các quy định luật Đất đai của nhà nước, Vốn góp mà là những giá trị quyền sở hữu trí tuệ, bí quyết kỹ thuật hay công nghệ thì phải tuân theo quy định của nhà nước về luật Sở hữu trí tuệ.
Luật doanh nghiệp năm 2014 có những điều khoản quy định rõ các trường hợp tài sản góp vào vốn điều lệ của công ty, doanh nghiệp hay các nguyên tắc về định giá và thể hiện thành Đồng Việt Nam khi tài sản góp vốn là ngoại tệ, vàng, …. bạn có thể tham khảo trước khi tiến hành soạn thảo hợp đồng góp vốn.
Chủ thể tham gia góp vốn:
Chủ thể tham gia góp vốn rất đa dạng, có thể là các cá nhân hay pháp nhân.
Tuy nhiên nếu chủ thể tham gia góp vốn là một pháp nhân cần lưu ý người thực hiện giao kết hợp đồng đồng thời là người chịu trách nhiệm về số vốn đã góp phải là người đại diện hợp pháp của pháp nhân đó.
Trong một số trường hợp, cá nhân tham gia góp vốn cũng có thể ủy quyền đứng tên số vốn góp cho người khác và người đó sẽ đại diện giao kết hợp đồng góp vốn. Trường hợp này pháp luật hoàn toàn không cấm, tuy nhiên thường ít khi xảy ra.
Xem thêm >>> Tư vấn soạn thảo hợp đồng kinh tế tiết kiệm thời gian, chi phí
Những điều cần lưu ý khi soạn thảo hợp đồng góp vốn
Hình thức hợp đồng góp vốn
Hiện nay, pháp luật Việt Nam chưa có quy định nào đề hình thức hợp đồng góp vốn. Nhưng thực tế thì hợp đồng góp vốn thường được làm thành văn bản để hạn chế rủi ro cho các bên trong trường hợp bên nào đó vi phạm các thỏa thuận đã ký. Hợp đồng góp vốn sẽ là chứng cứ quan trọng khi có tranh chấp xảy ra trong quá trình hợp tác của các bên.
Soạn thảo hợp đồng góp vốn cần chú ý đến các nội dung sau
Thông tin của bên nhận góp vốn và bên thực hiện góp vốn. Nếu hai bên đều là doanh nghiệp thì cung cấp thêm thông tin của các chủ thể đại diện;
Kê khai tài sản góp vốn cùng giá trị Việt Nam Đồng đã được định giá;
Mục đích và thời hạn góp vốn;
Quyền và nghĩa vụ các bên được hưởng khi tham gia hợp đồng;
Phương án giải quyết khi có tranh chấp xảy ra;
Quy định về phân chia lợi nhuận và chịu trách nhiệm khi có rủi ro nếu có;
Sau khi soạn thảo hợp đồng góp vốn có thể đem đi công chứng hoặc không tùy vào yêu cầu của các bên liên quan. Trừ những trường hợp hợp đồng góp vốn có các giấy tờ kèm theo như quyền sử dụng đất, quyền sở hữu trí tuệ thì làm theo quy định của pháp luật.
Để đề phòng những trường hợp xấu nhất xảy ra trong thời gian góp vốn gây ra nhiều ảnh hưởng không tốt bạn nên tìm đến sự hỗ trợ của các công ty luật uy tín, có chuyên môn tốt nhất là trường hợp số vốn bạn đóng góp có giá trị lớn.
Luật Hùng Sơn luôn sẵn sàng góp ý, hướng dẫn cho bạn về những quyền lợi, nghĩa vụ cũng như quy định của pháp luật có liên quan để soạn thảo hợp đồng góp vốn chi tiết, đảm bảo lợi ích nhất có thể. Hãy liên hệ ngay để chúng tôi có thể hỗ trợ bạn nhé.