Giải quyết tranh chấp hợp đồng xây dựng theo Luật

Xây dựng là một ngành kỹ thuật có vai trò hết sức quan trọng trong nền kinh tế của một quốc gia. Bởi, nó góp phần tạo lập nên hệ thống cơ sở vật chất và kỹ thuật để tạo tiền đề cho mọi lĩnh vực khác có thể phát triển. Tuy nhiên, vì nhiều lý do khác nhau mà tranh chấp về Hợp đồng xây dựng thường xuyên phát sinh, làm gián đến việc xây dựng của cả công trình. Thấu hiểu điều đó, Luật Hùng Sơn chúng tôi sẽ cung cấp các quy định pháp luật về tranh chấp hợp đồng xây dựng và cách thức giải quyết tranh chấp này theo luật.

Quảng cáo

Tranh chấp hợp đồng xây dựng là gì?

Theo Luật Xây dựng năm 2014 và các văn bản hướng dẫn, thi hành, hợp đồng xây dựng là một loại hợp đồng dân sự được thỏa thuận bằng văn bản giữa bên nhận thầu và bên giao thầu để thực hiện toàn bộ hay một phần công việc trong hoạt động đầu tư xây dựng.

Còn tranh chấp hợp đồng xây dựng là sự bất đồng ý kiến, mâu thuẫn của một hoặc cả hai bên chủ thể trong hợp đồng xây dựng về việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình theo như thỏa thuận trong hợp đồng xây dựng. 

Các tranh chấp hợp đồng xây dựng thường gặp là: 

  • Vi phạm tiến độ thanh toán và chi phí theo thỏa thuận của hợp đồng;
  • Một bên tự điều chỉnh phạm vi công việc;
  • Vi phạm tiến độ thi công;
  • Vi phạm chất lượng công trình;
  • Đơn phương chấm dứt hợp đồng xây dựng.

Nguyên tắc giải quyết tranh chấp hợp đồng xây dựng

Theo quy định tại Điều 146 của Luật Xây dựng 2014, được hướng dẫn bởi Điều 45 của Nghị định 37/2015/NĐ-CP đã quy định việc giải quyết tranh chấp hợp đồng xây dựng dựa trên hai nguyên tắc căn bản là:

Thứ nhất, tôn trọng các thỏa thuận tại hợp đồng và các cam kết trong quá trình thực hiện hợp đồng xây dựng, bảo đảm sự bình đẳng và hợp tác;

Thứ hai, các bên hợp đồng có trách nhiệm phải tự thương lượng với nhau để giải quyết tranh chấp. Theo đó, nếu các bên mà không tự thương lượng để giải quyết tranh chấp được thì có ba hình thức giải quyết, bao gồm: trọng tài thương mại; Tòa án nhân dân và thông qua tổ chức hòa giải.

tranh chấp hợp đồng xây dựng

Thủ tục giải quyết tranh chấp hợp đồng xây dựng

Thương lượng

Đây là một phương thức được áp dụng đầu tiên trong quá trình giải quyết tranh chấp. Phương thức này rất linh hoạt, tự do, nhanh chóng, đơn giản, tiết kiệm, tuy nhiên, cũng bởi yếu tố tự do nên không có cơ chế nào bắt buộc các bên phải thực hiện những điều mà họ đã thỏa thuận thành công.

Quảng cáo

Hòa giải

Trình tự, thủ tục hòa giải được ghi nhận tại chương III của Nghị định 22/2018/NĐ-CP. Cụ thể như sau:

  • Bước 1: Giao kết thỏa thuận hòa giải

Ban xử lý tranh chấp có thể được thỏa thuận trong hợp đồng xây dựng tại thời điểm ký kết hoặc thiết lập sau khi có tranh chấp xảy ra. Số lượng thành viên của ban xử lý tranh chấp sẽ do các bên tự thỏa thuận, nhưng phải là người có kinh nghiệm trong vấn đề giải quyết tranh chấp hợp đồng, có trình độ chuyên môn phù hợp với nội dung tranh chấp và hiểu biết về các quy định của pháp luật liên quan đến hợp đồng xây dựng. 

  • Bước 2: Nghiên cứu hồ sơ vụ việc tranh chấp
  • Bước 3: Phiên hòa giải
  • Bước 4: Kết quả

Trong thời hạn hai mươi tám ngày kể từ ngày các bên nhận được kết luận hòa giải của ban xử lý tranh chấp, nếu một bên mà không đồng ý kết luận hòa giải của ban xử lý tranh chấp thì họ hoàn toàn có quyền phản đối và các tranh chấp này sẽ được giải quyết tại Tòa án hoặc Trọng tài theo quy định của pháp luật. Quá thời hạn nêu trên không bên nào phản đối kết luận hòa giải của ban xử lý tranh chấp thì coi như các bên đã thống nhất với kết luận hòa giải. Khi đó, các bên bắt buộc phải thực hiện theo kết luận hòa giải của ban xử lý tranh chấp.

Trọng tài

Để lựa chọn phương thức này, các bên phải có thỏa thuận trọng tài có hiệu lực, tức là phải thể hiện dưới dạng một thỏa thuận trọng tài riêng có hiệu lực độc lập với hợp đồng xây dựng hoặc một điều khoản trong hợp đồng xây dựng. Quy trình thủ tục tố tụng trọng tài được quy định cụ thể  tại Luật trọng tài thương mại năm 2010. Theo đó, quy trình giải quyết  bao gồm các bước sau:

  • Bước 1: Đơn khởi kiện và bản tự bảo vệ
  • Bước 2: Thành lập hội đồng trọng tài
  • Bước 3: Nghiên cứu hồ sơ
  • Bước 4: Phiên họp giải quyết tranh chấp
  • Bước 5: Ban hành phán quyết trọng tài

Tòa án

Tòa án là một phương thức giải quyết tranh chấp truyền thống, đã xuất hiện từ rất lâu đời và thường là phương thức được lựa chọn cuối cùng sau khi các bên đã áp dụng các phương thức khác mà không đạt được hiệu quả. Hiện nay, pháp luật quy định về thủ tục tố tụng tại tòa án tại Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015. Theo đó, quy trình thủ tục giải quyết tranh chấp được thực hiện như sau:

  • Bước 1: Khởi kiện
  • Bước 2: Thụ lý vụ án
  • Bước 3: Hòa giải và chuẩn bị xét xử
  • Bước 4: Xét xử sơ thẩm
  • Bước 5: Xét xử phúc thẩm
  • Bước 6: Giám đốc thẩm/tái thẩm

Dịch vụ pháp lý tranh chấp hợp đồng xây dựng của Luật Hùng Sơn

Luật Hùng Sơn là công ty luật có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực giải quyết tranh chấp hợp đồng xây dựng. Với đội ngũ chuyên viên, luật sư tốt nghiệp từ những trường đại học hàng đầu trong lĩnh vực pháp lý như Khoa luật- Đại học quốc gia, Đại học Luật Hà Nội, đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh,… chúng tôi tự tin cho ra mắt dịch vụ pháp lý tranh chấp hợp đồng xây dựng. Sử dụng dịch vụ này của chúng tôi, quý khách hàng sẽ được:

  • Tư vấn pháp lý, đánh giá, đưa ra nhận định về tình trạng của vụ việc;
  • Hỗ trợ pháp lý, hỗ trợ kiện toàn hồ sơ khởi kiện, tư vấn thu thập chứng cứ;
  • Tư vấn về trình tự, thủ tục, nguyên tắc giải quyết tranh chấp hợp đồng xây dựng;
  • Hỗ trợ, đại diện cho khách hàng tham gia thương lượng, đàm phán, hòa giải với nhà thầu, chủ đầu tư;
  • Hỗ trợ soạn thảo các văn bản pháp lý trong quá trình giải quyết tranh chấp hợp đồng xây dựng;
  • Cử luật sư bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho khách hàng trong các giai đoạn trọng tài, tố tụng tòa án.
  • Chúng tôi sẽ theo dõi cho tới khi bản án của tòa được thi hành án xong

Trên đây là chia sẻ của Luật Hùng Sơn về tranh chấp hợp đồng xây dựng. Mọi thắc mắc về vấn đề pháp lý, vui lòng đến trực tiếp công ty hoặc liên hệ hotline 19006518 để được hỗ trợ.

5/5 - (1 bình chọn)
Ls. Luyện Ngọc Hùng

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *


Tin mới

Các tin khác

Video tư vấn pháp luật

To-top
Developed by Luathungson.vn
Facebook Messenger
Chat qua Zalo
Tổng đài 19006518
Developed by Luathungson.vn