logo

Thủ tục đăng ký nhãn hiệu tại Hà Nam

Đăng ký nhãn hiệu không phải là thủ tục bắt buộc phải thực hiện để các sản phẩm của mình được lưu thông trên thị trường. Tuy nhiên bởi vì những lợi ích mà nó mang lại nên đa phần các doanh nghiệp lớn hiện nay đều tiến hành thủ tục này. Bài viết này Luật Hùng Sơn xin cung cấp những thông tin cần thiết về thủ tục đăng ký nhãn hiệu tại tỉnh Hà Nam.

Quảng cáo

Tại sao nên đăng ký nhãn hiệu?

Việc các nhãn hiệu có tên tuổi bị sao chép, bắt chước kiểu dáng, mẫu mã gần giống hoặc tương tự, gây nhầm lẫn, đánh lừa người tiêu dùng. Điều này không chỉ làm tổn hại đến kinh tế và giá trị thương hiệu của doanh nghiệp mà còn có thể gây ảnh hưởng xấu đến người tiêu dùng. Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu là điều cần thiết và có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển bền vững của doanh nghiệp. Sau đây là một số lợi ích khi đăng ký nhãn hiệu:

(1) – Xác lập quyền sở hữu đối với nhãn hiệu

Khi đăng ký nhãn hiệu thành công và được cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu,cá nhân/doanh nghiệp sẽ được pháp luật bảo hộ đối với quyền sử dụng nhãn hiệu đó. Không một cá nhân, tổ chức nào có quyền sử dụng nhãn hiệu tương tự nhãn hiệu đó.

(2) – Bảo vệ nhãn hiệu khỏi hành vi xâm phạm của tổ chức, cá nhân khác

Việc đăng ký và được cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu, nhãn hiệu của doanh nghiệp sẽ được pháp luật bảo hộ trước mọi hành vi xâm phạm của tổ chức, cá nhân khác.

 (3) – Tăng độ nhận diện nhãn hiệu với khách hàng

Đăng ký nhãn hiệu là một phương thức giúp công bố nhãn hiệu của doanh nghiệp tới công chúng. Khi nhãn hiệu đăng ký bảo hộ được công bố, một bộ phận lớn khách hàng sẽ được tiếp cận với nhãn hiệu. Nhờ đó, khách hàng có thể nhận diện được nhãn hiệu của doanh nghiệp với những nhãn hiệu của cá nhân, tổ chức khác.

(4) – Khai thác các lợi ích thương mại từ nhãn hiệu được bảo hộ

Sau khi đăng ký nhãn hiệu, doanh nghiệp có thể khai được lợi ích thương mại từ nhãn hiệu của mình như: Sử dụng nhãn hiệu cho sản phẩm, dịch vụ của mình; chuyển giao quyền sử dụng, quyền sở hữu nhãn hiệu… Cá nhân, tổ chức khác chỉ được sử dụng nhãn hiệu đó khi có sự cho phép của doanh nghiệp sở hữu nhãn hiệu đó.

Điều kiện đăng ký nhãn hiệu tại Hà Nam?

Trước khi thực hiện việc nghiên cứu, nghĩ tên và thiết kế thương hiệu, nhãn hiêu, chúng ta cần phải biết được các điều kiện bảo hộ nhãn hiệu – bảo hộ thương hiệu theo quy định của pháp luật để tránh lãng phí thời gian và tiền bạc. Nếu không nhận biết được các yếu tố này chúng ta có thể sẽ nghĩ sai và tốn chi phí cho việc thiết kế, trong khi nhãn hiệu đó có thể sẽ không đủ điều kiện để được bảo hộ trong thực tế.

Để tránh được các sai lầm này, chúng ta cần nắm bắt được các điểm cốt yếu như sau:

Nhãn hiệu không được mang tính mô tả sản phẩm/dịch vụ mà nó đăng ký bảo hộ thương hiệu: Để tiện hình dung, tôi xin lấy ví dụ:

Nhãn hiệu: Gạo Ngon, Phở Ngon, Quán Ngon, Thẩm Mỹ Viện Đẹp, Hàng Tốt,….Đây đều là các tính từ mô tả sản phẩm/dịch vụ, về bản chất sẽ không được bảo hộ độc quyền cho bất kỳ ai. Vì nếu được bảo hộ độc quyền thì không ai có thể sử dụng các từ này => Điều này tạo ra sự không công bằng cho các chủ thể khác.

Nhãn hiệu không được trùng hoặc tương tự với nhãn hiệu đã nộp đơn trước đó cho cùng một nhóm sản phẩm/dịch vụ hoặc các nhóm có liên quan. 

Ví dụ: Nhãn hiệu “Lavie” đã được bảo hộ cho các sản phẩm nước đóng chai (Nhóm 32), chúng ta sẽ không thể đăng ký bảo hộ từ “Lavie” (trùng) hoặc “Lavi” hoặc “Lavy” hoặc “Lavii”,…cho các sản phẩm tương tự vì như vậy sẽ gây nhầm lẫn về nguồn gốc (nói rõ hơn là cố tình làm giống để người tiêu dùng nhẫm lẫn và mua nhầm sản phẩm). Cần lưu ý rằng, nhãn hiệu tương tự cũng không được bảo hộ, không chỉ trùng.

Tuy nhiên, nếu đăng ký từ “Lavie” cho sản phẩm oto, xe máy hoặc máy khoan,…và chưa có ai đăng ký cho các nhóm này thì vẫn có khả năng bảo hộ. 

Để kiểm tra được nhãn hiệu có trùng hay tương tự với nhãn khác hay không, cần thực hiện Tra cứu nhãn hiệu. Quy trình thủ tục tra cứu vui lòng xem tại phần dưới của bài viết này.

Một số trường hợp nhãn hiệu không được bảo hộ khác:

  • Hình và hình học đơn giản, chữ số, chữ cái, chữ thuộc các ngôn ngữ không thông dụng.
  • Dấu hiệu, biểu tượng, quy ước, hình vẽ hoặc tên gọi thông thường của hàng hóa, dịch vụ bằng bất kỳ ngôn ngữ nào đã được sử dụng rộng rãi, thường xuyên, nhiều người biết đến.
  • Dấu hiệu mô tả hình thức pháp lý, lĩnh vực kinh doanh của chủ thể kinh doanh.
  • Dấu hiệu chỉ nguồn gốc địa lý của hàng hoá, dịch vụ, trừ trường hợp dấu hiệu đó đã được sử dụng và thừa nhận rộng rãi với danh nghĩa một nhãn hiệu hoặc được đăng ký dưới dạng nhãn hiệu tập thể hoặc nhãn hiệu chứng nhận.

Thủ tục đăng ký nhãn hiệu tại Hà Nam

Bước 1: Nộp hồ sơ tại Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam và nộp lệ phí đăng ký

Cá nhân, tổ chức có thể nộp đơn đăng ký nhãn hiệu thông qua các hình thức sau:

  • Nộp đơn trực tiếp tại trụ sở Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam hoặc Văn phòng đại diện Cục Sở hữu trí tuệ tại thành phố Hồ Chí Minh, hoặc Thành phố Đà Nẵng.
  • Cá nhân, tổ chức có thể nộp đơn thông qua hệ thống bưu điện đến trụ sở của Cục Sở hữu trí tuệ hoặc Văn phòng đại diện Cục sở hữu trí tuệ.
  •         Cá nhân, tổ chức có thể nộp đơn đăng ký nhãn hiệu trực tuyến: Người nộp đơn cần có chứng thư số và chữ ký số, đăng ký tài khoản trên Hệ thống tiếp nhận đơn trực tuyến và được Cục Sở hữu trí tuệ phê duyệt tài khoản để thực hiện các giao dịch đăng ký quyền SHCN.

Ngay khi nộp đơn đăng ký, người nộp đơn phải nộp lệ phí đăng ký cho Cục Sở hữu trí tuệ.

Bước 2: Thẩm định hình thức đơn đăng ký nhãn hiệu

Quảng cáo

Thời gian thẩm định hình thức: 01-02 tháng kể từ ngày nộp đơn đăng ký nhãn hiệu.

Thời hạn công bố Đơn trên Công báo của Cục sở hữu trí tuệ: 02 tháng

Bước 3: Thẩm định nội dung đơn đăng ký nhãn hiệu

Thời gian thẩm định nội dung của nhãn hiệu: 09-12 tháng

Bước 4: Thông báo dự định cấp/ từ chối cấp văn bằng

Kết thúc thời gian thẩm định nội dung, Cục Sở hữu trí tuệ ra thông báo dự định cấp hoặc từ chối cấp văn bằng bảo hộ nhãn hiệu và ghi rõ lý do.

Bước 5: Nộp lệ phí cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu

Sau khi có thông báo dự định cấp văn bằng, người nộp đơn nộp lệ phí cấp văn bằng nhãn hiệu.

Cục Sở hữu trí tuệ cấp và công bố Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu cho chủ sở hữu trong thời gian 01-02 tháng kể từ ngày nộp lệ phí cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu.

Chi phí đăng ký nhãn hiệu tại Hà Nam

Cách tính chi phí chi tiết đăng ký thương hiệu hơi phức tạp một chút vì có liên quan đến số lượng nhóm sản phẩm/dịch vụ yêu cầu bảo hộ. Tại đây chúng tôi sẽ liệt kê những trường hợp chung nhất để các bạn tiện xem xét:

 

STT Công việc Phí nhà nước Phí của Luật Hùng Sơn Ghi chú
1 Tra cứu sơ bộ Miễn phí
2 Tra cứu chuyên sâu Không cung cấp dịch vụ 700.000 01 nhãn hiệu/01 nhóm
3 Đăng ký nhãn hiệu 1.000.000 1.500.000 01 nhóm đầu tiên
730.000 570.000 01 nhóm tiếp theo
4 Phí cấp bằng 360.000 300.000 01 nhóm đầu tiên
100.000 Nhóm tiếp theo

Ví dụ: Để dễ hình dung, chúng ta cùng theo dõi ví dụ thực tế về các trường hợp đăng ký cho các nhóm như dưới đây:

Stt Công việc Phí (Đã bao gồm phí dịch vụ và lệ phí nhà nước) Quy trình thanh toán
01 nhóm 02 nhóm 03 nhóm
1 Tra cứu chuyên sâu 700.000 1.400.000 2.100.000 Trước khi tra cứu
2 Đăng ký nhãn hiệu 2.500.000 3.800.000 5.100.000 Sau khi tra cứu và trước khi nộp đơn
3 Phí cấp bằng 660.000 760.000 860.000 Khi Cục SHTT thông báo cấp bằng (khoảng 2 năm sau khi nộp đơn)
TỔNG PHÍ 3.860.000 5.960.000 8.060.000  

LƯU Ý: 

  • Các mức phí nêu trên đã bao gồm lệ phí nhà nước và phí dịch vụ nhưng chưa bao gồm 5% thuế GTGT.
  • Mức thuế GTGT áp dụng đối với Dịch Vụ Đăng ký nhãn hiệu, đăng ký bản quyền chỉ là 5%. Một số Công ty không có đầy đủ điều kiện hoạt động, kinh nghiệm chuyên môn sẽ không được phép xuất hóa đơn 5% mà chỉ xuất được hóa đơn cho một dịch vụ khác với mức VAT là 10%. Đây là một trong những cơ sở để Bạn xem xét năng lực của Công ty đó.

Luật Hùng Sơn – Địa chỉ tin cậy để đăng ký nhãn hiệu

Luật Hùng Sơn luôn mong muốn được cung cấp một dịch vụ đăng ký thương hiệu và ưu việt nhất cho quý khách hàng.

Để thuận tiện nhất đối với khách hàng, trong quá trình đôi bên hợp tác, chúng tôi sẽ cử nhân viên đến làm việc trực tiếp với khách hàng về việc giao nhận các tài liệu liên quan, sửa hồ sơ hay trả kết quả giấy chứng nhận đăng ký thương hiệu.

Khách hàng khi đến với Luật Hùng Sơn sẽ nhận thấy những ưu điểm nổi bật của chúng tôi:

– Đội ngũ Luật sư có chuyên môn giỏi, giàu kinh nghiệm

– Chi phí cho dịch vụ đăng ký thương hiệu rất hợp lý

– Chúng tôi luôn làm việc với tinh thần hết mình, nhiệt tình và tận tâm

– Các gói dịch vụ đa dạng cho khách hàng lựa chọn

– Nhiều chương trình khuyến mãi và có ưu đãi hấp dẫn dành cho khách hàng

– Hỗ trợ khách hàng mọi nơi, mọi lúc và nhanh nhất có thể

– Cung cấp các dịch vụ toàn diện về pháp luật nhất

Trên đây là tư vấn của Luật Hùng Sơn nếu quan tâm đến dịch vụ của chúng tôi vui lòng liên hệ Luật Hùng Sơn qua số 1900 6518 hoặc 0969 329 922 để được hỗ trợ kịp thời.

Vui lòng đánh giá!
Luật sư Luyện Ngọc Hùng
Latest posts by Luật sư Luyện Ngọc Hùng (see all)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *


Tin mới

Các tin khác

Video tư vấn pháp luật

To-top
Developed by Luathungson.vn
Facebook Messenger
Chat qua Zalo
Tổng đài 19006518
Developed by Luathungson.vn