logo

Tìm hiểu quyền nhãn hiệu là gì?

Tình trạng sao chép, bắt chước logo, nhãn hiệu của người khác đang diễn ra phổ biến. Để ngăn chặn tình trạng này, người nộp đơn cần phải hiểu rõ và áp dụng quyền trong đăng ký nhãn hiệu. Vậy Quyền nhãn hiệu là gì? Cùng Luật Hùng Sơn tìm hiểu qua bài viết

Quảng cáo

Quyền đăng ký nhãn hiệu là gì

Quyền đăng ký nhãn hiệu là quyền của tổ chức, cá nhân có nhu cầu đăng ký nhãn hiệu dùng cho hàng hóa do mình sản xuất hoặc dịch vụ do mình cung cấp.

Quyền ưu tiên trong đăng ký nhãn hiệu

Luật Sở hữu trí tuệ không quy định khái niệm quyền ưu tiên. Tuy nhiên dựa trên Điều 90 và 91 Luật Sở hữu trí tuệ, quyền ưu tiên đối với nhãn hiệu được hiểu là đơn đăng ký nhãn hiệu được áp dụng các nguyên tắc ưu tiên theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ để cấp văn bằng bảo hộ.

Các nguyên tắc để được hưởng quyền ưu tiên bao gồm:

(1) – Nguyên tắc nộp đơn đầu tiên.

Theo Điều 90 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 được sửa đổi, bổ sung 2009, nguyên tắc này được hướng dẫn như sau:

– Trường hợp áp dụng:

  • Có nhiều đơn của nhiều người khác nhau đăng ký các nhãn hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn dùng cho sản phẩm, dịch vụ trùng hoặc tương tự với nhau cùng xin cấp văn bằng bảo hộ.
  • Có nhiều đơn của cùng một người đăng ký các nhãn hiệu trùng dùng cho các sản phẩm, dịch vụ trùng nhau cùng xin cấp văn bằng bảo hộ.

Lúc này văn bằng bảo hộ chỉ được cấp cho nhãn hiệu trong đơn hợp lệ có ngày ưu tiên hoặc ngày nộp đơn sớm nhất trong số những đơn đáp ứng đủ điều kiện để được cấp văn bằng bảo hộ.

(2) – Nguyên tắc ưu tiên.

Nguyên tắc ưu tiên được được áp dụng cho các trường hợp sản phẩm, dịch vụ đăng ký nhãn hiệu có xuất xứ từ các quốc gia khác mà cùng tham gia vào các Điều ước quốc tế về sở hữu trí tuệ.

Quảng cáo

Đối với Việt Nam, nguyên tắc ưu tiên được áp dụng theo Công ước Paris về bảo hộ sở hữu công nghiệp và một số Điều ước quốc tế khác.

Căn cứ khoản 1 Điều 91 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 và khoản 1 Điều 10 Nghị định 103/2006/NĐ-CP, người nộp đơn đăng ký nhãn hiệu có quyền yêu cầu hưởng quyền ưu tiên trên cơ sở đơn đầu tiên đăng ký bảo hộ nếu đáp ứng các điều kiện sau đây:

Các Điều ước quốc tế Tiêu chí Nội dung
Công ước Paris Về chủ thể Người nộp đơn là một trong những đối tượng sau:

– Công dân Việt Nam;

– Công dân là của nước là thành viên của Công ước Paris;

– Công dân của nước có cơ sở, sản xuất kinh doanh tại Việt Nam;

– Công dân có cơ sở, sản xuất kinh doanh tại nước là thành viên của Công ước Paris.

Về đơn đăng ký nhãn hiệu – Đơn đầu tiên đã được nộp tại Việt Nam hoặc tại nước thành viên của Công ước Paris;

– Đơn có chứa phần tương ứng với yêu cầu hưởng quyền ưu tiên của đơn đăng ký nhãn hiệu;

– Đơn đăng ký nhãn hiệu được nộp trong vòng 06 tháng kể từ ngày nộp đơn đầu tiên;

– Có nêu rõ yêu cầu hưởng quyền ưu tiên;

– Có nộp bản sao đơn đầu tiên trong đó có xác nhận của cơ quan nhận đơn đầu tiên.

Về lệ phí Nộp đủ lệ phí yêu cầu.
Ví dụ: Công ty A đã đăng ký bảo hộ nhãn hiệu cho sản phẩm “nước giải khát” tại Nhật Bản. Công ty muốn mở rộng thị trường kinh doanh bằng cách đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tại Việt Nam.

Khi nộp đơn tại Việt Nam, công ty A đăng ký hưởng quyền ưu tiên, hồ sơ đăng ký hợp lệ và đáp ứng các điều kiện trên thì đương nhiên được hưởng quyền ưu tiên để cấp văn bằng bảo hộ. Ngày ưu tiên sẽ được tính là ngày nộp đơn đầu tiên tại Nhật Bản.

Điều ước quốc tế khác Đáp ứng các điều kiện về quyền ưu tiên quy định trong điều ước đó.

 

Quyền của chủ sở hữu nhãn hiệu là gì

Quyển của chủ sở hữu nhãn hiệu bao gồm: (i) quyền chuyển giao quyền sử dụng nhãn hiệu (ii) quyền chuyển nhượng nhãn hiệu (iii) quyền li – xăng nhãn hiệu (iv) quyền yêu cầu chủ thể có hành vi xâm phạm quyền nhãn hiệu của mình chấm dứt hành vi xâm phạm (v) quyền yêu cầu xử lý xâm phạm nhãn hiệu (vi) quyền yêu cầu đòi bồi thường thiệt hai liên quan đến xâm phạm nhãn hiệu.

Nghĩa vụ của chủ sở hữu nhãn hiệu là gì

uy định pháp luật về nghĩa vụ sử dụng nhãn hiệu của chủ sở hữu

“Chủ sở hữu nhãn hiệu có nghĩa vụ sử dụng liên tục nhãn hiệu. Việc sử dụng nhãn hiệu bởi bên nhận chuyển quyền theo hợp đồng sử dụng nhãn hiệu cũng được coi là hành vi sử dụng nhãn hiệu của chủ sở hữu nhãn hiệu. Trong trường hợp nhãn hiệu không được sử dụng liên tục từ năm năm trở lên thì Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu đó bị chấm dứt hiệu lực theo quy định”. (Điều 136 Luật Sở hữu trí tuệ).

 Việc sử dụng nhãn hiệu được thể hiện bởi việc thực hiện các hành vi cụ thể như sau

  • Gắn nhãn hiệu được bảo hộ lên hàng hoá, bao bì hàng hoá, phương tiện kinh doanh, phương tiện dịch vụ, giấy tờ giao dịch trong hoạt động kinh doanh;
  • Lưu thông, chào bán, quảng cáo để bán, tàng trữ để bán hàng hoá mang nhãn hiệu được bảo hộ;
  • Nhập khẩu hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu được bảo hộ.
  • Sử dụng nhãn hiệu bởi bên nhận chuyển quyền theo hợp đồng sử dụng nhãn hiệu.
  • Thông thường, hiệu lực của giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu có hiệu lực 10 năm kể từ ngày nộp đơn (có thể gia hạn) nhưng quyền đối với nhãn hiệu không phải lúc nào cũng được duy trì đối với chủ sở hữu suốt thời gian đó. Chủ sở hữu nhãn hiệu phải thực hiện nghĩa vụ của mình về việc sử dụng nhãn hiệu để tránh nhãn hiệu bị chấm dứt hiệu lực trước thời hạn.

Hành vi xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu

Pháp luật Sở hữu trí tuệ quy định rất rõ về hành vi xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu, nếu phát hiện hành vi vi phạm chủ sở hữu có quyền yêu cầu người vi phạm chấm dứt hành vi sử dụng hoặc cơ quan nhà nước xử lý đối với hành vi xâm phạm hoặc yêu cầu bồi thường xảy ra đối với các hành vi xâm phạm này.

Các trường hợp bị coi là xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu khi không được chủ sở hữu đồng ý có thể kể đến là:

  •       Sử dụng dấu hiệu trùng với nhãn hiệu đã đăng ký trước đó (áp dụng với cùng nhóm sản phẩm/dịch vụ);
  •       Sử dụng dấu hiệu trùng hoặc tương tự có khả năng gây nhầm lẫn về nguồn gốc hàng hoá, dịch vụ;
  •       Sử dụng dấu hiệu trùng, tương tự với nhãn hiệu nổi tiếng, hoặc dưới dạng dịch nghĩa, phiên âm cho hàng hoá bất kỳ, nếu việc sử dụng có khả năng gây nhầm lẫn về nguồn gốc hàng hoá, hoặc gây ấn tượng sai lệch về mối quan hệ giữa người sử dụng với chủ sở hữu nhãn hiệu nổi tiếng.
  •       Sử dụng tên thương mại gây nhầm lẫn, tương tự đối với nhãn hiệu đã được cấp văn bằng bảo hộ.

Trên đây là một số thông tin về Quyền nhãn hiệu, cần tư vấn chi tiết các vấn đề pháp lý, quý khách liên hệ hotline 19006518 hoặc 0975543766 để được hỗ trợ kịp thời.

Vui lòng đánh giá!
Luật sư Luyện Ngọc Hùng

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *


Tin mới

Các tin khác

Video tư vấn pháp luật

To-top
Developed by Luathungson.vn
Facebook Messenger
Chat qua Zalo
Tổng đài 19006518
Developed by Luathungson.vn