Giám hộ và thủ tục đăng ký giám hộ theo quy định của pháp luật

Để bảo vệ những đối tượng yếu thế, quy định về giám hộ ra đời và phát huy vai trò trong việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho một số đối tượng yếu thế như người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức và làm chủ hành vi. Tuy nhiên việc giám hộ không đương nhiên được thiết lập mà cần phải đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Vậy pháp luật quy định như thế nào về giám hộ và thủ tục đăng ký giám hộ được thực hiện như thế nào? Dưới đây là bài viết của Luật Hùng Sơn hướng dẫn về giám hộ và thủ tục đăng ký giám hộ.

Quảng cáo

1. Giám hộ là gì?

Khoản 1 Điều 46 Bộ Luật Dân sự 2015 quy định về giám hộ như sau:

“1. Giám hộ là việc cá nhân, pháp nhân được luật quy định, được Ủy ban nhân dân cấp xã cử, được Tòa án chỉ định hoặc được quy định tại khoản 2 Điều 48 của Bộ luật này (sau đây gọi chung là người giám hộ) để thực hiện việc chăm sóc, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi (sau đây gọi chung là người được giám hộ)”.

Theo đó, giám hộ là việc cá nhận, pháp nhân được phân công thực hiện việc chăm sóc, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi. Như vậy, các đối tượng được giám hộ là những người không thể tự mình chăm sóc, thực thi quyền lợi của bản thân. Do đó để thực hiện các quyền năng này pháp luật trao cho cho các chủ thể phù hợp thực hiện.

Hiện nay, theo quy định của Bộ Luật Dân sự 2015, người giám hộ bao gồm: 

Giám hộ đương nhiên

Người giám hộ đương nhiên của người chưa thành niên;

Người giám hộ đương nhiên của người mất năng lực hành vi dân sự

Giám hộ được cử, chỉ định trong các trường hợp sau:

Khi có tranh chấp giữa những người giám hộ (Điều 52 và Điều 53);

Khi có trnh chấp về việc cử người giám hộ (Điều 54);

Khi Tòa án ra quyết định tuyên bộ một người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi.

2. Thủ tục đăng ký giám hộ

Được quy định cụ thể trong Luật Hộ tịch năm 2014; Nghị định 123/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật Hộ tịch. Theo đó:

a) Đăng ký giám hộ ở đâu?

Việc đăng ký giám hộ được thực hiện tại Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi cư trú cỉa người được giám hộ hoặc người giám hộ.

thủ tục đăng ký giám hộ

b) Thủ tục đăng ký giám hộ diễn ra như thế nào?

Điều 20 của Luật Hộ tịch 2014 quy định:

“1. Người yêu cầu đăng ký giám hộ nộp tờ khai đăng ký giám hộ theo mẫu quy định và văn bản cử người giám hộ theo quy định của Bộ luật dân sự cho cơ quan đăng ký hộ tịch.

2. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ giấy tờ theo quy định tại khoản 1 Điều này, nếu thấy đủ điều kiện theo quy định pháp luật thì công chức tư pháp – hộ tịch ghi vào Sổ hộ tịch và cùng người đi đăng ký giám hộ ký vào Sổ hộ tịch, báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã cấp trích lục cho người yêu cầu.”

Điều 21 của Luật Hộ tịch quy định:

“1. Người yêu cầu đăng ký giám hộ nộp tờ khai đăng ký giám hộ theo mẫu quy định và giấy tờ chứng minh điều kiện giám hộ đương nhiên theo quy định của Bộ luật dân sự cho cơ quan đăng ký hộ tịch. Trường hợp có nhiều người cùng đủ điều kiện làm giám hộ đương nhiên thì nộp thêm văn bản thỏa thuận về việc cử một người làm giám hộ đương nhiên.

2. Trình tự đăng ký giám hộ đương nhiên được thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 20 của Luật này”

Đối chiếu với quy định trên, thủ tục đăng ký giám hộ có thể được chia làm 3 giai đoạn:

Giai đoạn 1: Chuẩn bị hồ sơ

Để đăng ký giám hộ, người đăng ký cần chuẩn bị 01 Bộ hồ sơ:

– Tờ khai đăng ký giám hộ;

– Văn bản cử người giám hộ hoặc

– Giấy tờ chứng minh điều kiện giám hộ đương nhiên. Nếu có nhiều người giám hộ đương nhiên thì phải lập văn bản thỏa thuận cử một người làm giám hộ đương nhiên và nộp kèm hồ sơ;

Quảng cáo

– Văn bản ủy quyền trong trường hợp ủy quyền đăng ký giám hộ;

Ngoài ra, khi đăng ký giám hộ, người yêu cầu đăng ký giám hộ cần xuất trình những giấy tờ sau:

– Giấy tờ chứng thực cá nhân của người có yêu cầu đăng ký giám hộ;

– Giấy tờ chứng minh nơi cư trú để xác định thẩm quyền đăng ký giám hộ.

Giai đoạn 2: Nộp hồ sơ

Hồ sơ được nộp và thực hiện miễn phí tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của người được giám hộ hoặc người giám hộ thực hiện đăng ký giám hộ.

Giai đoạn 3: Kết quả xử lý hồ sơ đăng ký giám hộ

– Thời hạn: 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ.

– Nếu yêu cầu và hồ sơ đăng ký giám hộ đủ điều kiện thì công chức tư pháp – hộ tịch báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã;

– Trường hợp Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã đồng ý giải quyết thì công chức tư pháp – hộ tịch ghi vào Sổ đăng ký giám hộ, cùng người đi đăng ký giám hộ ký vào Sổ.

– Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã cấp Trích lục đăng ký giám hộ cho người yêu cầu.

Trên đây là bài viết về thủ tục đăng ký giám hộ theo quy định pháp luật Việt Nam. Nếu cần tư vấn và hỗ trợ, vui lòng liên hệ tới Tổng đài tư vấn pháp luật 1900.6518 để được lắng nghe và giải đáp.

>>> Làm thế nào để chuyển giao người giám hộ?

Vui lòng đánh giá!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *


Tin mới

Các tin khác

Video tư vấn pháp luật

To-top
Developed by Luathungson.vn
Facebook Messenger
Chat qua Zalo
Tổng đài 19006518
Developed by Luathungson.vn