Thời hạn tạm giữ xe được quy định tối đa là bao lâu?

Trong quá trình điều khiển các phương tiện giao thông trên đường bộ thì không thể tránh khỏi những vi phạm về giao thông. Đôi khi cũng do sự chủ quan và thiếu ý thức từ những người điều khiển phương tiện giao thông, đôi khi cũng là do những yếu tố khách quan tác động. Một trong những hình thức xử phạt là tạm giữ xe của người vi phạm. Vậy thì thời hạn tạm giữ xe được quy định là bao lâu và bị tạm giữ xe khi nào? Để tư vấn cho mọi người được hiểu hơn về vấn đề này, Luật Hùng Sơn sẽ hỗ trợ giải đáp thông qua những tình huống cụ thể sau.

Quảng cáo

1. Thời hạn tạm giữ xe tối đa là bao lâu?

Bạn đọc đặt câu hỏi:

Xin chào Luật sư, tôi có một chuyện thắc mắc và cần được Luật sư tư vấn giúp cho tôi như sau: Tôi đang chạy trên đường thì bị cảnh sát giao thông tuýt còi vào và kiểm tra giấy tờ, nhưng lúc ấy tôi lại quên đem theo. Và được cảnh sát giao thông yêu cầu nộp phạt tiền tại chỗ nhưng vì tôi cũng không đem theo tiền nhiều nên xe của tôi đã bị tạm giữ. Vậy Luật sư cho tôi hỏi là tôi có thể nào đóng tiền và lấy lại xe trước thời hạn tạm giữ xe được ấn định trên biên bản hay không? Tôi xin chân thành cảm ơn.

Các quy định pháp luật cụ thể.

Căn cứ theo Điều 125 của Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 có quy định chi tiết về việc tạm giữ phương tiện, tang vật, giấy phép và chứng chỉ hành nghề theo thủ tục hành chính như sau:

– Việc tạm giữ phương tiện, tang vật, giấy phép và chứng chỉ hành nghề theo thủ tục hành chính chỉ được áp dụng trong các trường hợp thật cần thiết được quy định sau đây:

  • Cần để xác minh về tình tiết mà nếu như không tạm giữ thì sẽ không có cawnn cứ để ra quyết định xử phạt. Trong trường hợp tạm giữ để định giá về tang vật vi phạm hành chính làm căn cứ để xác định khung tiền phạt thì phải áp dụng theo quy định của Khoản 3 Điều 60 của Luật Xử lý vi phạm hành chính.
  • Cần để ngăn chặn ngay hành vi vi phạm hành chính mà nếu như không tiến hành tạm giữ thì sẽ gây ra hậu quả nghiêm trọng cho xã hội.
  • Cần để đảm bảo cho việc thi hành quyết định xử phạt, trong trường hợp mà chỉ áp dụng hình thức phạt tiền đối với tổ chức, cá nhân vi phạm hành chính.

Căn cứ theo Khoản 8 Điều 5 của Luật Xử lý vi phạm hành chính cũng có quy định cụ thể về thời hạn tạm giữ xe như sau:

– Thời hạn để tạm giữ tang vật, hoặc phương tiện vi phạm hành chính, giấy phép, các chứng chỉ hành nghề là 7 ngày kể từ ngày mà bị tạm giữ.

– Tuy nhiên thì thời hạn trên có thể được kéo dài trong trường hợp mà có những vụ việc có tình tiết phức tạp, cần thời gian để xác minh nhưng tối đa sẽ không được quá 30 ngày kể từ ngày mà tạm giữ tang vật, phương tiện, chứng chỉ hành nghề, giấy phép.

– Và thời hạn để tạm giữ phương tiện được tính kể từ thời điểm mà phương tiện ấy đã bị tạm giữ trên thực tế.

Luật sư giải đáp thắc mắc:

Như vậy, thời hạn để tạm giữ phương tiện của người vi phạm, cụ thể của bạn đọc là chiếc xe do không mang theo các giấy tờ liên quan đến việc điều khiển phương tiện giao thông đường bộ cụ thể là 7 ngày nếu như không có tình tiết phức tạp khác.

Và bạn cần căn cứ theo đúng thời hạn đã được ấn định cụ thể trên biên bản là 7 ngày kể từ ngày xe bạn bị tạm giữ. Nếu như bạn nhận nhận thấy việc hẹn ngày không đúng với quy định là 7 ngày thì có thể làm thủ tục để khiếu nại quyết định hành chính ấy ở tại Tòa án.

thời hạn tạm giữ xe

2. Có phải trả thêm phí khi đến đã đủ thời hạn tạm giữ xe không?

Bạn đọc đặt câu hỏi:

Xin chào Luật sư, tôi có một vấn đề thắc mắc cần được Luật sư hỗ trợ giúp cho tôi như sau: Tôi bị vi phạm giao thông đường bộ và bị tạm giữ xe, do lúc đó tôi cũng không có đủ tiền để nộp phạt tại chỗ. Vậy Luật sư cho tôi hỏi là liệu đến hạn lấy xe lại và đóng tiền phạt thì tôi có cần phải nộp thêm một khoản phí tạm giữ nào hay không? Tôi xin chân thành cảm ơn.

Các quy định pháp luật cụ thể:

Căn cứ theo Khoản 7 Điều 126 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 có quy định về mức phí tạm giữ xe như sau:

– Người mà có tang vật hoặc phương tiện vi phạm hành chính khi bị tạm giữ phải chi trả các loại phí lưu kho, phí bảo quản tang vật, phí bến bãi, phí bảo quản phương tiện và những khoản chi phí khác trong thời gian mà tang vật hoặc phương tiện ấy bị tạm giữ.

– Và sẽ không phải thu phí lưu kho, phí để bảo quản tang vật và phương tiện, phí bến bãi trong thời gian mà tang vật hoặc phương tiện vi phạm hành chính ấy bị tạm giữ nếu như chủ của phương tiện, tang vật ấy không hề có lỗi trong việc vi phạm hành chính hoặc là bị áp dụng biện pháp tịch thu đối với phương tiện, tang vật.

Căn cứ theo Quyết định số 44/2017/QĐ-UBND quy định về việc thu phí trông giữ phương tiện vi phạm ở trên địa bàn của thành phố Hà Nội như sau:

– Đối với xe máy hoặc xe lam: mức thu là 8.000 đồng/xe/ngày đêm.

– Đối với xe đạp, xe máy điện, xe đạp điện, xe xích lô: mức thu là 5.000 đồng/xe/ngày đêm.

– Đối với xe có đến 9 chỗ ngồi và xe tải từ tấn trở xuống: mức thu là 70.000 đồng/xe/ngày đêm.

– Đối với xe có từ 10 ghế ngồi trở lên và xe tải trên 2 tấn: mức thu là 90.000 đồng/xe/ngày đêm.

Căn cứ theo Quyết định số 35/2018/QĐ-UBND quy định về việc thu phí trông giữ phương tiện vi phạm ở trên địa bàn của TP. HCM như sau:

– Đối với xe đạp (có bao gồm cả xe đạp điện):

  • Ngày: mức giá tối đa là 2.000 đồng/xe/lượt.
  • Đêm: mức giá tối đa là 4.000 đồng/xe/lượt.
  • Đơn giá được tính theo tháng: mức giá tối đa là 100.000 đồng/xe/tháng.

– Đối với xe máy (có bao gồm cả xe máy điện):

Nhóm 1: những địa điểm trông giữ xe là bến xe; trường hoc; bệnh viện; những địa điểm vui chơi và sinh hoạt công cộng; trung tâm sinh hoạt thanh thiếu niên; các công viên được quản lý bởi các cơ quan quản lý nhà nước khác, những tổ chức chính trị – xã hội của thành phố và quận. huyện quản lý và khai thác.

+ Ngày: mức giá tối đa là 4.000 đồng/xe/lượt.

+ Đêm: mức giá tối đa là 6.000 đồng/xe/lượt.

+ Đơn giá được tính theo tháng: 210.000 đồng/xe/tháng.

Nhóm 2: những địa điểm trông giữ xe vi phạm không thuộc những địa thuộc nhóm 1 trên.

+ Ngày: mức giá tối đa là 6.000 đồng/xe/4 giờ/lượt.

+ Đêm: mức giá tối đa là 9.000 đồng/xe/4 giờ/lượt.

Quảng cáo

+ Đơn giá được tính theo tháng: 310.000 đồng/xe/tháng.

– Đối với xe ô tô trên 9 chỗ và xe tải có khối lượng chuyên chở trên 1,5 tấn:

Đơn giá được tính theo lượt: mức giá tối đa là 100.000 đồng/xe/4 giờ/lượt.

Đơn giá được tính theo tháng: mức giá tối đa là 5.000.000 đồng/xe/tháng.

– Đối với xe ô tô trên 9 chỗ và xe tải có khối lượng chuyên chở từ 1,5 tấn trở xuống được trông giữ ở tại Quận 1, Quận 3, Quận 5 và ở các quận huyện còn lại:

Giá được tính ở tại Quận 1, Quận 3, Quận 5:

+ 02 giờ đầu: mức giá tối đa là 35.000 đồng/xe/2 giờ/lượt.

+ Trong các giờ tiếp theo: mức giá tối đa là 20.000 đồng/xe/1 giờ/lượt.

+ Đơn giá được tính theo tháng: mức giá tối đa là 5.000.000 đồng/xe/tháng.

Giá được tính ở tại các quận huyện còn lại trong TP. HCM:

+ Đơn giá được tính theo lượt: 35.000 đồng/xe/4 giờ/lượt.

+ Đơn giá được tính theo tháng: 2.000.000 đồng/xe/tháng.

 

Luật sư giải đáp thắc mắc:

 

Nếu như bạn đọc bị tạm giữ xe thì vẫn phải chi trả các chi phí phù hợp được liệt kê phía trên và được gọi chung là phí trông giữ xe.

Mỗi một nơi khác nhau (tỉnh, thành khác nhau) sẽ có quy đinh riêng về mức phí trông giữ xe khác nhau. Trên đây là những mức chi phí trông giữ xe được quy định đối với các trường hợp trông giữ xe ở trên địa bàn của Hà Nội và TP. HCM. Bạn đọc có thể tham khảo và xem qua nếu như bạn bị tạm giữ xe ở tại một trong hai nơi trên.

3. Thủ tục để lấy lại xe khi bị tạm giữ là thế nào?

 

Bạn đọc đặt câu hỏi:

 

Xin chào Luật sư, tôi có một vấn đề thắc mắc cần được Luật sư tư vấn giúp cho tôi như sau: Tuần trước tôi bị tạm giữ xe do vi phạm hành chính khi điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ. Tôi muốn hỏi Luật sư là làm sao có thể xác định được cảnh sát giao thông tạm giữ xe của tôi là hợp pháp theo quy định và làm thế nào để tôi có thể lấy lại được xe khi bị tạm giữ ở tại cơ quan thẩm quyền? Tôi xin chân thành cảm ơn.

 

Các quy định pháp luật cụ thể:

 

Căn cứ theo Khoản 11 Điều 14 của Thông tư số 65/2012/TT-BCA có quy định về thẩm quyền của cảnh sát giao thông làm nhiệm vụ tuần tra như sau:

– Trực tiếp phát hiện hoặc là thông qua phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ phát hiện hoặc là ghi nhận các hành vi vi phạm pháp luật về giao thông đường bộ.

– Thực hiện kế hoạch hoặc mệnh lệnh tổng kiểm soát của Cục trưởng Cục cảnh sát giao thông đường bộ – đường sắt hoặc là giám đốc công an cấp tỉnh trở lên.

– Thực hiện kế hoạch hoặc phương án công tác của trưởng phòng Hướng dẫn và Tổ chức tuần tra, kiểm soát giao thông thuộc về Cục Cảnh sát giao thông đường bộ – đường sắt, trưởng phòng Cảnh sát giao thông hoặc là trưởng công an cấp huyện trở lên về việc kiểm soát và xử lý vi phạm pháp luật về giao thông đường bộ theo chuyên đề.

– Có được văn bản của phó thủ trưởng, thủ trưởng cơ quan điều tra từ cấp huyện trở lên; có được văn bản đề nghị của cơ quan chức năng liên quan đến vấn đề dừng phương tiện để kiểm soát phục vụ cho công tác đảm bảo an ninh và trậ tự.

– Có tin báo của cá nhân, tổ chức, cơ quan về hành vi vi phạm pháp luật của người và phương tiện tham gia giao thông.

Căn cứ theo Điều 9 của Thông tư số 47/TT-BCA quy định về trình tự, thủ tục để trả lại tang vật và phương tiện bị tạm giữ như sau:

– Việc trả lại phương tiện và tang vật bị tạm giữ phải có được quyết định trả lại bằng văn bản của người có thẩm quyền đã ra quyết định tạm giữ.

– Khi trả lại phương tiện và tang vật bị tạm giữ thì người mà được giao nhiệm vụ quản lý và bảo quản phương tiện, tang vật phải tiến hành thực hiện các thủ tục như sau:

  • Kiểm tra lại quyết định trả lại; kiểm tra lại Chứng minh thư nhân dân và những loại giấy tờ khác có liên quan đến người nhận phương tiện vi phạm. Khi đến nhận phương tiện và tang vật thì người đến nhận phải là người vi phạm bị giữ phương tiện và tang vật bị tạm giữ hoặc là đại diện cho tổ chức vi phạm hành chính đã ghi lại trong quyết định tạm giữ phương tiện, tang vật vi phạm hành chính ấy. Nếu như những người được quy định như trên có ủy quyền lại cho người nào khác đến nhận lại phương tiện và tang vật thì sẽ phải lập thành văn bản ủy quyền theo quy định.
  • Phải yêu cầu người đến nhận lại phương tiện và tang vật đối chiếu trên biên bản tạm giữ để kiểm tra chắc chắn lại về số lượng, tên, chủng loại, đặc điểm, nhãn hiệu, số hiệu, xuất xứ, ký hiệu, năm sản xuất, số máy, dung tích, số khung, tình trạng của phương tiện và tang vật đã bị tạm giữ dưới sự chứng kiến của các cán bộ quản lý.
  • Tiến hành lập biên bản để trả lại phương tiện và tang vật bị tạm giữ.

 

Luật sư giải đáp:

 

Căn cứ theo các quy định pháp luật như trên thì bạn đọc có thể xem xét cụ thể rõ hơn về thẩm quyền của cảnh sát giao thông đã lập biên bản về việc vi phạm của bạn khi tham gia giao thông đường bộ.

Ngoài ra trên đây còn có trình tự và thủ tục để người có thẩm quyền trả lại xe đã tạm giữ cho bạn.

Trên đây là các quy định của pháp luật để giải đáp chi tiết và rõ ràng hơn về thời hạn tạm giữ xe để cho bạn đọc được hiểu hơn. Nếu như có thắc mắc về vấn đề này nữa hoặc là các vấn đề pháp lý khác thì bạn đọc hãy liên hệ ngay với Luật Hùng Sơn để chúng tôi có thể hỗ trợ tư vấn và giải đáp chi tiết các quy định pháp luật.

>>> Bị công an tịch thu bằng lái xe thì có thể thi lại hoặc xin cấp lại được không?

Vui lòng đánh giá!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *


Tin mới

Các tin khác

Video tư vấn pháp luật

To-top
Developed by Luathungson.vn
Facebook Messenger
Chat qua Zalo
Tổng đài 19006518
Developed by Luathungson.vn