Ngày nay, đối với pháp luật thì lĩnh vực dân sự là một trong những lĩnh vực nảy sinh nhiều vấn đề và được nhiều người quan tâm. Trong đó, hợp đồng chính là một trong những vấn đề cốt yếu mà chúng ta cần nắm rõ để có thể thực hiện đúng theo quy định. Và hợp đồng trao đổi tài sản là một trong những loại hợp đồng quan trọng. Vậy nên Luật Hùng Sơn sẽ hướng dẫn cho mọi người thông tin cơ bản của pháp luật quy định về loại hợp đồng quan trọng này.
1. Hợp đồng trao đổi tài sản là gì?
Căn cứ theo Khoản 1 Điều 455 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định thì hợp đồng này chính là sự thỏa thuận giữa các bên, các bên sẽ giao tài sản và chuyển quyền sở hữu tài sản cho nhau.
Tài sản được đem đi trao đổi phải thuộc về quyền sở hữu tài sản của mỗi bên, bên này sẽ định đoạt tài sản của mình đồng thời cũng sẽ làm phát sinh quyền sở hữu tài sản của bên kia đối với tài sản các bên đã định đoạt.
Trong trường hợp một bên trao đổi với bên kia tài sản không thuộc quyền sở hữu của mình hoặc là không được chủ sở hữu tài sản ấy ủy quyền thì bên kia sẽ có quyền được hủy bỏ hợp đồng và yêu cầu bên này bồi thường thiệt hại.
Thực chất, cũng có thể xem đây là hai hợp đồng mua bán tài sản nhưng việc thanh toán đối với tài sản không bằng tiền mà được thanh toán bằng hiện vật.
Vì vậy, khi có sự tranh chấp xảy ra trong loại hợp đồng này thì ngoài việc áp dụng các quy định của hợp đồng trao đổi thì còn có thể áp dụng thêm quy định về hợp đồng mua bán tài sản, theo Khoản 4 Điều 455 Bộ luật Dân sự năm 2015.
2. Đặc điểm của hợp đồng trao đổi tài sản
Thứ nhất, đây là hợp đồng có đền bù:
– Các vật được đem trao đổi trong loại hợp đồng này đều là lợi ích mà các bên trong hợp đồng hướng tới. Nếu như thực hiện trao đổi không đúng đối tượng thì sẽ gây ra thiệt hại cho bên kia. Và một khi các bên đã nhận được đủ tài sản được trao đổi thì ợp đồng này sẽ chấm dứt.
– Đây còn được xem là hợp đồng mua bán đặc biệt. Bản chất của loại hợp đồng này chính là tính ngang giá. Tuy nhiên, các bên cũng có thể trao đổi vataj khác có giá trị và có tính đền bù sự chênh lệch.
Thứ hai, đây là hợp đồng song vụ:
– Khi thực hiện giao kết hợp đồng thì sẽ phát sinh các quyền và nghĩa vụ của bên này đối với bên kia.
– Các bên có quyền được yêu cầu bên kia thực hiện chuyển vật và làm thủ tục để chuyển quyền sở hữu nếu như tài sản ấy cần phải đăng ký quyền sở hữu.
– Các bên đều phải có nghĩa vụ chuyển vật cho nhau.
– Nếu có sự chênh lệch về giá trị thì bên mà có tài sản với giá trị lớn hơn sẽ có quyền yêu cầu bên có tài sản với giá trị nhỏ hơn thanh toán thêm.
3. Đối tượng, hình thức của hợp đồng trao đổi tài sản
Đối tượng của loại hợp đồng này sẽ phụ thuộc vào sự thỏa thuận giữa các bên: vật cùng loại hoặc vật không cùng loại. Thực tế, với hợp đồng này thì đối tượng sẽ thường là bất động sản hoặc động sản, thường sẽ trao đổi vật cùng cùng loại.
Về hình thức: Căn cứ theo Khoản 2 Điều 455 Bộ luật Dân sự năm 2015 thì hợp đồng này phải được lập thành văn bản và có công chứng, chứng thực hoặc đăng ký nếu như pháp luật có quy định. Tuy nhiên, tùy thuộc vào đối tượng của hợp đồng là gì mà hình thức của hợp đồng có thể bằng văn bản, bằng miệng hoặc là bằng văn bản có công chứng, chứng thực.
4. Quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng trao đổi tài sản
Quyền của các bên trong hợp đồng:
– Quyền sở hữu của các bên sẽ được phát sinh đối với tài sản (nếu đối tượng của hợp đồng này là bất động sản, hay tài sản phải đăng ký quyền sở hữu) kể từ thời điểm đăng ký quyền sở hữu đối với tài sản ở tại Cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
– Thời điểm được xác lập quyền sở hữu chính là thời điểm chấm dứt hợp đồng.
– Khi có sự tranh chấp xảy ra trong loại hợp đồng này thì ngoài việc áp dụng các quy định của hợp đồng trao đổi thì còn có thể áp dụng thêm quy định về hợp đồng mua bán tài sản, theo Khoản 4 Điều 455 Bộ luật Dân sự năm 2015.
Nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng:
– Các bên cùng có nghĩa vụ đảm bảo được chất lượng tài sản của mình phải đúng như thỏa thuận trước đó. Và cũng phải đảm bảo được quyền sở hữu về tài sản của mình cho bên kia.
– Trong trường hợp mà tài sản được trao đổi cho nhau có sự chênh lệch về giá trị thì phải thực hiện thanh toán phần giá trị bị chênh lệch ấy, trừ trường hợp có sự thỏa thuận hoặc là pháp luật có quy định khác về vấn đề này.
Trên đây là những nội dung cơ bản của các quy định pháp luật về hợp đồng trao đổi tài sản. Bạn đọc có thể liên hệ với Công ty Luật Hùng Sơn nếu như cảm thấy vướng mắc về vấn pháp lý, chúng tôi sẽ hỗ trợ tư vấn chi tiết cho bạn các quy định của pháp luật mới nhất.