Thành lập doanh nghiệp tại Bắc Ninh có vốn đầu tư nước ngoài

  • Ls. Nguyễn Minh Hải |
  • 23-07-2019 |
  • Doanh nghiệp , |
  • 1035 Lượt xem

Hiện nay trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh đã có rất nhiều các nhà đầu tư nước ngoài hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh, thương mại, dịch vụ và các trụ sở khi thành lập doanh nghiệp thường được đặt tại các khu dân cư. Đối với các hoạt động sản xuất thì doanh nghiệp bắt buộc phải đăng ký địa điểm thực hiện dự án tại các khu công nghiệp. Các nhà đầu tư nước ngoài lựa chọn tỉnh Bắc Ninh để thành lập công ty bởi ưu điểm : tận dụng nguồn nhân lực dồi dào, vị trí địa lý thuận lợi để di chuyển hàng đến các cửa khẩu và hải cảng…Bài viết này Luật Hùng Sơn sẽ hướng dẫn chi tiết thủ tục thành lập doanh nghiệp tại Bắc Ninh có vốn đầu tư nước ngoài.

Quảng cáo

Thủ tục thành lập doanh nghiệp tại Bắc Ninh có vốn đầu tư nước ngoài có nhà đầu tư góp vốn từ đầu

Đối với công ty có từ 1% đến 100% vốn do nhà đầu tư nước ngoài góp ngay từ khi thành lập doanh nghiệp bắt buộc phải xin giấy chứng nhận đầu tư trước khi tiến hành đăng ký thành lập doanh nghiệp;

Quy trình thực hiện :

Bước 1 : Cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư

  • Nhà đầu tư cần kê khai trực tuyến các thông tin về dự án đầu tư trên hệ thống thông tin quốc gia về đầu tư nước ngoài trước khi thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày kê khai hồ sơ trực tuyến, nhà đầu tư nộp hồ sơ cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho Cơ quan đăng ký đầu tư.
  • Nhà đầu tư được cấp tài khaorn truy cập Hệ thống thông tin quốc gia về đầu tư nước ngoài để theo dõi tình hình xử lý hồ sơ sau khi Cơ quan đăng ký đầu tư tiếp nhận hồ sơ.
  • Cơ quan đăng ký đầu tư sử dụng Hệ thống thông tin quốc gia về đầu tư nước ngoài để tiếp nhận, xử lý, trả kết quả hồ sơ đăng ký đầu tư, cập nhật tình hình xử lý hồ sơ và cấp mã số cho dự án đầu tư.

 

thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài tại bắc ninh

 

Bước 2 : Xin cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp

Doanh nghiệp thực hiện thủ tục xin Cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (như công ty Việt Nam) sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư

Bước 3 : Khắc dấu tròn cho công ty và công bố con dấu, công bố thông tin đăng ký doanh nghiệp

Bước 4: Nếu doanh nghiệp kinh doanh bán lẻ hàng hóa tới tay người tiêu dùng thì xin cấp thêm Giấy phép kinh doanh tại Sở Công thương.

Bước 5: Hoàn thiện các thủ tục sau thành lập doanh nghiệp

Hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư bao gồm:

* Lưu ý: Đối với dự án đầu tư thuộc diện quyết định chủ trương đầu tư thì hồ sơ được áp sụng theo quy định tại điều 33, 34, 35 luật đầu tư 2014; cơ quan đăng ký đầu tư cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho nhà đầu tư trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản quyết định chủ trương đầu tư.

Đối với dự án đầu tư không thuộc diện quyết định chủ trương đầu tư nhà đầu tư thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư như sau:

  • Văn bản đề nghị thực hiện dự án đầu tư;
  • Bản sao chứng minh nhân dân, thẻ căn cước hoặc hộ chiếu đối với nhà đầu tư là cá nhân; bản sao Giấy chứng nhận thành lập hoặc tài liệu tương đương khác xác nhận tư cách pháp lý đối với nhà đầu tư là tổ chức;
  • Đề xuất dự án đầu tư bao gồm các nội dung: nhà đầu tư thực hiện dự án, mục tiêu đầu tư, quy mô đầu tư, vốn đầu tư và phương án huy động vốn, địa điểm, thời hạn, tiến độ đầu tư, nhu cầu về lao động, đề xuất hưởng ưu đãi đầu tư, đánh giá tác động, hiệu quả kinh tế – xã hội của dự án;
  • Bản sao một trong các tài liệu sau: báo cáo tài chính 02 năm gần nhất của nhà đầu tư; cam kết hỗ trợ tài chính của công ty mẹ; cam kết hỗ trợ tài chính của tổ chức tài chính; bảo lãnh về năng lực tài chính của nhà đầu tư; tài liệu thuyết minh năng lực tài chính của nhà đầu tư;
  • Đề xuất nhu cầu sử dụng đất; trường hợp dự án không đề nghị Nhà nước giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất thì nộp bản sao thỏa thuận thuê địa điểm hoặc tài liệu khác xác nhận nhà đầu tư có quyền sử dụng địa điểm để thực hiện dự án đầu tư;
  • Giải trình về sử dụng công nghệ đối với dự án quy định tại điểm b khoản 1 Điều 32 của Luật này gồm các nội dung: tên công nghệ, xuất xứ công nghệ, sơ đồ quy trình công nghệ; thông số kỹ thuật chính, tình trạng sử dụng của máy móc, thiết bị và dây chuyền công nghệ chính;
  • Hợp đồng BCC đối với dự án đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC.

Thời hạn giải quyết hồ sơ:

Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được đủ hồ sơ, cơ quan đăng ký đầu tư cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư; trường hợp từ chối phải thông báo bằng văn bản cho nhà đầu tư và nêu rõ lý do.

Thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đầu tư:

  • Ban Quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế tiếp nhận cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với các dự án đầu tư trong khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế;
  • Sở Kế hoạch và Đầu tư tiếp nhận cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với các dự án đầu tư ngoài khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế;
  • Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi nhà đầu tư đặt hoặc dự kiến đặt trụ sở chính hoặc văn phòng điều hành để thực hiện dự án đầu tư tiếp nhận cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với dự án đầu tư sau đây:
  • Dự án đầu tư thực hiện trên địa bàn nhiều tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
  • Dự án đầu tư thực hiện ở trong và ngoài khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao và khu kinh tế.

Thủ tục thành lập doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (có thêm người Việt Nam cùng góp vốn)

Các trường hợp nhà đầu tư nước ngoài góp vốn, mua cổ phần vào công ty Việt Nam đã có Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (kể cả trường hợp mua tới 100% vốn góp của công ty) cũng không phải thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (trừ một số ngành nghề đặc biệt như giáo dục, đào tạo…) Do đó, đối với trường hợp nhà đầu tư nước ngoài cùng góp vốn với người Việt Nam để thành lập công ty (tức công ty liên doanh giữa Việt Nam và nhà đầu tư nước ngoài) thì phương án tối ưu và giảm thiểu thủ tục nên thực hiện theo trình tự:

Bước 1: Thực hiện thành lập doanh nghiệp Việt Nam;

Quảng cáo

Bước 2: Xin giấy phép đủ điều kiện đối với các ngành nghề có điều kiện;

Bước 3: Chuyển nhượng phần vốn góp cho nhà đầu tư nước ngoài;

Bước 4: Xin giấy phép kinh doanh trong trường hợp doanh nghiệp thực hiện hoạt động bán lẻ và xin giấy phép khác theo quy định như giấy phép phòng cháy chữa cháy,… cho cơ sở sản xuất.

Đăng ký thành lập doanh nghiệp:

Sau khi được cấp Giấy chứng nhận đầu tư, doanh nghiệp tiến hành đăng ký doanh nghiệp tại Phòng đăng ký kinh doanh – Sở Kế hoạch và Đầu tư hoặc qua trang https://dangkyquamang.dkkd.gov.vn .

Thời gian thực hiện đăng ký doanh nghiệp hiện nay chỉ từ 3-7 ngày.

Thủ tục cấp Giấy phép kinh doanh tại Sở Công Thương (Chỉ áp dụng đối với công ty hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực thực bán lẻ hàng hóa):

  • Đơn đề nghị cấp phép kinh doanh;
  • Giải trình đáp ứng điều kiện; Xác nhận kinh nghiệm;
  • Thuyết minh năng lực tài chính, xác nhận ngân hàng;
  • Bản sao Giấy chứng nhận đầu tư; Giấy chứng nhận ĐKDN (đăng ký doanh nghiệp)
  • Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;
  • Uỷ qyền cho Công ty Luật Hùng Sơn nộp hồ sơ.

Thời gian hoàn thành: từ 25 – 30 ngày làm việc.

>> Xem thêm : Dịch vụ thành lập công ty tại Bắc Ninh uy tín, chuyên nghiệp

Dịch vụ thành lập doanh nghiệp tại Bắc Ninh có vốn đầu tư nước ngoài của Luật Hùng Sơn gồm :

  • Tư vấn tỷ lệ vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam
  • Tư vấn cho nhà đầu tư lựa chọn loại hình doanh nghiệp phù hợp nhất : Thành lập công ty TNHH hay thành lập công ty CP, địa chỉ trụ sở chính, vốn , ngành nghề kinh doanh, mở tài khoản chuyển vốn, thời hạn góp vốn.
  • Tư vấn điều kiện, hướng dẫn nhà đầu tư chuẩn bị tài liệu cần thiết để thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài;
  • Tư vấn, soạn thảo hồ sơ thành lập công ty cho nhà đầu tư;
  • Đại diện nhà đầu tư làm việc với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam trong quá trình thành lập doanh nghiệp cho nhà đầu tư (Xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, làm dấu pháp nhân, công bố mẫu dấu, thủ tục sau thành lập công ty, dịch vụ tư vấn pháp luật thuế – kế toán, mở tài khoản đầu tư trực tiếp, gián tiếp, chuyển lợi nhuận ra nước ngoài, lao động – bảo hiểm, các vấn đề liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ, giấy phép lao động, thẻ tạm trú, …;
  • Tư vấn cho nhà đầu tư tất cả các vấn đề phát sinh nếu có trong quá trình thực hiện kinh doanh tại Việt.

Trên đây là tư vấn của chúng tôi về việc thành lập công ty tại Bắc Ninh có vốn đầu tư nước ngoài. Nếu quý khách hàng có thắc mắc gì xin vui lòng liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ tốt nhất.

5/5 - (1 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *


Tin mới

Các tin khác

Video tư vấn pháp luật

To-top
Developed by Luathungson.vn
Facebook Messenger
Chat qua Zalo
Tổng đài 19006518
Developed by Luathungson.vn