Cảnh sát cơ động là gì thẩm quyền của cảnh sát cơ động là gì?

Cảnh sát cơ động là gì thẩm quyền của cảnh sát cơ động là gì? Ngoài cảnh sát giao thông có thẩm quyền xử phạt vi phạm giao thông, cảnh sát cơ động là một lực lượng cũng có thẩm quyền xử phạt vi phạm về giao thông đường bộ. Vậy thẩm quyền của cảnh sát cơ động là gì? Luật Hùng Sơn xin trình bày quan điểm vấn đề này như sau:

Quảng cáo

Cảnh sát cơ động là gì?

Căn cứ theo Điều 3 của Pháp lệnh Cảnh sát cơ động 2013 quy định về cảnh sát cơ động là lực lượng nòng cốt thuộc Công an nhân dân thực hiện các biện pháp vũ trang để bảo vệ an ninh, giữ gìn trật tự, an toàn xã hội và thực hiện các nhiệm vụ khác đặc biệt theo quy định của pháp luật.

Cảnh sát cơ động là gì? với chức năng, nhiệm vụ và vai trò đó, cảnh sát cơ động có nhiệm vụ tổ chức tuần tra và kiểm soát các hành vi vi phạm pháp luật về an ninh, trật tự, an toàn xã hội, đồng thời tiến hành một số hoạt động điều tra theo quy định, trong đó có việc xử lý các hành vi vi phạm trong lĩnh vực giao thông đường bộ.

Cảnh sát cơ động thường tuần tra vào buổi đêm và chia theo ca khác nhau:

– Ca 1 từ 21 giờ đến 01 giờ ngày hôm sau

– Ca 2 từ 01 giờ đến 05 sáng.

Dựa vào các mùa thì sẽ có sự phân chia khác nhau mùa đông, thời gian kết thúc tuần tra của ca 1 là lúc 02 giờ và thời gian bắt đầu tuần tra của ca 2 là lúc từ 02 giờ sáng.

Quảng cáo

Dựa theo tình hình thực tế, cũng như trong từng hoàn cảnh khác nhau cảnh sát cơ động có thể huy động để tuần tra, kiểm tra và xử lý vi phạm từ 17 giờ chiều và kết thúc muộn hơn so với giờ thông thường.

Cảnh sát cơ động là gì

Thẩm quyền của cảnh sát cơ động trong xử phạt vi phạm

Căn cứ theo điều 74 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định về xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt:

Cảnh sát cơ động trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình có liên quan đến trật tự an toàn giao thông đường bộ, đường sắt sẽ có thẩm quyền xử phạt đối với các hành vi vi phạm như sau:

“b) Điểm g, điểm n khoản 1; điểm a, điểm đ, điểm h, điểm i, điểm k, điểm 1 khoản 2; điểm b, điểm c, điểm d, điểm đ, điểm e, điểm I, điểm k, điểm m khoản 3; điểm b, điểm d, điểm đ, điểm e, điểm g, điểm h khoản 4; khoản 5; điểm a, điểm c khoản 6; điểm c khoản 7; khoản 8; khoản 9 Điều 6;

c) Điểm b, điểm c, điểm d, điểm đ, điểm e, điểm g, điểm h khoản 2; điểm a,điểm d khoản 3; điểm b, điểm c, điểm đ, điểm e, điểm g khoản 4; khoản 5; điểm c khoản 6; điểm b khoản 7; điểm b khoản 8; khoản 9 Điều 7;

d) Điểm c, điểm đ, điểm e, điểm g, điểm h, điểm k, điểm 1, điểm m, điểm n, điểm 0, điểm p, điểm q khoản 1; khoản 2; khoản 3; khoản 4 Điều 8;

đ) Điều 9, Điều 10, Điều 11, Điều 12 (trừ điểm a khoản 5, điểm đ khoản 6 Điều 12);

e) Khoản 1, khoản 2, khoản 4, khoản 5 Điều 15;

g) Điều 18, Điều 20;

h) Điểm b khoản 3; điểm a, điểm b, điểm c, điểm đ, điểm e, điểm k khoản 5; điểm a, điểm b, điểm c khoản 6; điểm a khoản 7 Điều 23;

i) Điều 26, Điều 29;

k) Khoản 4, khoản 5 Điều 31; Điều 32, Điều 34;

l) Điều 47, Điều 49, Điều 51 (trừ điểm d khoản 4 Điều 51), Điều 52, Điều 53 (trừ khoản 4 Điều 53), Điều 72, Điều 73.”

Theo đó, cảnh sát cơ động chỉ được thực hiện xử lý vi phạm hành chính giao thông một số trường hợp cụ thể khi được huy động có quyết định hoặc kế hoạch huy động của thủ trưởng, các cấp có thẩm quyền ban hành và chỉ được xử phạt hành vi vi phạm đối với một số lỗi vi phạm nhất định theo phạm vi được giao.

>>> Xem thêm: Giả danh công an sẽ bị tội gì? Hình thức xử lý ra sao?

Bài viết trên của Luật Hùng Sơn đã giải đáp cho bạn đọc về thẩm quyền của cảnh sát cơ động. Trong trường hợp cần được tư vấn chi tiết, vui lòng liên hệ đến Tổng đài tư vấn 1900.6518 để được hỗ trợ kịp thời.

5/5 - (1 bình chọn)
Ls. Nguyễn Minh Hải

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *


Tin mới

Các tin khác

Video tư vấn pháp luật

To-top
Developed by Luathungson.vn
Facebook Messenger
Chat qua Zalo
Tổng đài 19006518
Developed by Luathungson.vn