Xin giấy phép lao động cho người nước ngoài, thủ tục làm Work permit cho người nước ngoài, làm work permit cho người nước ngoài, thủ tục cho người nước ngoài làm việc tại Việt Nam, đăng ký nhu cầu sử dụng người nước ngoài, chi phí làm work permit cho người nước ngoài, thủ tục tuyển dụng người nước ngoài làm việc tại Việt Nam, đăng ký nhu cầu sử dụng người nước ngoài qua mạng, báo cáo nhu cầu sử dụng người nước ngoài, mẫu giải trình nhu cầu sử dụng người nước ngoài mới nhất!
Quảng cáo
Cũng giống như bộ phận công dân Việt Nam sang nước ngoài làm việc, Việt Nam cũng sẵn sàng đón nhận nguồn lao động từ nhiều quốc gia trên thế giới đến làm việc tại nước ta. Vậy tại sao phải xin giấy phép lao động? Luật Việt Nam quy định như thế nào về đối tượng lao động đặc biệt này? Những vấn đề trên sẽ được làm rõ qua bài viết sau.
Giấy phép lao động là gì?
Giấy phép lao động hay còn gọi là Work Permit được hiểu là giấy chấp thuận lao động có quốc tịch nước ngoài làm việc tại nước tiếp nhận. Sau khi xét cá nhân đó đủ điều kiện làm việc tại nước tiếp nhận, cơ quan có thẩm quyền của nước tiếp nhận sẽ duyệt hồ sơ và cấp phép cho người lao động được làm việc trong thời hạn 2 năm.
Giấy phép lao động có thể được gia hạn nhiều lần. Bằng giấy phép này, người lao động quốc tịch nước ngoài cũng được bảo vệ quyền lợi hợp pháp như lao động Việt Nam.
Tại sao phải xin giấy phép lao động?
Rất nhiều người lao động thắc mắc câu hỏi: “Tại sao phải xin giấy phép lao động?”. Thực chất, giấy phép lao động là công cụ để quản lý số lượng lao động nước ngoài tại Việt Nam. Một trong những điều kiện chấp nhận lao động nước ngoài tại Việt Nam là không phải tội phạm, không bị truy cứu trách nhiệm hình sự tại nước ngoài và Việt Nam.
Quảng cáo
Do đó việc xem xét kỹ hồ sơ trước khi duyệt giấy phép cũng giúp bảo vệ an ninh quốc phòng, trật tự xã hội quốc gia.
Bởi tầm quan trọng trong việc kiểm soát đối tượng lao động ngoại quốc, Bộ luật lao động năm 2012 có hẳn quy định điều chỉnh người lao động nước ngoài tại Việt Nam. Theo đó, nếu người lao động nước ngoài không có giấy phép lao động thì bị trục xuất khỏi Việt Nam. Cơ quan tiếp nhận lao động nước ngoài mà không có giấy phép lao động sẽ bị xử phạt.
Những đối tượng không cần xin giấy phép lao động
Sau khi hiểu rõ về lý do tại sao phải xin giấy phép lao động, bạn cần nắm bắt một số thông tin về những trường hợp được miễn giấy phép lao động. Theo đó, những đối tượng được miễn xin giấy phép lao động gồm:
Thành viên góp vốn/ thành viên Hội đồng quản trị của công ty TNHH, công ty cổ phần.
Chủ sở hữu của công ty trách nhiệm hữu hạn.
Trưởng văn phòng đại diện của tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ tại Việt Nam.
Vào Việt Nam trong thời hạn không quá 03 tháng để chào bán dịch vụ.
Vào Việt Nam trong thời hạn không quá 03 tháng để xử lý những sự cố kỹ thuật, công nghệ phức tạp có nguy cơ ảnh hưởng tới sản xuất, kinh doanh mà các chuyên gia ở Việt Nam không xử lý được.
Luật sư nước ngoài đã có giấy phép hành nghề luật sư tại Việt Nam.
Theo quy định của Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
Là học sinh, sinh viên học tập, làm việc tại Việt Nam được người sử dụng lao động báo với cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp tỉnh trước 07 ngày.
Hồ sơ cần có để xin giấy phép lao động
Cấp mới giấy phép lao động lần đầu
Hộ chiếu nguyên quyển (photo)
Hình 4 x 6cm (Phông nền trắng, chụp thẳng, không mang mắt kính)
Giấy khám sức khỏe tại bệnh viện được chỉ định
Giấy xác nhận kinh nghiệm tối thiểu 01 năm ở nước ngoài tại vị trí tương đương (hợp pháp hóa lãnh sự và dịch sang Tiếng Việt có công chứng tư pháp)
Lý lịch tư pháp nước ngoài (hợp pháp hóa lãnh sự và dịch sang Tiếng Việt có công chứng tư pháp)
Bằng cấp liên quan (hợp pháp hóa lãnh sự và dịch sang Tiếng Việt có công chứng tư pháp)
Hồ sơ phải được chuẩn bị 1 tháng trước khi giấy phép hết hạn, gồm
Hình 4 x 6cm (Phông nền trắng, chụp thẳng, không mang mắt kính)
Giấy khám sức khỏe tại bệnh viện được chỉ định
Giấy phép lao động cũ (bản gốc).
Trường hợp người lao động nước ngoài đã có giấy phép lao động, muốn gia hạn nhưng đã chuyển sang công ty khác.
Hộ chiếu nguyên quyển (bản photo)
Hình 4 x 6cm ( Phông nền trắng, chụp thẳng, không mang mắt kính )
Giấy khám sức khỏe tại bệnh viện được chỉ định
Giấy phép lao động cũ (bản gốc)
Lý lịch tư pháp nước ngoài (hợp pháp hóa lãnh sự và dịch sang Tiếng Việt có công chứng tư pháp)
Bằng cấp liên quan (hợp pháp hóa lãnh sự và dịch sang Tiếng Việt có công chứng tư pháp)
Lý lịch tư pháp Việt Nam
Giấy phép kinh doanh (bản photo).
Trên đây là những thông tin giải đáp cho thắc mắc “Tại sao phải xin giấy phép lao động?” cùng những thông tin liên quan đến vấn đề người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam. Để hỗ trợ tốt nhất cho cá nhân là người lao động nước ngoài cũng như doanh nghiệp sử dụng lao động nước ngoài, hãy tìm đến Luật Hùng Sơn.
Chúng tôi sở hữu đội ngũ luật sư giỏi với khả năng giao tiếp Tiếng Anh trôi chảy nên quý khách không cần lo lắng trong việc truyền đạt, trao đổi, giải thích thông tin pháp lý cho cá nhân ngoại quốc. Mọi thắc mắc vui lòng liên hệ Luật Hùng Sơn theo thông tin sau. Hãy gọi vào số 1900.6518 để được tư vấn và hỗ trợ nhanh nhất.
Luật sư Hải có hơn 13 năm kinh nghiệm với vai trò là luật sư tư vấn tại Rouse Legal (Anh Quốc), Ngân hàng PG Bank, trưởng phòng pháp chế của Công ty Vinpearl (tập đoàn Vingroup). Với những kinh nghiệm tư vấn nhiều năm cho các công ty luật hàng đầu, các tập đoàn lớn và hàng nghìn khách hàng trong tất cả các lĩnh vực. Luật sư Hải chắc chắn sẽ giải quyết được các vấn đề pháp lý mà khách hàng gặp phải với chất lượng chuyên môn cao.
Lĩnh vực chuyên môn: Sở Hữu Trí Tuệ, Hợp Đồng, Tư Vấn Đầu Tư, Quản Trị Doanh Nghiệp.