Tài sản nhờ người khác đứng tên có lấy lại được hay không?

Vì một số hạn chế của pháp luật, cũng như vì một số vấn đề thuộc các yếu tố chủ quan khác mà việc tài sản của mình nhưng nhờ người khác đứng tên hiện nay trên thực tế là vô cùng nhiều. Có thể ví dụ như việc người nước ngoài nhờ người Việt Nam đứng tên để mua các căn hộ, hay chung cư mà pháp luật chỉ cho phép người Việt Nam mua,… và còn nhiều trường hợp khác nữa. Do vậy, các tranh chấp xảy ra đối với tài sản này  cũng là con số không nhỏ, thường là các tranh chấp liên quan đến việc ai sẽ được xem là chủ sở hữu tài sản nhờ người khác đứng tên, là người nhờ đứng tên hay người đứng tên trên tài sản? Chủ sở hữu tài sản có được đòi lại tài sản của mình hay không?

Quảng cáo

1. Trường hợp nào được quyền đòi lại tài sản do người khác đứng tên?

Hiện nay pháp luật nước ta có quy định về quyền đòi lại tài sản, cụ thể tại Điều 166 của BLDS 2015 như sau:

  • Chủ sở hữu, chủ thể có quyền khác đối với tài sản thì sẽ có quyền được phép đòi lại tài sản của mình từ người chiếm hữu tài sản, người sử dụng tài sản hay từ người được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật.
  • Chủ sở hữu tài sản sẽ không có quyền đòi lại tài sản từ sự chiếm hữu của chủ thể mà đang có quyền khác đối với tài sản đó.

Như vậy, chủ sở hữu tài sản có quyền đòi lại tài sản của mình, tài sản mà do người khác đang đứng tên, với điều kiện chủ sở hữu tài sản này phải có căn cứ chứng minh được rằng tài sản đang do người khác đứng tên trên giấy tờ là tài sản thuộc sở hữu của mình.

tài sản nhờ người khác đứng tên

2. Trường hợp không thể lấy lại được tài sản do người khác đứng tên?

Theo Điều 165 của Bộ Luật Dân sự 2015 có quy định cụ thể về việc chiếm hữu có căn cứ pháp luật:

Theo đó, chiếm hữu được xem là có căn cứ pháp luật sẽ là việc chiếm hữu thuộc một trong các trường hợp dưới đây:

Quảng cáo
  • Chủ sở hữu chiếm hữu tài sản;
  • Người được chủ sở hữu tiến hành ủy quyền quản lý tài sản;
  • Người nhận được sự chuyển giao  quyền chiếm hữu thông qua các giao dịch dân sự theo đúng quy định của pháp luật;
  • Người phát hiện tài sản vô chủ và giữ tài sản vô chủ, tức là tài sản không thể xác định được ai là chủ sở hữu của nó ví dụ như: tài sản bị đánh rơi, tài sản bị chôn, giấu, bị bỏ quên,  bị vùi lấp, hay tài sản bị chìm đắm sao cho phù hợp với các điều kiện của Bộ luật này và theo quy định khác của pháp luật có liên quan;
  • Người phát hiện và giữ vật nuôi, gia cầm, gia súc bị thất lạc sao cho phù hợp với các điều kiện  của Bộ luật này và theo quy định khác của pháp luật có liên quan;
  • Các trường hợp khác do pháp luật quy định.

Việc chiếm hữu tài sản mà không phù hợp với các quy định trên là việc chiếm hữu được xem là không có căn cứ pháp luật

Vì vậy, có thể thấy nếu như người đứng tên trên tài sản mà thuộc các trường hợp chiếm hữu có căn cứ pháp luật nêu trên theo quy định của pháp luật thì chủ sở hữu sẽ không có quyền đòi lại được tài sản của mình

Do đó, trường hợp nếu chủ sở hữu muốn lấy lại tài sản khi đã nhờ người khác đứng tên trên tài sản của mình thì chủ sở hữu cần phải có các chứng cứ để chứng minh việc chiếm hữu của người kia là việc chiếm hữu bất hợp pháp và chủ sở hữu phải chứng minh được nguồn tiền cũng như tài sản qua các giao dịch hoặc qua các phiếu thu tiền đã thực hiện trước đó

Xem thêm >>> Bạn mượn xe đi cầm cố nhưng khi đòi lại không trả xe, xử lý thế nào

Trên đây là giải đáp của công ty luật Hùng Sơn về vấn đề đòi lại tài sản của mình khi nhờ người khác đứng tên. Nếu khách hàng muốn chúng tôi hỗ trợ về vấn đề khác nữa, nhanh chóng liên hệ cho chúng tôi ngay khi bạn có thể. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết trên của chúng tôi!

Vui lòng đánh giá!
Ls. Nguyễn Minh Hải

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *


Tin mới

Các tin khác

Video tư vấn pháp luật

To-top
Developed by Luathungson.vn
Facebook Messenger
Chat qua Zalo
Tổng đài 19006518
Developed by Luathungson.vn