Nhận lại con đẻ thì cần phải thực hiện các thủ tục gì?

Tình trạng các gia đình trên vùng núi do hoàn cảnh khó khăn, gia đình đông con, không thể nuôi nổi con dẫn đến các trường hợp như bán con, để con cho người khác nhận làm con nuôi diễn ra khá phổ biến. Sau này, khi họ muốn nhận lại con đẻ của mình cần phải thực hiện các thủ tục như thế nào? Cơ quan nào có thẩm quyền giải quyết?

Quảng cáo

1. Người con có phải từ bỏ cha mẹ nuôi để được nhận lại cha mẹ ruột không?

– Theo quy định của pháp luật của nước ta hiện nay thì cá nhân hoàn toàn được quyền có đồng thời cả cha mẹ ruột và có cả cha mẹ nuôi hợp pháp theo pháp luật.

– Không có quy định nào của pháp luật nước ta yêu cầu một người phải tiến hành từ bỏ cha mẹ nuôi của họ mới được nhận lại cha mẹ ruột, khi cha mẹ nuôi và cha mẹ ruột là những người khác nhau.

thủ tục nhận lại con đẻ

2. Thẩm quyền giải quyết:

Trong trường hợp cả cha mẹ nuôi và cha mẹ ruột của người con đều đồng ý để cho người con nhận lại cha mẹ ruột của mình thì thẩm quyền xác định cha mẹ ruột cho con sẽ thuộc về cơ quan đăng ký hộ tịch.

Cụ thể sẽ do UBND xã/phường nơi mà người con đã đăng ký hộ khẩu thường trú.

Theo Điều 24 của Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 có quy định về Thẩm quyền đăng ký nhận cha mẹ như sau:

Quảng cáo

” Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của người nhận hoặc nơi cư trú của người được nhận là cha, mẹ, con thực hiện đăng ký nhận cha, mẹ, con.”

Theo Điều 101 của luật Hôn nhân và gia đình có quy định về Thẩm quyền giải quyết việc xác định cha, mẹ, con như sau:

  • Trong trường hợp không có tranh chấp thì cơ quan đăng ký hộ tịch có thẩm quyền trong việc xác định cha, mẹ, con theo quy định của pháp luật về hộ tịch.
  • Trong trường hợp có tranh chấp thì Tòa án có thẩm quyền giải quyết đối với việc xác định cha, mẹ, con. Và trường hợp người được yêu cầu xác định là cha, mẹ, con không còn sống và trường hợp quy định tại Điều 92 của Luật hôn nhân và gia đình thì cũng do Tòa án giải quyết”

3. Thủ tục để nhận lại con đẻ như sau: 

Theo Điều 25 của Luật Hộ Tịch 2014 quy định về Thủ tục nhận lại con như sau:

  • Người yêu cầu đăng ký nhận cha, mẹ, con phải tiến hành nộp tờ khai theo mẫu  và nộp các chứng cứ để chứng minh quan hệ cha con hoặc quan hệ mẹ con cho cơ quan đăng ký hộ tich.
  • Trong thời hạn 03 ngày tính từ ngày nhận đủ các loại giấy tờ, nếu nhận thấy việc nhận cha, mẹ, con nêu trên là đúng và không có tranh chấp xảy ra thì công chức tư pháp – hộ tịch sẽ ghi vào Sổ hộ tịch,và người đăng ký nhận cha, mẹ, con phải tiến hành ký vào Sổ hộ tịch và sau đó cần báo cáo cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã tiến hành cấp trích lục cho người yêu cầu.
  • Trong trường hợp cần phải xác minh thêm thì thời hạn để thực hiện thủ tục trên được kéo dài thêm nhưng không quá 05 ngày làm việc.”

Tóm lại, nếu không có tranh chấp về việc nhận con giữa tất cả các bên có liên quan thì việc nhận con sẽ tiến hành theo thủ tục hành chính tư pháp thông thường; do vậy không phải ra tòa án để giải quyết việc xác định cha mẹ ruột cho con. Trường nếu có tranh chấp về con thì cần phải tìm các căn cứ pháp lý như: ADN, hoặc người làm chứng rồi tiến hành giải quyết tại tòa án theo các thủ tục dân sự thông thường

Qua bài viết trên về thủ tục nhận lại con đẻ của công ty luật hùng Sơn, chúng tôi hy vọng nó có ích cho bạn cũng như cho những người đang gặp phải vấn đề này

1/5 - (1 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *


Tin mới

Các tin khác

Video tư vấn pháp luật

To-top
Developed by Luathungson.vn
Facebook Messenger
Chat qua Zalo
Tổng đài 19006518
Developed by Luathungson.vn