Hiện nay, với thời đại công nghệ số, việc mua bán trên mạng ngày càng phổ biến . Đặc biệt là trên mạng xã hội Facebook. Cùng với sự tiện dụng đó thì vấn đề lừa đảo trên mạng xã hội cũng không ít. Các hành vi như : bán hàng không đúng chất lượng, gửi hàng không đúng mẫu mã, không gửi hàng … . Vậy nếu gặp các trường hợp đó bạn cần làm như thế nào? Có được tố cáo không?
Câu hỏi được một bạn gửi đến :
Em có mua 1 chiếc túi xách trị giá hơn 5 triệu đồng và người bán cam kết hàng chính hãng. Sau khi sử dụng được hơn 1 tháng em có nghi ngờ và phát hiện ra đó là túi dởm và em có chủ động liên hệ lại với người bán. Ban đầu họ chỉ trả lời 1 tin nhắn ngắn và sau đó không trả lời nữa mặc dù tài khoản mạng xã hội bên bán dùng để kinh doanh vẫn hoạt động thường ngày. Em nhắn tin họ cũng không trả lời. Em muốn họ đền bù lại số tiền em chi trả cho món hàng đó và em sẽ trả lại chiếc túi đó. Vậy cho em hỏi em phải làm gì để bắt họ đền bù lại tiền và giải quyết vấn đề này ạ? Em cảm ơn.
Giải đáp của Luật sư:
Đối với trường hợp trên của bạn, người bán đã đăng và bán những sản phẩm đặc trưng không đúng với chất lượng đưa ra . Theo đó, sản phẩm được đưa ra bán ở thị trường không có cơ quan nào kiểm tra, kiểm soát chất lượng, nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. Vậy nên , không nắm rõ được cửa hàng, công ty đó đầy đủ giấy tờ cam kết chất lượng hay không thì việc mua phải sản phẩm “Giả” do các đối tượng xấu “lừa gạt” là điều không thể tránh khỏi.
Đối với trường hợp như trên, nếu vẫn không thỏa thuận được với người bán thì qua những thông tin bạn cung cấp. Người bán trong hành vi trên có thể được cấu thành tội “lừa đảo chiếm đoạt”
Hành vi trên được quy định tại Khoản 1 Điều 174 Bộ luật hình sự 2015 ( sửa đổi bổ sung 2017 ), quy định rõ như sau :
Điều 174. Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản
“1. Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;
b) Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 175 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;
c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
d) Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ; tài sản là kỷ vật, di vật, đồ thờ cúng có giá trị đặc biệt về mặt tinh thần đối với người bị hại.”
Vậy nên, trường hợp trên, người bán đã phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Để yêu cầu được bồi thường, bạn cần tố giác và đề nghị các cơ quan có thẩm quyền giải quyết.
Quy trình xử lý khi bị đối tượng lừa gạt trên mạng xã hội
Khi đã xác minh hành vi trên thuộc hành vi chiếm đoạt tài sản. Bạn cần hoàn thành các thủ tục để tố giác người vi phạm ra các cơ quan có thẩm quyền như : Cơ quan điều tra, Viện Kiểm sát, tòa án và các cơ quan có thẩm quyền khác .
Theo điều 144 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 quy định Tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố . Bạn có thể tố giác tội phạm lừa đảo bằng miệng hoặc bằng văn bản . Nếu tố giác bằng miệng thì cơ quan, tổ chức tiếp nhận cần phải lập biên bản và có đầy đủ chữ ký của người tố giác.
Sau khi đã tố giác , các cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận và bắt đầu xử lý vụ việc. Đối với thủ tục được quy định rõ tại điều 146 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 quy định Thủ tục tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố .
Trong đó nên rõ các thủ tục tiếp nhận và giải quyết hồ sơ của cá nhân, tổ chức có thẩm quyền sẽ nhanh chóng được giải quyết. Trường hợp trên , bạn nên tố giác với cơ quan công an nơi bạn đang sinh sống. Cơ quan công án sau khi tiếp nhận hồ sơ sẽ tiến hành kiểm tra, xác minh và chuyển tất cả các tài liệu, thông tin có liên quan đến cơ quan có thẩm quyền giải quyết vụ việc cho bạn.
Thời hạn giải quyết tố giác hành vi lừa đảo bán hàng giả
Sau khi tiếp nhận mọi hồ sơ, quy định tại điều 147 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 quy định Thời hạn, thủ tục giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố
Sau thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận được tố giác, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành hoạt động kiểm tra, xác minh và ra các quyết định sau :
a) Quyết định khởi tố vụ án hình sự;
b) Quyết định không khởi tố vụ án hình sự;
c) Quyết định tạm đình chỉ việc giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố.
Theo đó , Cơ quan điều tra phải kiểm tra, xác minh nguồn tin và quyết định việc khởi tố hoặc quyết định không khởi tố vụ án hình sự. Công an phường có trách nhiệm phải báo tin ngay về tội phạm cho Cơ quan điều tra bằng văn bản.
Như vậy, bạn nên trực tiếp đến Công an phường để hỏi xem việc tố giác của mình Để có hướng xử lý tiếp theo.
Trước khi mua hàng thì người mua cần tìm hiểu kỹ về mặt hàng sản phẩm trước khi mua như nguồn gốc xuất xứ, tính năng và những phản hồi đánh giá về sản phẩm của các khách hàng đã mua trước đó. Bên cạnh đó cũng cần chú ý thận trọng trước những trang web ảo, cửa hàng ảo không được cấp phép nhưng lại có những yêu cầu quá chi tiết về các thông tin cá nhân của người mua. Đó có thể là dấu hiệu của một hành vi lừa đảo hoặc một hình thức đánh cắp thông tin khi người mua lơ là, mất cảnh giác.
Bên cạnh đó, trường hợp bị lừa đảo cướp đoạt tài sản trên mạng xã hội facebook khá khó để lấy lại được số tiền bị mất. Để giải quyết triệt để, lấy lại được tiền khi mua phải hàng giả trên mạng xã hội. Bạn có thể trực tiếp liên hệ đến chúng tôi để được tư vấn hướng giải quyết tốt nhất. Số điện thoại liên lạc : 1900.6518