Một tài sản có thể thế chấp cho nhiều ngân hàng được hay không?

Vì một số vấn đề khiến nhiều người cần sử dụng một khoản tiền lớn như thành lập công ty, kinh doanh buôn bán, xây nhà,… dẫn đến nhiều người sẽ đi vay ngân ngân hàng và sử dụng tài sản của mình thế chấp cho ngân hàng. Vậy liệu rằng một tài sản thì có thể được phép thế chấp cho nhiều ngân hàng được hay không? Có phải nếu không trả được nợ thì tài sản sẽ bị bán đấu giá đúng không?

Quảng cáo

1. Một tài sản được phép bảo đảm cho nhiều nghĩa vụ hay không?

Theo quy định tại Điều 4 của Nghị định 163/2006/NĐ-CP thì tài sản bảo đảm (hay tài sản thế chấp, cầm cố) được hiểu là tài sản mà một bên dùng tài sản đó để bảo đảm thực hiện các nghĩa vụ dân sự với một bên khác. Thêm vào đó, tài sản thế chấp có thể là tài sản hiện có hoặc có thể là tài sản hình thành trong tương lai

Cần lưu ý: Tài sản hình thành trong tương lai thì sẽ không bao gồm quyền sử dụng đất. Và theo quy định của pháp luật thì giá trị tài sản thế chấp có thể lớn hơn giá trị nghĩa vụ bảo đảm hoặc có thể bằng hoặc có thể nhỏ hơn giá trị nghĩa vụ được bảo đảm.

Đồng thời, theo Điều 296 của Bộ luật Dân sự 2015 thì một tài sản có thể được dùng để tiến hành bảo đảm thực hiện cho nhiều nghĩa vụ tài sản, tuy nhiên tài sản đó cần phải thỏa mãn các điều kiện dưới đây:

– Tại thời điểm thế chấp, giá trị tài sản bảo đảm phải lớn hơn tổng các nghĩa vụ đang thực hiện;

– Bên thế chấp bắt buộc phải tiến hành thông báo về tình trạng tài sản đang thế chấp cho ngân hàng nhận thế chấp tiếp theo;

– Cần phải được lập thành văn bản khi thực hiện thế chấp tài sản;

Quảng cáo

Như vậy theo các quy định trên có nghĩa là nếu tài sản thế chấp đáp ứng được các điều kiện nêu trên thì một tài sản có thể được dùng để tiến hành thế chấp cho nhiều ngân hàng, trong trường hợp  pháp luật không có quy định khác hoặc nếu các bên không có thỏa thuận khác.

tài sản thế chấp nhiều ngân hàng

2. Tài sản thế chấp sẽ bị bán đấu giá nếu không trả được nợ có đúng không?

Như thường lệ, khi dùng tài sản để bảo đảm cho bất kỳ nghĩa vụ nào thì ngân hàng sẽ yêu cầu bên thế chấp đăng ký thế chấp cho tài sản đó.

Theo Điều 3 của Nghị định 102/2017/NĐ-CP quy định các loại tài sản phải đăng ký thế chấp gồm các loại dưới đây:

  • Tàu bay, tàu biển.
  • Quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất nếu đã được chứng nhận trên Sổ đỏ;

Ngoài ra, các tài sản chỉ đăng ký thế chấp nếu có yêu cầu bao gồm: Tài sản gắn liền với đất hình thành trong tương lai, Tài sản là động sản khác …

Căn cứ vào Điều 303 của Bộ luật dân sự 2015 nếu đến hạn trả nợ mà bên vay, tức là bên có nghĩa vụ trả nợ không tiến hành thực hiện, thực hiện không đúng hoặc thực hiện nghĩa vụ không đúng hạn thì đồng nghĩa với việc tài sản bảo đảm sẽ bị xử lý theo các biện pháp dưới đây:

  • Tài sản có thể tiến hành bán đấu giá;
  • Bên nhận thế chấp có thể tự bán tài sản bảo đảm hoặc có thể nhận chính tài sản đó để thay cho nghĩa vụ trả nợ của bên vay …

Có nghĩa là nếu các bên không tiến hành thỏa thuận xử lý tài sản thế chấp thế nào khi một bên vi phạm nghĩa vụ trả nợ thì ngân hàng sẽ được quyền tiến hành bán đấu giá tài sản này.

Tóm lại, nếu hai bên có thỏa thuận đối với việc xử lý tài sản như thế nào khi có vi phạm về nghĩa vụ thanh toán thì sẽ tiến hành làm theo thỏa thuận; còn nếu trường hợp không có thì bên nhận thế chấp tài sản có thể tiến hành bán đấu giá tài sản bảo đảm. Hy vọng bài viết của chúng tôi giúp ích cho bạn đọc khi thực hiện các giao dịch vay vốn với ngân hàng cũng như có thể giúp ngân hàng giảm bớt rủi ro khi giao dịch với khách hàng. Liên hệ tổng đài tư vấn 1900.6518 để được tư vấn và hỗ trợ nhanh nhất. 

Vui lòng đánh giá!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *


Tin mới

Các tin khác

Video tư vấn pháp luật

To-top
Developed by Luathungson.vn
Facebook Messenger
Chat qua Zalo
Tổng đài 19006518
Developed by Luathungson.vn