Mẫu phiếu yêu cầu công chứng? Công chứng văn bản, hợp đồng nhằm đảm bảo tính pháp lý cũng như giúp văn bản, hợp đồng đảm bảo được thực hiện. Việc công chứng là thủ tục quen thuộc và cần thiết để cung cấp giấy, tài liệu thực hiện nhiều thủ tục pháp lý khác nhau. Cùng Luật Hùng Sơn tìm hiểu mẫu phiếu yêu cầu công chứng mới nhất hiện nay
Phiếu yêu cầu công chứng là gì?
Phiếu yêu cầu công chứng là loại văn bản có thể do cá nhân/tổ chức có mong muốn công chứng văn bản hoặc hợp đồng tạo lập để gửi tới Văn phòng công chứng/tổ chức hành nghề công chứng. Dựa vào Phiếu yêu cầu này, Văn phòng công chứng/tổ chức hành nghề công chứng sẽ xác định được thông tin cũng như nội dung các giấy tờ, văn bản,… cần công chứng và mục đích công chứng.
Phiếu yêu cầu công chứng gồm các nội dung sau đây:
- Thông tin về người yêu cầu công chứng: Họ tên, địa chỉ liên hệ, số điện thoại,………;
- Nội dung cần công chứng;
- Các giấy tờ, tài liệu nộp kèm phiếu yêu cầu công chứng.
- Chữ ký người yêu cầu công chứng.
Mẫu Phiếu yêu cầu công chứng hợp đồng thông dụng nhất
Tải về mẫu phiếu yêu cầu công chứng tại đây:
https://docs.google.com/document/d/1x907J4ezjsqsHBSJ1BGrTSGOX9ceGGm5ZN2NYJuuyfU/edit?usp=sharing
Thủ tục công chứng hợp đồng như thế nào?
Bước 1: Chuẩn bị và nộp hồ sơ
Cá nhân, tổ chức có mong muốn công chứng hợp đồng cần nộp hồ sơ tại các tổ chức hành nghề công chứng.
Lưu ý: Công chứng viên chỉ được phép công chứng hợp đồng, giao dịch về bất động sản trong phạm vi tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương nơi có tổ chức hành nghề công chứng, (trừ trường hợp cần công chứng di chúc hoặc văn bản từ chối nhận di sản là bất động sản và văn bản ủy quyền có liên quan đến thực hiện các quyền đối với bất động sản).
Bước 2: Công chứng viên tiến hành kiểm tra hồ sơ
Khi tiếp nhận yêu cầu của người nộp phiếu công chứng thì công chứng viên tiến hành kiểm tra hồ sơ. Theo đó sẽ xử lý theo từng trường hợp như sau:
- Nếu hồ sơ công chứng đầy đủ, đúng theo pháp luật thì tổ chức hành nghề công chứng thụ lý và ghi vào sổ công chứng.
- Nếu hồ sơ Công chứng chưa đầy đủ thì Công chứng viên yêu cầu bổ sung theo quy định của pháp luật.
Lưu ý: Công chứng viên có giải thích cho người yêu cầu công chứng hiểu rõ về các quyền và nghĩa vụ, lợi ích hợp pháp được áp dụng, ý nghĩa và hậu quả của việc tham gia hợp đồng.
Bước 3: Thực hiện thủ tục công chứng
- Công chứng viên tiến hành soạn thảo hợp đồng (nếu các bên tham gia hợp đồng yêu cầu tổ chức hành nghề công chứng soạn thảo hợp đồng) hoặc Công chứng viên kiểm tra dự thảo hợp đồng có sẵn do các bên tham gia hợp đồng đã chuẩn bị.
- Người yêu cầu công chứng cần đọc lại toàn bộ nội dung hợp đồng cần công chứng để kiểm tra và xác nhận vào hợp đồng.
- Người yêu cầu công chứng thực hiện ký nháy vào từng trang của hợp đồng, việc ký nháy phải ký trực tiếp trước mặt công chứng viên.
- Công chứng viên yêu cầu các bên tham gia hợp đồng xuất trình bản chính các giấy tờ có trong hồ sơ công chứng để đối chiếu.
- Công chứng viên ghi lời chứng, ký và đóng dấu theo quy định pháp luật.
- Quy định thành lập trường quốc tế là gì? - 06/06/2023
- Tín dụng đen là gì? Hệ lụy của tín dụng đen - 06/06/2023
- Mẫu giấy cam đoan làm khai sinh và đăng ký lại khai sinh - 06/06/2023