Mẫu hợp đồng phân phối độc quyền? Bạn muốn soạn thảo hợp đồng phân phối độc quyền nhưng không biết phải làm như thế nào? Pháp luật quy định về mẫu hợp đồng phân phối độc quyền ra sao? Hãy cùng theo dõi bài viết sau đây để được Luật Hùng Sơn hướng dẫn giải đáp chi tiết nhé !
Hợp đồng phân phối độc quyền là gì, để làm gì?
Hợp đồng phân phối độc quyền là hợp đồng ghi nhận sự thỏa thuận giữa các bên tham gia vào hợp đồng, theo đó bên nhà cung cấp chỉ giao cho một nhà phân phối mua hay bán một, một số hàng hóa nhất định ở tại một khu vực địa lý nhất định.
Thông thường, mục đích khi sử dụng hợp đồng phân phối độc quyền là ràng buộc về quyền và nghĩa vụ giữa các bên, cụ thể là bên nhà cung cấp và bên nhà phân phối có thể thỏa thuận về việc bên phân phối không được ký hợp đồng đại lý với các bên là đối thủ cạnh tranh của bên cung cấp.
Nội dung cơ bản trong hợp đồng phân phối độc quyền
Một mẫu hợp đồng phân phối độc quyền cần phải đảm bảo một số nội dung sau đây:
- Thông tin của các bên tham gia vào việc ký kết hợp đồng (bên nhà cung cấp và nhà phân phối): thông tin cá nhân về họ tên, số chứng minh thư nhân dân/căn cước công dân, mã số thuế, địa chỉ, tài khoản ngân hàng, số điện thoại của người đại diện theo pháp luật, giấy phép kinh doanh…;
- Tên, số lượng, chất lượng của một hoặc một số hàng hóa nhất định;
- Giới hạn phạm vi phân phối (theo tỉnh hoặc theo quốc gia);
- Quyền, nghĩa vụ của các bên;
- Một số thông tin về kế hoạch sản phẩm, chiến dịch khuyến mãi, nghiên cứu thị trường, hoạt động tiếp thị, số liệu bán hàng, dữ liệu thống kê báo cáo, hoạt động khác từ nhà cung cấp. Các thông tin này cần được bảo mật tuyệt đối;
- Giá mua và giá bán lẻ của hàng hóa;
- Thù lao (hoa hồng);
- Phương thức thanh toán;
- Thời hạn phân phối đại lý.
Mẫu hợp đồng phân phối độc quyền mới nhất
Ảnh mẫu hợp đồng phân phối độc quyền mới nhất:
Ngoài ra, bạn có thể tham khảo mẫu hợp đồng đầy đủ <<tại đây>>
Một số câu hỏi về hợp đồng nhà phân phối độc quyền
Giá trị pháp lý của hợp đồng phân phối độc quyền
Giá trị pháp lý đảm bảo hợp đồng có hiệu lực thi hành, là căn cứ để các bên có thể tiến hành giải quyết khi có tranh chấp diễn ra.
Một hợp đồng phân phối độc quyền có giá trị pháp lý khi:
- Bên nhà cung cấp và bên nhà phân phối có năng lực chủ thể để thực hiện các nghĩa vụ theo hợp đồng;
- Đại diện của bên nhà cung cấp và nhà phân phối phải đảm bảo đúng thẩm quyền và hoàn toàn tự nguyện;
- Mục đích cũng như nội dung của hợp đồng phân phối độc quyền không vi phạm vào điều cấm của luật, đồng thời không trái với đạo đức xã hội;
- Đảm bảo nguyên tắc tự do, thỏa thuận, tự nguyện cam kết;
- Hình thức của hợp đồng phân phối độc quyền phải phù hợp với quy định pháp luật.
Hợp đồng phân phối độc quyền có phải công chứng không?
Trên thực tế, pháp luật chưa có quy định cụ thể liệu hợp đồng phân phối độc quyền có cần phải công chứng không.
Tuy nhiên, để đảm bảo các quyền, lợi ích hợp pháp, đồng thời cũng giúp hạn chế các tình huống vi phạm nghĩa vụ hợp đồng có thể xảy ra, Luật Hùng Sơn khuyến khích nên lập hợp đồng theo hình thức văn bản, sau đó công chứng hợp đồng phân phối độc quyền tại tổ chức hành nghề công chứng.
Hợp đồng phân phối độc quyền có hiệu lực bao lâu?
Hợp đồng phân phối độc quyền sẽ có hiệu lực dựa vào sự thỏa thuận của bên giao đại lý và bên nhà cung cấp và nhà phân phối. Đồng thời, điều khoản về hiệu lực cũng sẽ được ghi nhận trong hợp đồng, được các bên ký xác nhận.
Trên đây là một số thông tin mới nhất xoay quanh mẫu hợp đồng phân phối độc quyền. Ngoài ra, nếu như bạn đọc còn có vướng mắc gì về vấn đề trên, hoặc còn vướng mắc về vấn đề pháp lý nào chưa được giải đáp, hãy liên hệ ngay với Luật Hùng Sơn để nhận được sự hỗ trợ tư vấn và giải đáp chi tiết.
- Trọn gói xin phép và thi công bảng hiệu lớn - 10/01/2023
- Tìm hiểu giấy phép quảng cáo là gì? - 24/12/2022
- Tìm hiểu về nhãn hiệu, thương hiệu là gì? - 23/12/2022