Mẫu đơn yêu cầu giám định tâm thần là gì? Những vấn đề xung quanh giám định tâm thần như thế nào ? Sau bài viết dưới đây, Luật Hùng Sơn sẽ làm rõ những câu hỏi, những khúc mắc của các bạn đọc.
Giám định tâm thần là gì?
Định nghĩa về Giám định pháp y tâm thần hay thường gọi tắt là giám định tâm thần: đây là công tác được phối hợp thực hiện giữa các ngành như: công an, y tế, viện kiểm sát và tòa án để nghiên cứu mối liên hệ của các trạng thái rối loạn tâm thần với các vấn đề về liên quan đến dân sự và hình sự.
Nhiệm vụ của việc giám định tâm thần là:
- Xác định rõ đối tượng có các biểu hiện rối loạn tâm thần hoặc mắc các bệnh tâm thần không, với từng mức độ như thế nào, đối tượng có thực sự bị bệnh hay cố ý gian dối biểu hiện bệnh. Từ đó, xác định được trách nhiệm của đối tượng cần giám định với hành vi phạm pháp mà họ đã gây ra.
- Tiến hành bảo vệ quyền lợi của người bị bệnh tâm thần và xác định rõ trách nhiệm của xã hội đối với thiệt thòi dân sự của họ.
- Xác định hành vi dân sự cũng như khả năng chịu trách nhiệm của các đối tượng có liên quan trong vụ kiện dân sự nghi vấn có hành vi rối loạn tâm thần.
Khi nào cần sử dụng mẫu đơn yêu cầu giám định tâm thần?
Giám định pháp y tâm thần là một nội dung thuộc giám định tư pháp.
Theo Luật Giám định tư pháp 2012 quy định khoản 3 Điều 2, được sửa đổi bởi Luật Sửa đổi, bổ sung về một số điều của Luật Giám định tư pháp năm 2020 giải thích cụ thể về người yêu cầu giám định như sau:
Người yêu cầu giám định là người có quyền tự mình yêu cầu thực hiện giám định sau khi đã đề nghị cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng trưng cầu giám định mà không được chấp nhận. Người có quyền tự mình yêu cầu giám định bao gồm đương sự trong vụ việc dân sự, vụ án hành chính, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong vụ án hình sự hoặc người đại diện hợp pháp của họ, trừ trường hợp việc yêu cầu giám định liên quan đến việc xác định trách nhiệm hình sự của bị can, bị cáo.
Cùng đó, theo Luật Giám định tư pháp 2012 quy định tại khoản 1 Điều 22, được sửa đổi bởi Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giám định tư pháp năm 2020 thì:
Người yêu cầu giám định có quyền gửi các văn bản yêu cầu cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng trưng cầu giám định. Trường hợp cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng và người có thẩm quyền tiến hành tố tụng không chấp nhận yêu cầu thì trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày nhận được yêu cầu trưng cầu giám định, phải tiến hành thông báo cho người yêu cầu giám định bằng văn bản. Hết thời hạn nêu trên hoặc kể từ ngày nhận được thông báo từ chối trưng cầu giám định, người yêu cầu giám định có quyền tự mình yêu cầu giám định.
Như vậy, sau khi đã tiến hành đề nghị cơ quan có thẩm quyền thực hiện thủ tục tố tụng, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng trưng cầu giám định mà không được chấp nhận (hết thời hạn của 07 ngày kể từ ngày nhận được yêu cầu trưng cầu giám định, chủ thể trưng cầu giám định không có thông báo hoặc tính kể từ ngày nhận được thông báo từ chối trưng cầu giám định), người yêu cầu giám định có quyền tự mình yêu cầu giám định. Khi đó, người yêu cầu giám định phải soạn văn bản yêu cầu giám định tư pháp hoặc đơn yêu cầu giám định tâm thần.
Nội dung về mẫu đơn yêu cầu giám định
Văn bản yêu cầu giám định pháp y tâm thần được Luật giám định tư pháp quy định tại khoản 2 Điều 26. Theo quy định tại khoản 2 Điều 26 của Luật Giám định tư pháp thì văn bản yêu cầu giám định tư pháp cần có các nội dung sau đây:
– Tên tổ chức hoặc họ và tên của người yêu cầu giám định;
– Nội dung cân yêu cầu giám định;
– Tên và các đặc điểm của đối tượng cần giám định;
– Tên tài liệu liên quan hoặc mẫu so sánh gửi đính kèm theo (nếu có);
– Ngày, tháng, năm yêu cầu để giám định và thời hạn để trả kết luận giám định;
– Chữ ký, họ và tên người yêu cầu giám định.
Mẫu đơn yêu cầu giám định tâm thần mới nhất
Hiện nay, pháp luật chưa có quy định chi tiết về Mẫu đơn yêu cầu giám định tâm thần chung. Tuy nhiên, để thuận tiện hơn cho người yêu cầu giám định, tổ chức giám định có thể cung cấp mẫu cho người yêu cầu giám định. Mời quý bạn đọc có thể tham khảo Mẫu đơn yêu cầu giám định tâm thần của Trung tâm Pháp y Tâm thần tại đây: https://docs.google.com/document/d/1z7Dhp60BoUinFriUrI1nAPEqOxNRPSZYxQbzuAetQpU/edit?usp=sharing
Trên đây là những vấn đề liên quan đến “Mẫu đơn yêu cầu giám định tâm thần” mà Luật Hùng Sơn muốn gửi tới bạn đọc. Trong quá trình tìm hiểu, chỗ nào cần hỗ trợ chi tiết thêm, quý khách liên hệ qua số hotline 19006518 để được giải đáp kịp thời.