Đơn khiếu nại đất đai, mẫu đơn khiếu nại đất đai, mẫu đơn khiếu nại tranh chấp đất đai có sổ đỏ thường dùng khi mâu thuẫn về tranh chấp xảy ra trong gia đình hay khi mảnh đất của gia đình bị lấn chiếm. Đơn khiếu nại đất đai giải quyết tranh chấp đất đai được cá nhân gửi đến Ủy ban nhân dân xã để yêu cầu giải quyết việc lấn chiếm đất đảm bảo quyền lợi của công dân. Dưới đây là mẫu đơn khiếu nại đất đai để các bạn tham khảo.
Đơn khiếu nại là gì?
Đơn khiếu nại đất đai là văn bản mà người khiếu nại trình bày với cơ quan có thẩm quyền để đề nghị giải quyết khiếu nại về một vấn đề nào đó.
Khiếu nại là thủ tục đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét lại quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan hành chính nhà nước, của người có thẩm quyền hoặc của cá nhân bất kỳ khi có căn cứ cho rằng hành vi đó là hành vi trái với quy định của pháp luật và xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình. Việc khiếu nại hay giải quyết khiếu nại phải được thực hiện theo quy định, hướng dẫn của pháp luật hiện hành.
Nội dung mẫu đơn khiếu nại đất đai
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
————-
……..ngày……tháng…….năm………..
ĐƠN KHIẾU NẠI VỀ VIỆC BỊ LẤN CHIẾM ĐẤT
Kính gửi: UBND Xã…………….Huyện……………Tỉnh……………..
Tôi tên là: ………………………………………………….. Sinh năm: ………………………………………………………..
Địa chỉ: …………………………………………………………………………………………………………………………………
Xin trình bày sự việc như sau:
Ngày ……. tháng…….năm……… tôi được cấp GCNQSDĐ số………………………………………………………..
tại thửa…………. Sau khi điều chỉnh do tôi chuyển nhượng 80m2 cho Ông (bà)………………………………
theo hợp đồng chuyển nhượng QSDĐ ngày…… tháng……năm………… thì thửa……………………………….
của tôi còn lại……………..m2, cụ thể theo bản đồ địa chính thể hiện trên GCNQSDĐ thì thửa ………………… có kích thước còn lại là chiều ngang mặt tiền 3,5 mét, chiều dài 19,2 mét, chiều ngang mặt hậu 3,5 mét. Thế nhưng hiện nay mặt hậu thửa ……. của tôi chỉ còn 2,5 mét vì đã bị bà ( ông ), ngụ tại số……… đường……..ấp…….xã……..huyện…….tỉnh, là người sử dụng đất liền kề lấn chiếm.
Vậy nay tôi làm đơn này kính xin UBND Xã………Huyện…………..Tỉnh………………………………….. xử lý hành vi lấn chiếm đất đai của bà ( ông ) để trả lại cho tôi đủ mặt hậu thửa……………………… là 3,5 mét như Nhà nước đã công nhận QSDĐ hợp pháp cho tôi.
Tôi gửi kèm theo đơn GCNQSDĐ số………………………ngày…..tháng……..năm………………
Kính mong quí cơ quan nhanh chóng giải quyết, tôi xin thành thật biết ơn.
Kính đơn |
Hướng dẫn cách viết đơn khiếu nại đất đai
Bước 1: Ghi địa điểm và thời gian làm đơn khiếu nại
Phần này được ghi ở góc phải nằm ở phía trên cùng của đơn khiếu nại.
Bước 2: Phần kính gửi
+ Đây là phần ghi tên cơ quan có thẩm quyền giải quyết khiếu nại quyết định thu hồi đất. Thẩm quyền ở đây được xác định là Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp huyện/cấp tỉnh – người ban hành quyết định thu hồi đất (khiếu nại lần đầu) hoặc thủ trưởng cơ quan cấp trên (khiếu nại lần hai).
Bước 3: Thông tin người khiếu nại, người bị khiếu nại
+ Người làm đơn phải ghi rõ họ tên, năm sinh, thông tin về chứng minh nhân dân/căn cước công dân, địa chỉ cư trú, số điện thoại,… để cơ quan có thẩm quyền giải quyết thuận tiện trong việc tiến hành tống đạt văn bản và triệu tập khi cần thiết.
+ Về thông tin của người bị khiếu nại thì ghi đầy đủ và chính xác người ban hành quyết định thu hồi đất, cụ thể là Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện/tỉnh và địa chỉ làm việc của họ.
Bước 4: Đối tượng khiếu nại: là quyết định thu hồi đất số bao nhiêu, ban hành ngày bao nhiêu của chủ tịch ủy ban nhân dân cấp huyện/cấp tỉnh.
Bước 5: Nội dung khiếu nại
+ Tóm tắt nguồn gốc sử dụng đất, quá trình tạo lập và hiện trạng sử dụng đất
+ Quyết định thu hồi đất được ban hành do ai ban hành? Ban hành khi nào? Phân tích và chỉ ra những điểm sai phạm trong quyết định xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của người có đất bị thu hồi (diện tích đất, loại đất, vị trí đất, giá đất,… không phù hợp)
+ Căn cứ chứng minh những sai phạm của cơ quan ban hành quyết định
+ Hậu quả của quyết định thu hồi đất đối với người có đất bị thu hồi
Bước 6: Yêu cầu giải quyết khiếu nại
+ Hủy bỏ quyết định thu hồi đất
+ Bồi thường thiệt hại cho người có đất bị thu hồi theo quy định của pháp luật.
Bước 7: Ký tên hoặc điểm chỉ kèm theo tài liệu, chứng cứ liên quan.