[Cập nhật] Mẫu biên bản hòa giải tranh chấp đất đai mới nhất

  • Ls. Luyện Ngọc Hùng |
  • 12-03-2021 |
  • Biểu mẫu , |
  • 734 Lượt xem

Một trong những cách thức giải quyết được nhiều bên tranh chấp lựa chọn là hòa giải tại Ủy ban nhân dân cấp xã. Biên bản hòa giải tranh chấp là loại tài liệu cần phải có khi hòa giải tranh chấp. Luật Hùng Sơn sẽ cung cấp cho bạn một số thông tin  để bạn hình dung rõ ràng về mẫu biên bản hòa giải tranh chấp đất đai mới nhất. Hãy chú ý theo dõi bài viết sau nhé.

Quảng cáo

1. Biên bản hòa giải tranh chấp đất đai là gì? Để làm gì?

Nếu tiến hành hòa giải tại Ủy ban nhân dân cấp xã, không thể nào thiếu Biên bản hòa giải tranh chấp đất đai. Đây là biên bản bắt buộc cần phải lập để ghi nhận lại việc giải quyết giữa các bên tranh chấp. Đồng thời, đây còn là điều kiện bắt buộc để các bên trong tranh chấp tiến hành hòa giải tại Ủy ban nhân dân cấp huyện/tỉnh hay khởi kiện tại Tòa án.

2. Nội dung cơ bản của biên bản hòa giải tranh chấp đất đai

Một mẫu biên bản hòa giải tranh chấp đất đai cần đảm bảo những nội dung sau đây:

– Thời gian và địa điểm tiến hành việc hòa giải tranh chấp đất đai;

– Thành phần tham dự vào phiên hòa giải tranh chấp đất đai;

– Tóm tắt nội dung tranh chấp có thể hiện rõ nguồn gốc, thời điểm sử dụng đất tranh chấp, nguyên nhân vì sao phát sinh tranh chấp đó (thông qua kết quả xác minh, tìm hiểu);

– Ý kiến của Hội đồng hòa giải tranh chấp về vấn đề tranh chấp;

– Những nội dung đã được các bên tranh chấp thỏa thuận hay không thỏa thuận.

3. Mẫu biên bản hòa giải tranh chấp đất đai mới nhất

UỶ BAN NHÂN DÂN

Xà …….

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

                                   

BIÊN BẢN

Hoà giải tranh chấp đất đai giữa ông (bà)……………. với ông (bà) ….

 

Căn cứ theo đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp quyền sử dụng đất đề ngày …. của ông (bà) …. Địa chỉ …. …….

Hôm nay, hồi….giờ….ngày……tháng…..năm…, tại……………, thành phần gồm có:

1. Hội đồng hòa giải tranh chấp đất đai:

– Ông (bà) ………………….. Chủ tịch Hội đồng, chủ trì

– Ông (bà)………………………………..chức vụ…… ……..………………………….

– Ông (bà)………………………………..chức vụ…… ……..………………………….

2. Bên có đơn tranh chấp:

– Ông (bà)…………..chức vụ………….., đơn vị…………. (nếu là tổ chức).

– Ông (bà)…………………………Số CMND………………….

Địa chỉ nơi ở hiện tại:  …………………………….

3. Người bị tranh chấp đất đai: .

– Ông (bà)……………….chức vụ……………, đơn vị……….. (nếu là tổ chức).

– Ông (bà)…………………………Số CMND…………………………………………………………………

Địa chỉ nơi ở hiện tại:  ………………………………………………………………………………………..

4. Người có quyền, lợi ích liên quan (nếu có):

– Ông (bà)………………..chức vụ……………., đơn vị…………. (nếu là tổ chức).

Quảng cáo

– Ông (bà)…………………………Số CMND…………………………………………………………………

Địa chỉ nơi ở hiện tại:  ………………………………………………………………………………………..

Nội dung:

– Người chủ trì: Nêu rõ lý do hoà giải, giới thiệu thành phần tham dự hoà giải, tư cách tham dự của người tranh chấp, người bị tranh chấp và các cá nhân, tổ chức có liên quan. Công bố nội dung hoà giải, hướng dẫn các bên tham gia hoà giải, cách thức hòa giải để đảm bảo phiên hoà giải có trật tự và hiệu quả.

– Cán bộ địa chính báo cáo tóm tắt kết quả xác minh (lưu ý không nêu hướng hòa giải).

–  Ý kiến của các bên tham gia hoà giải:

+ Ý kiến phát biểu của người tranh chấp (nêu nội dung, yêu cầu hoà giải, tài liệu chứng minh …);

+ Ý kiến phát biểu của người bị tranh chấp (phản biện lại ý kiến của người có đơn tranh chấp, tài liệu chứng minh, yêu cầu …);

+ Ý kiến của người có liên quan;

+ Ý kiến của các thành viên Hội đồng hòa giải.

– Kết luận: Trên cơ sở các ý kiến tại phiên hòa giải và thông tin, tài liệu thu thập được, người chủ trì kết luận các nội dung sau:

+ Diện tích đất đang tranh chấp có hay không có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất  hoặc một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 Luật Đất đai 2013 và Điều 18 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai;

+ Những nội dung đã được các bên tham gia hòa giải thỏa thuận, không thoả thuận. Trường hợp không thoả thuận được thì ghi rõ lý do;

+ Hướng dẫn các bên gửi đơn đến cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất trong trường hợp hoà giải không thành.

+ Trường hợp hòa giải thành thì ghi rõ trong Biên bản: Sau thời hạn 10 ngày kể từ ngày lập biên bản hòa giải thành mà các bên tranh chấp không có ý kiến bằng văn bản về nội dung khác với nội dung đã thống nhất trong biên bản hòa giải thành hôm nay thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân (cấp xã) sẽ tổ chức thực hiện kết quả hòa giải thành.

Biên bản đã được đọc lại cho những người có tên nêu trên nghe và ký xác nhận; Biên bản được lập thành … giao cho người tranh chấp, người bị tranh chấp mỗi người một bản và lưu tại UBND … một bản.

 

Người chủ trì

(ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên)

Người ghi biên bản

(ký, ghi rõ họ tên)

 

Các bên tranh chấp đất đai

(Ký, ghi rõ họ tên)

 

Các thành viên Hội đồng hòa giải

(Ký, ghi rõ họ tên)

 

Các bên có liên quan

(Ký, ghi rõ họ tên)

 

 

 

4. Có được khiếu kiện khi đã có biên bản hòa giải tranh chấp đất đai và được các bên đồng ý?

Bạn đọc đặt câu hỏi:

Xin chào Luật sư, tôi có một vấn đề đang vướng mắc cần được Luật sư tư vấn giúp tôi như sau: Gia đình tôi và gia đình của chị B là hàng xóm thân thiết hơn hai mươi năm, tuy nhiên đến khi có sự nhập nhằng về ranh giới hai miếng đất cạnh nhau, chị B đã cất nhà lấn sang phần đất nhà tôi, hai bên bắt đầu có mâu thuẫn không thể tự giải quyết. Vì thế, thông qua nhiều lời khuyên nhủ và gợi ý, chúng tôi đã cùng nhau hòa giải theo thủ tục tại Ủy ban nhân dân xã. Và sau thời gian dài hòa giải, hai bên chúng tôi đã đồng ý phân chia lại đất, cụ thể phần đất mà nhà chị B đã lấn sẽ thuộc về gia đình chị B, đồng thời đền bù lại cho gia đình tôi một số m2 đất tương ứng. Biên bản được lập theo thủ tục hòa giải tại UBND xã, làm theo đúng thủ tục luật định. Tuy nhiên, đến khi gia đình tôi bắt đầu cho xây cất một số căn phòng trọ trên mảnh đất gia đình chị B đã đền bù thì chị B lại bắt đầu gây khó dễ, khiến chúng tôi không thể hoàn thành công trình xây dựng một cách nhanh chóng, đến nay vẫn còn dang dở chưa thể tiếp tục hoàn thiện. Đồng thời, giữa gia đình chị B và tôi có giấy chứng nhận của cả mảnh đất tranh chấp và mảnh đất chị B đã đền bù cho tôi theo biên bản hòa giải.

Vậy Luật sư cho tôi hỏi chị B có được khiếu kiện khi đã có biên bản hòa giải tranh chấp đất đai và được các bên đồng ý hay không?

Luật sư tư vấn:

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi thắc mắc đến Luật Hùng Sơn, đối với vấn đề của bạn, chúng tôi sẽ đưa ra một số tư vấn như sau:

– Thứ nhất, nếu vấn đề tranh chấp đất đai đã được hòa giải thành theo đúng trình tự, thủ tục quy định, có biên bản và chữ ký xác nhận hai bên đã đồng ý với việc đền bù và tiếp tục sử dụng thì hai bên (gia đình bạn và gia đình chị B) không có quyền khiếu nại lên cấp có thẩm quyền hay khởi kiện tại Tòa án;

– Thứ hai, nếu thuộc trường hợp hòa giải thành mà có ít nhất một trong các bên thay đổi ý kiến về kết quả hòa giải thì UBND cấp xã sẽ tiến hành lập biên bản hòa giải không thành, sau đó hướng dẫn các bên trong tranh chấp gửi đơn đến cơ quan có thẩm quyền để giải quyết. Như vậy, gia đình chị B nếu có ý kiến khác dù đã có biên bản hòa giải thành thì có thể được quyền khiếu nại lên cơ quan có thẩm quyền hoặc Tòa án;

– Thứ ba, việc khiếu nại lên UBND cấp cơ sở (cấp tỉnh/huyện) hoặc Tòa án phụ thuộc vào từng trường hợp cụ thể sau đây:

  • Nếu tranh chấp đất đai giữa chị B và nhà bạn có Giấy chứng nhận hoặc Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà và tài sản khác gắn liền với đất, một số loại giấy tờ theo Điều 100 Luật Đất đai năm 2013… và tranh chấp tài sản có gắn liền với đất thì sẽ nộp đơn khởi kiện yêu cầu giải quyết tranh chấp tại Tòa án nhân dân;
  • Nếu tranh chấp đất đai giữa chị B và nhà bạn không có một trong các loại giấy tờ như Giấy chứng nhận, giấy chứng nhận sở hữu nhà ở hay tài sản gắn liền với đất, một số loại giấy tờ theo Điều 100 Luật Đất đai năm 2013… thì có thể lựa chọn UBND cấp huyện hoặc tỉnh giải quyết:
  • Trường hợp tranh chấp đất đai giữa hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư với nhau thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện sẽ giải quyết;
  • Trường hợp tranh chấp mà một bên trong quan hệ tranh chấp là tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh sẽ giải quyết.
  • Ngoài ra, nếu tranh chấp đất đai giữa chị B và nhà bạn không có một trong các loại giấy tờ như Giấy chứng nhận, giấy chứng nhận sở hữu nhà ở hay tài sản gắn liền với đất, một số loại giấy tờ theo Điều 100 Luật Đất đai năm 2013… thì còn có thể lựa chọn khởi kiện tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền. (Tuy nhiên, nếu chọn khiếu nại tại UBND tỉnh/huyện thì không được lựa chọn khởi kiện lên Tòa án, và ngược lại, chỉ được chọn một trong hai phương án trên nếu không có giấy tờ theo quy định).

Như vậy, gia đình chị B vẫn có thể nộp đơn khởi kiện lên Tòa án nhân dân dù biên bản hòa giải thành đã được lập có chữ ký thể hiện sự đồng ý của hai bên.

Trên đây là một số quy định pháp luật cùng mẫu biên bản hòa giải tranh chấp đất đai mới nhất hiện nay. Hy vọng với một số thông tin hữu ích cùn tình huống cụ thể trên sẽ giúp bạn không bối rối khi vô tình vướng phải tình huống tương tự. Ngoài ra, nếu như bạn có thắc mắc gì thêm về vấn đề trên, hoặc có vướng mắc về vấn đề pháp lý nào khác, hãy liên hệ ngay với Luật Hùng Sơn để nhận được sự hỗ trợ tư vấn chi tiết và chính xác.

Vui lòng đánh giá!
Ls. Luyện Ngọc Hùng

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *


Tin mới

Các tin khác

Video tư vấn pháp luật

To-top
Developed by Luathungson.vn
Facebook Messenger
Chat qua Zalo
Tổng đài 19006518
Developed by Luathungson.vn