Thủ tục đăng ký mã số mã vạch, đăng ký mã vạch công ty, mã số mã vạch là gì, hầu hết mọi mặt hàng, sản phẩm đều có những dãy số và những vạch màu đen trên bao bì. Những dãy số và vạch đó chính là mã số, mã vạch. Đăng ký mã số, mã vạch cho sản phẩm là thủ tục quan trọng giúp cho các doanh nghiệp có đủ điều kiện phân phối hàng hóa vào các hệ thống mua bán lớn trên toàn quốc và xuất khẩu đi nước ngoài.
Quảng cáo
Đồng thời giúp doanh nghiệp tự quản lý sản phẩm của mình thông qua mã số. Nhưng làm cách nào để có được những dãy số và dãy vạch đó và thủ tục đăng ký mã số mã vạch cho sản phẩm như thế nào? Dưới đây là bài viết tham khảo nếu bạn quan tâm đến lĩnh vực này.
Mã số mã vạch là gì?
Mã số mã vạch là một trong những cách nhận dạng và thu thập dữ liệu tự động các đối tượng như sản phẩm, hàng hóa, tổ chức… dựa trên nguyên tắc đặt, ấn định một mã số (hoặc chữ số) cho đối tượng cần quản lý và thể hiện mã số đó dưới dạng mã vạch để thiết bị quét mã có thể đọc được.
Cấu tạo của mã số, mã vạch cho sản phẩm
Mã số mã vạch có cấu tạo gồm 2 phần:
Mã số GS1 là một dãy chữ số nguyên giúp chứng minh xuất xứ của loại sản phẩm đó sản phẩm gì? Do tổ chức nào sản xuất và ở quốc gia nào? Do vậy mỗi loại sản phẩm sẽ chỉ có một dãy số duy nhất để nhận dạng. Đây được xem là cấu trúc mã số tiêu chuẩn có tác dụng nhận dạng sản phẩm tại mỗi quốc gia và vùng lãnh thổ khác nhau.
Mã vạch GS1 là một dãy các vạch và cách nhau bởi các khoảng trống song song được thiết kế dựa trên nguyên tắc mã hoá nhất định thể hiện mã số( hoặc cả chữ và số) dưới dạng các thiết bị đọc có gắn đầu Laser nhận và đọc được còn còn gọi là thiết bị quét quang học. Thiết bị đọc được kết nối với máy tính và mã vạch và sẽ được giải mã thành dãy số tự động, thể hiện ra tệp dữ liệu liên quan đến sản phẩm đang lưu trữ trong cơ sở dữ liệu về sản phẩm đó.
Lợi ích của việc đăng ký mã số, mã vạch cho sản phẩm
Phân biệt sản phẩm của doanh nghiệp với sản phẩm của doanh nghiệp khác
Tạo thuận lợi và tăng năng suất hiệu quả của việc buôn bán và quản lý hàng hóa giúp nhanh chóng tính tiền, xuất hóa đơn phục vụ khách hàng.
Tiết kiệm thời gian trong khâu kiểm kê, tính toán.
Đảm bảo tính chính xác nhờ sử dụng mã vạch. Người bán hàng sẽ phân biệt các loại hàng hóa sản phẩm giống nhau, tránh nhầm lẫn khi tính giá, phục vụ khách hàng tốt hơn.
Khách hàng sử dụng sản phẩm có thể thông qua mã vạch biết được nguồn gốc sản phẩm.
Phục vụ cho hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa sản phẩm.
Phục vụ cho hoạt động trao đổi dữ liệu điện tử (EDI).
Hồ sơ đăng ký mã số mã vạch sản phẩm
Bản đăng ký sử dụng mã số mã vạch theo mẫu quy định;
Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (Bản sao) hoặc Quyết định thành lập (Bản sao);
Bản sao y Giấy phép kinh doanh;
Bảng đăng ký danh mục sản phẩm mã GTIN theo mẫu quy định;
Phiếu đăng ký thông tin cho Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng Việt Nam theo mẫu quy định;
Danh sách sản phẩm.
Thủ tục đăng ký mã số mã vạch cho sản phẩm
Bước 1: Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ làm thủ tục đăng ký mã số mã vạch
Bước 2: Nộp hồ sơ tại cơ quan Tổng cục Tiêu chuẩn đo lường chất lượng Việt Nam
Không quá 5 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, hồ sơ sẽ được chuyển đến cơ quan có thẩm quyền để thẩm định.
Bước 3: Thẩm định hồ sơ trong thời hạn không quá 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ đăng ký mã số mã vạch cho sản phẩm.
Bước 4: Cấp giấy chứng nhận sử dụng mã số mã vạch
Quảng cáo
Trong trường hợp hồ sơ hợp lệ, Tổng cục Tiêu chuẩn đo lường chất lượng cấp mã số; vào sổ đăng kí và lưu vào ngân hàng mã số quốc gia và cấp Giấy chứng nhận sử dụng mã số mã vạch
Trong trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền sẽ yêu cầu chủ thể đăng ký mã số mã vạch hoàn thiện.
Phí là thủ tục đăng ký mã số mã vạch cho sản phẩm
Các chi phí đăng ký MSMV bao gồm: Lệ Phí nhà nước (nộp cho cơ quan đăng ký) và Phí Dịch vụ (trả cho Hùng Sơn để hỗ trợ dịch vụ đăng ký).
Mức phí phải nộp đối với lần đầu đăng ký gồm (chưa bao gồm thuế VAT): 2.000.000đ (Mức phí thấp nhất trong các đơn vị cung cấp dịch vụ).
Doanh nghiệp phải nộp phí duy trì sử dụng mã số mã vạch hằng năm trước 30/6 hàng năm. Lựa chọn cho mình số lượng sản phẩm là căn cứ để xác định phí duy trì nộp hàng năm theo từng loại mã doanh nghiệp:
Mã doanh nghiệp GS1 loại 10 số là 500,000 đồng sử dụng được dưới 100 loại mã sản phẩm
Mã doanh nghiệp GS1 loại 9 số là 800,000 đồng sử dụng được dưới 1000 loại mã sản phẩm
Mã doanh nghiệp GS1 loại 8 số là 1,500,000 đồng và sử dụng được dưới 10.000 loại mã sản phẩm
Mã doanh nghiệp GS1 loại 7 số là 2,000,000 đồng và sử dụng được dưới 100.000 loại mã sản phẩm
Hy vọng bài viết đã mang lại nhiều kiến thức bổ ích về sở hữu trí tuệ giúp bạn biết được đăng ký mã số mã vạch cho sản phẩm là gì và tầm quan trọng của nó.
Nếu gặp bất cứ khó khăn nào trong về các vấn đề pháp lý liên quan đến quá trình đăng ký hoặc có nhu cầu ủy quyền, bạn có thể nhờ sự tư vấn hỗ trợ từ một đơn vị chuyên môn đại diện bạn hoàn tất thủ tục này.
Luật Hùng Sơn sẽ là lựa chọn tốt nhất cho các bạn. Với nhiều năm kinh nghiệm cùng đội ngũ chuyên viên trình độ cao, nhanh nhẹn, nhiệt huyết, kiến thức bao quát nhiều lĩnh vực, đảm bảo hoàn tất việc đúng thời hạn cam kết với khách hàng. Hãy liên hệ tổng đài 1900.6518 để được hỗ trợ tốt nhất.
Luật sư Hải có hơn 13 năm kinh nghiệm với vai trò là luật sư tư vấn tại Rouse Legal (Anh Quốc), Ngân hàng PG Bank, trưởng phòng pháp chế của Công ty Vinpearl (tập đoàn Vingroup). Với những kinh nghiệm tư vấn nhiều năm cho các công ty luật hàng đầu, các tập đoàn lớn và hàng nghìn khách hàng trong tất cả các lĩnh vực. Luật sư Hải chắc chắn sẽ giải quyết được các vấn đề pháp lý mà khách hàng gặp phải với chất lượng chuyên môn cao.
Lĩnh vực chuyên môn: Sở Hữu Trí Tuệ, Hợp Đồng, Tư Vấn Đầu Tư, Quản Trị Doanh Nghiệp.