Hồ sơ đăng ký mẫ số mã vạch, hồ sơ đăng ký mã số mã vạch sản phẩm, hồ sơ đăng ký mã số mã vạch doanh nghiệp. Mặc dù theo quy định của Luật Kinh doanh Việt Nam, không bắt buộc các doanh nghiệp phải đăng ký mã số mã vạch cho sản phẩm hàng hóa của mình nhưng thực tế hầu hết doanh nghiệp lớn nào cũng tự nguyện đăng ký. Lý do vì sao? Mã số mã vạch có tác dụng gì? Hồ sơ đăng ký mã số mã vạch cần các loại giấy tờ như thế nào? Cùng tham khảo bài viết dưới đây nhé!
1. Mã số mã vạch và những lợi ích của việc đăng ký mã số mã vạch?
1.1. Khái niệm mã số mã vạch
Mã số mã vạch là một trong những cách nhận biết và thu thập dữ liệu tự động của hàng hóa sản phẩm dựa trên nguyên tắc đặt, ấn định một mã số hoặc dùng chữ số cho các sản phẩm doanh nghiệp cần quản lý. Thông thường, mã số đó được đặt dưới dạng mã vạch đảm bảo máy quét có thể đọc được!
Mã số mã vạch có 2 phần cơ bản:
Mã số GS1: đây là dãy chữ số nguyên, thể hiện xuất xứ sản phẩm: đơn vị sản xuất, đến từ quốc gia nào. Một sản phẩm chỉ có 1 dãy số nhất định.
Mã vạch GS1: 1 dãy các mã vạch được sắp xếp song song nhau có khoảng trống ngăn cách. Chúng được thiết kế dựa trên nguyên tắc mã hóa nhất định thể hiện mã số dưới dạng các thiết bị đọc có gắn đầu Laser nhận.
1.2. Lợi ích của việc đăng ký mã số mã vạch cho sản phẩm
Mục đích của doanh nghiệp khi đăng ký mã số mã vạch cho sản phẩm để:
– Định dạng thương hiệu: Khách hàng có thể phân biết sản phẩm của doanh nghiệp này với doanh nghiệp khác
– Tăng hiệu quả trong việc buôn bán và quản lý hàng hóa: thanh toán, xuất hóa đơn cho khách nhanh hơn
– Rút ngắn thời gian kiểm kê, tính toán
– Đảm bảo tính chính xác, tránh những sai sót trong quá trình tính giá, phục vụ khách hàng tốt hơn
– Phục vụ cho các hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa, đưa sản phẩm vào trong các siêu thị, hệ thống cửa hàng tiện lợi…
– Tiết kiệm chi phí thuê nhân viên, chỉ cần 1 nhân viên và 1 chiếc thiết bị quét mã vạch là có thể nhập dữ liệu, check thông tin hàng hóa, sản phẩm nhanh chóng.
Xem thêm: Lợi ích của việc đăng ký mã số mã vạch sản phẩm
2. Hồ sơ đăng ký mã số mã vạch bao gồm những gì?
2.1. Cơ sở pháp lý
Thủ tục, hồ sơ đăng ký mã số mã vạch được quy định rõ ràng trong các văn bản pháp lý:
– Quyết định 45/2002/QĐ-TTg Về việc quy định nội dung quản lý nhà nước về mã số mã vạch và cơ quan quản lý nhà nước về mã số mã vạch
– Quyết định số 15/2006/QĐ-BKHCN ngày 23/8/2006 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ về việc ban hành “Quy định về việc cấp, sử dụng và quản lý mã số mã vạch”,
– Thông tư số 88/2002/TT-BTC ngày 2/10/2002 của Bộ Tài chính về việc “Quy định chế độ thu, nộp và quản lý sử dụng phí cấp mã số mã vạch.
– Thông tư số 36/2007/TT-BTC ngày 11/4/2007 sửa đổi bổ sung Thông tư 88/2002/TT-BTC ngày 02/10/2002 của Bộ Tài chính.
2.2. Hồ sơ đăng ký mã số mã vạch?
Theo quy định, hồ sơ đăng ký hợp lệ cần phải đầy đủ các loại giấy tờ:
– Bản sao có công chứng giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc quyết định thành lập công ty doanh nghiệp
– Bản đăng ký danh mục sản phẩm sử dụng mã GTIN theo mẫu có sẵn
– Phiếu đăng ký thông tin cho cơ sở dữ liệu của GS1 Việt Nam theo mẫu
– Bản đăng ký sử dụng mã số mã vạch theo quy định
Tất cả giấy tờ này, doanh nghiệp sẽ nộp tại Tiêu chuẩn Chất lượng Việt Nam/ Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng. Nếu hồ sơ hợp lệ thì sau 5 ngày doanh nghiệp sẽ được cấp mã số mã vạch tạm thời. Sau 1 tháng kể từ ngày xác nhận hồ sơ hợp lệ, cơ quan chức năng có thẩm quyền sẽ cấp Giấy chứng nhận đăng ký mã số mã vạch.
Trên đây là tất cả những thông tin liên quan đến hồ sơ đăng ký mã số mã vạch cho doanh nghiệp theo đúng quy định. Nếu bạn có thắc mắc gì thì hãy liên hệ với công ty Luật Hùng Sơn, chúng tôi sẽ hỗ trợ mọi người nhé!
- Đăng ký mã vạch sản phẩm mới nhất năm 2024 - 15/06/2024
- Thủ tục đăng ký website với bộ công thương mới nhất - 15/06/2024
- Thông báo chương trình khuyến mại sở công thương - 15/06/2024