Đăng ký nhãn hiệu logo ngày nay đã trở nên quá đỗi quen thuộc với nền kinh tế thị trường. Để tạo dấu ấn riêng biệt, mỗi công ty thường chú trọng việc tạo nên một logo đại diện cho công ty đó. Bởi lợi ích thương mại và chất xám đầu tư cho logo, không ít doanh nghiệp tìm cách bảo hộ chúng.
Đăng ký nhãn hiệu logo là phương pháp chứng minh tính pháp lý hữu hiệu nhất. Vậy làm cách nào để đăng ký logo cho đơn vị mình một cách nhanh chóng và hiệu quả? Cùng theo dõi bài chia sẻ dưới đây của Luật Hùng Sơn, bạn nhé.
1. Logo là gì?
Logotype hay gọi tắt là logo mang nghĩa Biểu trưng. Biểu trưng ở đây được hiểu là hình ảnh đại diện cho một thương hiệu, doanh nghiệp. Chúng được sáng tạo từ những hình ảnh, yếu tố đồ họa, đôi khi kết hợp cùng tên doanh nghiệp cấu thành nên nhãn hiệu.
Ví dụ điển hình cho Logo chính là quả táo bị cắn lõm một mẩu đại diện cho hãng Apple – “gã khổng lồ” về công nghệ. Hãng coffee nổi tiếng toàn cầu Starbucks có logo ấn tượng là nàng tiên cá xanh xinh đẹp với mái tóc dài như sóng lượn.
2. Lý do nên đăng ký nhãn hiệu logo?
Logo chính là bộ mặt đại diện cho thương hiệu hay công ty, được xuất hiện từ bao bì sản phẩm đến các trang thông tin trên Internet, báo chí, hội thảo,…do đó, chủ doanh nghiệp thường đầu tư rất kỹ về hình ảnh, màu sắc, đặc biệt là ý nghĩa. Đồng thời, logo cũng thuộc chiến lược đánh vào tiềm thức của người tiêu dùng. Một khi người tiêu dùng có ấn tượng về logo, họ sẽ ghi nhớ và đến khi có nhu cầu sử dụng sản phẩm/ dịch vụ, họ sẽ lập tức nghĩ ngay đến doanh nghiệp có logo đó. Điều này làm tăng doanh số bán hàng một cách đáng kể.
Chính vì yếu tố thương mại và tinh thần kể trên, hầu hết doanh nghiệp đều muốn bảo hộ logo của mình trước đối thủ cạnh tranh. Mọi trường hợp đạo nháy, tương tự gây nhầm lẫn để “ăn theo” logo đã được đăng ký sẽ bị xử lý thích đáng theo pháp luật.
3. Điều kiện cần có để được bảo hộ logo
Căn cứ theo Điều 72, 74 Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam năm 2005, nhãn hiệu logo chỉ được bảo hộ khi đáp ứng các điều kiện sau:
Có thể nhìn thấy được:
Nhãn hiệu logo phải tồn tại dưới các dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, hình ba chiều hoặc kết hợp của tất cả yếu tố này với một hoặc nhiều màu sắc.
Có khả năng phân biệt:
Nhãn hiệu logo của doanh nghiệp phải có khả năng phân biệt với của tổ chức khác. Nhãn hiệu logo của một hàng hóa, dịch vụ được xem là có khả năng phân biệt khi được cấu thành từ một hoặc một số yếu tố dễ nhận biết, dễ ghi nhớ hoặc từ sự kết hợp của tổng hợp các yếu tố trên.
Ví dụ, điện thoại hãng Samsung sẽ phân biệt với điện thoại hãng Apple bởi dòng chữ hình ảnh quả táo không nguyên vẹn.
Cần lưu ý quy định tại điểm c, khoản 2, Điều 74 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005, nếu nhãn hiệu logo thuộc trường hợp mô tả hàng hóa/ dịch vụ (chỉ thời gian, địa điểm, phương pháp sản xuất, chủng loại, số lượng, chất lượng, tính chất, thành phần, công dụng, giá trị hoặc các đặc tính khác mang tính mô tả hàng hoá, dịch vụ) sẽ không được xét vào điều kiện “có khả năng phân biệt”, dẫn đến không được bảo hộ.
4. Hồ sơ thực hiện đăng ký nhãn hiệu logo
- Tờ khai theo mẫu do Cục Sở hữu trí tuệ ban hành;
- Mẫu nhãn hiệu logo;
- Tài liệu xác nhận quyền nộp đơn hợp pháp (như Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy ủy quyền,…);
- Giấy uỷ quyền (bản sao), nếu doanh nghiệp ủy quyền cho một đơn vị thực hiện thủ tục đăng ký nhãn hiệu logo;
- Nếu trong đơn yêu cầu hưởng quyền ưu tiên thì cần đơn đầu tiên hay Giấy chứng nhận trưng bày triển lãm (bản sao);
- Biên lai đã nộp phí nộp đơn.
- Phần mô tả nhãn hiệu logo trong Tờ khai: Nếu logo có chứa từ ngữ là tiếng nước ngoài, thì phải ghi rõ phiên âm ra tiếng Việt kèm dịch nghĩa. Nếu logo có chứa chữ số không phải là chữ số ả-rập (ví dụ như số La Mã) thì phải dịch ra chữ số ả-rập. Mẫu logo gắn trong Tờ khai được trình bày rõ ràng với kích thước không được vượt 80×80 mm, và khoảng cách giữa hai điểm gần nhau không được nhỏ hơn 15 mm. Miêu tả rõ màu sắc nếu sử dụng nhiều màu.
5. Thủ tục đăng ký nhãn hiệu logo
Bước 1: Kiểm tra nhãn hiệu logo của mình có trùng lặp, tương tự đến mức gây nhầm lẫn với logo các đơn vị đã đăng ký bảo hộ trước đó hay không.
Bước 2: Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ.
Bước 3: Nộp hồ sơ tại Cục Sở hữu trí tuệ.
Đăng ký nhãn hiệu logo sẽ trải qua 3 giai đoạn:
- Thẩm định hình thức đơn đăng ký: 01 tháng.
- Công bố đơn đăng ký: 02 tháng tính từ ngày đơn được chấp nhận hợp lệ về hình thức.
- Thẩm định nội dung: 09 tháng tính từ ngày công bố đơn đăng ký.
- Sau khi thẩm định, kết quả là nhãn hiệu logo của người nộp đơn có khả năng đăng ký bảo hộ, Cục Sở hữu trí tuệ sẽ tiến hành cấp Văn bằng bảo hộ trong khoảng 01 tháng sau.
>>> Xem chi tiết mức phí đăng ký nhãn hiệu logo, thương hiệu độc quyền TẠI ĐÂY!
6. Thời hạn bảo hộ nhãn hiệu logo:
Căn cứ khoản 6, Điều 93 Luật sở hữu trí tuệ 2005, thời hạn bảo hộ nhãn hiệu logo trong vòng 10 năm kể từ ngày nộp đơn, có quyền gia hạn nhiều lần liên tiếp, mỗi lần 10 năm.
Hy vọng bài chia sẻ của Luật Hùng Sơn đã cung cấp cho bạn thêm nhiều thông tin hữu ích về việc làm thủ tục đăng ký nhãn hiệu logo. Chúng tôi rất sẵn lòng tư vấn hướng dẫn thủ tục, đại diện theo ủy quyền để thay mặt khách hàng hoàn thành thủ tục cấp văn bằng bảo hộ logo trong thời gian sớm nhất.
Với kinh nghiệm nhiều năm trong lĩnh vực pháp lý, Luật Hùng Sơn cam kết không phụ kỳ vọng của quý khách hàng dành cho chúng tôi.
- Thủ tục thay đổi người đại diện theo pháp luật - 28/05/2023
- Mẫu tờ trình đề nghị giải thể cập nhật mới nhất - 25/05/2023
- Giấy phép nhập khẩu thực phẩm mới nhất - 24/05/2023