Tìm hiểu hợp đồng hợp tác kinh doanh BCC là gì?

  • Ls. Luyện Ngọc Hùng |
  • 31-10-2021 |
  • Biểu mẫu , |
  • 1037 Lượt xem

Hợp đồng hợp tác kinh doanh bcc là gì? với những nhà đầu tư nước ngoài khi lựa chọn đầu tư tại Việt Nam thường sử dụng mẫu hợp đồng hợp tác kinh doanh BCC. Vậy pháp luật quy định về hợp đồng hợp tác kinh doanh BCC là gì? Nhà đầu tư nước ngoài sẽ có được lợi ích gì khi ký hợp đồng hợp tác kinh doanh? Đừng bỏ lỡ bài viết sau đây vì Luật Hùng Sơn sẽ giúp bạn hiểu hơn về hợp đồng hợp tác kinh doanh BCC là gì?

Quảng cáo

Hợp đồng hợp tác kinh doanh BCC là gì?

Căn cứ theo Khoản 9 Điều 3 Luật Đầu tư năm 2014, hợp đồng hợp tác kinh doanh là gì? thì hợp đồng hợp tác kinh doanh chính là hợp đồng được ký kết bởi các nhà đầu tư nhằm hợp tác kinh doanh tại Việt Nam để phân chia lợi nhuận, phân chia sản phẩm mà không cần phải thông qua quá trình thành lập tổ chức kinh tế.

BCC là viết tắt của từ Business Cooperation Contract – Hợp đồng hợp tác kinh doanh.

Hợp đồng hợp tác kinh doanh bcc là gì

Các loại hợp đồng hợp tác kinh doanh BCC

Hợp đồng hợp tác là gì? Là hợp đồng BCC có một số loại phổ biến như sau:

– Theo pháp luật về kế toán có:

  • Hợp đồng BCC theo hình thức tài sản đồng kiểm soát;
  • Hợp đồng BCC theo hình thức hoạt động kinh doanh đồng kiểm soát.

– Theo lợi nhuận sau thuế có:

  •  Hợp đồng BCC theo hình thức chia doanh thu, sản phẩm trước thuế;
  • Hợp đồng BCC theo hình thức chia lợi nhuận sau thuế.

Quy định về hợp đồng hợp tác kinh doanh BCC

Chủ thể của hợp đồng BCC

Theo quy định, chủ thể của hợp đồng BCC là các nhà đầu tư, trong đó bao gồm cả nhà đầu tư nước ngoài và nhà đầu tư trong nước, cụ thể:

– Nhà đầu tư là cá nhân, tổ chức thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh, bao gồm nhà đầu tư nước ngoài, nhà đầu tư trong nước và cả tổ chức kinh tế có vốn đầu tư từ nước ngoài;

– Nhà đầu tư trong nước chính là cá nhân có quốc tịch Việt Nam hoặc tổ chức kinh tế không có nhà đầu tư nước ngoài là cổ đông hoặc thành viên;

– Nhà đầu tư nước ngoài chính là cá nhân có quốc tịch nước ngoài, tổ chức được thành lập theo pháp luật nước ngoài thực hiện các hoạt động đầu tư kinh doanh tại Việt Nam.

Nội dung cơ bản trong hợp đồng BCC

Một mẫu hợp đồng hợp tác kinh doanh hoàn chỉnh cần phải đảm bảo đầy đủ, chính xác những nội dung sau đây:

– Thông tin giao dịch, bao gồm: họ và tên, email, địa chỉ của người đại diện có thẩm quyền của các bên tham gia vào hợp đồng; địa chỉ thực hiện giao dịch hoặc địa chỉ nơi thực hiện dự án;

– Phạm vi, mục tiêu và hình thức hoạt động đầu tư kinh doanh;

– Đóng góp và cống hiến của các bên khi tham gia vào hợp đồng hợp tác kinh doanh BCC và kết quả của việc đầu tư kinh doanh được phân chia giữa các bên đã ký hợp đồng;

– Tiến độ và thời gian thực hiện hợp đồng BCC;

– Quyền lợi, nghĩa vụ của mỗi bên tham gia thực hiện hợp đồng;

– Trách nhiệm nếu có sự vi phạm hợp đồng, đồng thời nêu cách giải quyết tranh chấp, mâu thuẫn;

– Bổ sung, sửa đổi, chuyển nhượng và chấm dứt hợp đồng.

Ngoài các nội dung cơ bản cần phải được đảm như trên, các bên khi tham gia hợp đồng cũng có thể thỏa thuận thêm những điều khoản khác.

Hình thức hợp đồng

Nếu dự án đầu tư bằng hợp đồng hợp tác đầu tư BCC phải làm thủ tục thẩm tra đầu tư hay đăng ký đầu tư: hợp đồng BCC phải được lập thành văn bản.

Nếu dự án đầu tư bằng hợp đồng hợp tác kinh doanh BCC không phải làm thủ tục đăng ký đầu tư: hình thức hợp đồng có thể là lời nói hoặc hành vi cụ thể.

Ưu nhược điểm khi đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC

Ưu điểm

– Ưu điểm lớn nhất của việc đầu tư theo hình thức này là nhà đầu tư không cần phải thành lập các tổ chức kinh tế mới có thể tiến hành đầu tư tại Việt Nam, qua đó tiết kiệm được thời gian, tiền bạc, công sức…

– Nhà đầu tư và đối tác có thể thỏa thuận với nhau trong hợp đồng BCC về quyền, nghĩa vụ với tư cách là nhà đầu tư độc lập và không chịu sự ràng buộc bởi một pháp nhân chung nào khác. Điều này giúp cho các bên không phải phụ thuộc lẫn nhau, mỗi bên có thể linh hoạt và chủ động trong các hoạt động kinh doanh.

– Lựa chọn đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC cũng giúp nhà đầu tư tìm hiểu và tiếp cận các thông tin thông qua các đối tác trong nước khi đầu tư vào thị trường mới. Các bên trong mối quan hệ hợp tác cùng hỗ trợ giúp đỡ nhau cùng có lợi, đồng thời giúp khắc phục thiếu sót có thể xảy ra khi hợp tác kinh doanh.

Nhược điểm

– Việc đầu tư theo hình thức hợp tác kinh doanh cũng gây ra một số khó khăn cho bên thứ 3 khi không tồn tại một công ty liên doanh giữa các nhà đầu tư, không có đại diện giúp công việc hợp tác thuận lợi hơn. Từ đó, các nhà đầu tư cũng sẽ phải đặt ra vấn đề là lựa chọn con dấu của bên nào để tiến hành giao kết các hợp đồng với bên thứ 3.

– Một điểm hạn chế của việc lựa chọn đầu tư thông qua ký hợp đồng BCC là không thể thực hiện các dự án lâu dài, mà chỉ là những dự án ngắn hạn.

Mẫu hợp đồng hợp tác kinh doanh BCC

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

 

HỢP ĐỒNG HỢP TÁC KINH DOANH

Số: …/HĐHTKD

 

Căn cứ theo quy định của Bộ luật dân sự năm 2015;

Căn cứ theo quy định của Luật thương mại năm 2005;

Căn cứ vào tình hình thực tế của Hai bên;

Dựa trên tinh thần trung thực và thiện chí hợp tác của các Bên;

Chúng tôi gồm có:

…………………………………………………………………………………………..

(Sau đây gọi tắt là Bên A)

Địa chỉ        :      …………………………………………………………………….

Đại diện     :       Ông/Bà …………………….. Chức vụ: …….……………………

Điện thoại  :       …………………………………………………………………….

Số tài khoản  :       …………………………… tại: ………………………………………

…………………………………………………………………………………………..

 (Sau đây gọi tắt là Bên B)

Địa chỉ        :      …………………………………………………………………….

Đại diện     :       Ông/Bà …………………….. Chức vụ: …….……………………

Điện thoại  :       …………………………………………………………………….

Số tài khoản  :       …………………………… tại: ………………………………………

Cùng thỏa thuận ký hợp đồng hợp tác kinh doanh với những điều khoản sau đây:

Điều 1. Mục tiêu và phạm vi hợp tác kinh doanh

1.1.  Mục tiêu hợp tác kinh doanh

Bên A và Bên B nhất trí cùng nhau hợp tác kinh doanh, điều hành và chia sẻ lợi nhuận có được từ việc hợp tác kinh doanh.

1.2.  Phạm vi hợp tác kinh doanh

Hai bên cùng nhau hợp tác kinh doanh, điều hành, quản lý hoạt động kinh doanh để cùng phát sinh lợi nhuận

1.2.1.  Phạm vi Hợp tác của Bên A

Bên A chịu trách nhiệm quản lý chung mặt bằng kinh doanh và định hướng phát triển kinh doanh

Quảng cáo

1.2.2.  Phạm vi Hợp tác của Bên B

Bên B chịu trách nhiệm điều hành toàn bộ quá trình kinh doanh của các sản phẩm, dịch vụ như:  

Tìm kiếm, đàm phán ký kết, thanh toán hợp đồng với các nhà cung cấp nguyên liệu;

Tuyển dụng, đào tạo, quản lý nhân sự phục vụ cho hoạt động kinh doanh trong phạm vi hợp tác;

Đầu tư xúc tiến phát triển hoạt động thương mại trong phạm vi hợp tác…;

Điều 2. Thời hạn của hợp đồng

2.1. Thời hạn của hợp đồng: là … (…năm) bắt đầu từ ngày … tháng … năm … đến ngày … tháng … năm …;

2.2. Gia hạn hợp đồng: Hết thời hạn trên hai bên có thể thỏa thuận gia hạn thêm thời hạn của hợp đồng hoặc thỏa thuận ký kết hợp đồng mới tùy vào điều kiện kinh doanh của Hai bên;

Điều 3. Góp vốn và phân chia kết quả kinh doanh

3.1.  Góp vốn

Bên A góp vốn bằng: ……….. tương đương với số tiền là …………………………….

Bên B góp vốn bằng: Bên A góp vốn bằng: ……….. tương đương với số tiền là …………………………………………………………………………………………..

3.2.  Phân chia kết quả kinh doanh

3.2.1.  Tỷ lệ phân chia: Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh được chia như sau Bên A được hưởng …. %, Bên B được hưởng  ….. % trên lợi nhuận sau khi đã hoàn thành các nghĩa vụ với Nhà nước;

3.2.2. Thời điểm chia lợi nhuận:  Ngày cuối cùng của năm tài chính. Năm tài chính được tính bắt đầu từ ngày 1/1 đến ngày 31/12 của năm riêng năm 2020 năm tài chính được hiểu từ thời điểm hợp đồng này có hiệu lực đến ngày 31/12/2020;

3.2.3.  Trường hợp hoạt động kinh doanh phát sinh lỗ: Hai bên phải cùng nhau giải thỏa thuận giải quyết, trường hợp không thỏa thuận được sẽ thực hiện theo việc đóng góp như quy định tại Khoản 3.1 Điều 3 của luật này để bù đắp chi phí và tiếp tục hoạt động kinh doanh

Điều 4.   Các nguyên tắc tài chính

4.1.  Hai bên phải tuân thủ các nguyên tắc tài chính kế toán theo quy định của pháp luật về kế toán của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

4.2.  Mọi khoản thu chi cho hoạt động kinh doanh đều phải được ghi chép rõ ràng, đầy đủ, xác thực.

Điều 5.   Ban  điều hành hoạt động kinh doanh

5.1.  Thành viên ban điều hành: Hai bên sẽ thành lập một Ban điều hành hoạt động kinh doanh gồm …. người trong đó Bên A sẽ …., Bên B sẽ cử …. Cụ thể ban điều hành gồm những người có tên sau:

Đại diện của Bên A là: Ông/Bà …………………………………………

Đại diện của Bên B là:  Ông/Bà  …………………………………………

Ông/Bà: …………………………………………………………………..

5.2.  Hình thức biểu quyết của ban điều hành:

Khi cần phải đưa ra các quyết định liên quan đến nội dung hợp tác được quy định tại Hợp đồng này. Mọi quyết định của Ban điều hành sẽ được thông qua khi có ít nhất hai thành viên đồng ý;

Việc Biểu quyết phải được lập thành Biên bản chữ ký xác nhận của các Thành viên trong Ban điều hành;

5.3.  Trụ sở ban điều hành đặt tại: …….……………………………………

Điều 6.  Quyền và nghĩa vụ của Bên A

6.1.  Quyền của Bên A

………………………………………………………………………………………….…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….

– Được hưởng…..% lợi nhuận sau thuế từ hoạt động kinh doanh;

6.2.  Nghĩa vụ của Bên A

……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… 

Điều 7.  Quyền và nghĩa vụ của bên B

7.1.  Quyền của Bên B

-…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….      

– Được phân chia …% lợi nhuận sau thuế

7.2.  Nghĩa vụ của Bên B

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….

Điều 8.  Điều khoản chung          

8.1.  Hợp đồng này được hiểu và chịu sự điều chỉnh của Pháp luật nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

8.2.  Hai bên cam kết thực hiện tất cả những điều khoản đã cam kết trong hợp đồng.  Bên nào vi phạm hợp đồng gây thiệt hại cho bên kia (trừ trong trường hợp bất khả kháng) thì phải bồi thường toàn bộ thiệt hại xảy ra và chịu phạt vi phạm hợp đồng bằng 8% phần giá trị hợp đồng bị vi phạm;

8.3.  Trong quá trình  thực hiện hợp đồng nếu bên nào  có khó khăn trở ngại thì phải báo cho bên kia trong vòng 1 (một) tháng kể từ ngày có khó khăn trở ngại.

8.4.  Các bên có trách nhiệm thông tin kịp thời cho nhau tiến độ thực hiện công việc. Đảm bảo bí mật mọi thông tin liên quan tới quá trình kinh doanh;

8.5.  Mọi sửa đổi, bổ sung hợp đồng này đều phải được làm bằng văn bản và có chữ ký của hai bên. Các phụ lục là phần không tách rời của hợp đồng;

8.6.  Mọi tranh chấp phát sinh trong quá trình thực hiện hợp đồng được giải quyết trước hết qua thương lượng, hòa giải, nếu hoà giải không thành việc tranh chấp sẽ được giải quyết tại Tòa án có thẩm quyền.

Điều 9.  Hiệu lực Hợp đồng

9.1.  Hợp đồng chấm dứt khi hết thời hạn hợp đồng theo quy định tại Điều 2 Hợp đồng này hoặc các trường hợp khác theo quy định của pháp luật. Khi kết thúc Hợp đồng, hai bên sẽ làm biên bản thanh lý hợp đồng.

9.2.  Hợp đồng này được lập thành 02 (hai) bản bằng tiếng Việt, mỗi Bên giữ 01 (một) bản có giá trị pháp lý như nhau và có hiệu lực kể từ ngày ký.

 

Đại diện bên A

(Ký, ghi rõ họ tên)

Đại diện bên B

(Ký, ghi rõ họ tên)

 

Ví dụ hợp đồng hợp tác kinh doanh BCC ở Việt Nam

Để giúp bạn hiểu rõ hơn về hợp đồng hợp tác kinh doanh BCC là gì trên thực tế, Luật Hùng Sơn sẽ cung cấp thêm ví dụ cụ thể. Một trong số những dự án đầu tư theo hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh tại Việt Nam có thể kể đến dự án sau:

– Dự án đường ống dẫn khí Lô B – Ô Môn với tổng mức đầu tư 1.2 tỷ USD với các hạng mục công nghệ, thiết bị chính gồm:

  • Chiều dài tuyến ống 431km, công suất thiết kế 20.3 triệu m3, trong đó tuyến ống trên biển 295km vận chuyển khí từ Lô B đến trạm tiếp bờ tại An Minh (Kiên Giang);
  • Ống nhánh 37 km nối từ KP209 về trạm tiếp bờ Mũi Tràm để cấp bù khí cho đường ống PM3 – Cà Mau;
  • Tuyến ống trên bờ dài 102km chạy qua tỉnh Kiên Giang và thành phố Cần Thơ để cung cấp khi cho hai nhà máy điện tua-bin khí chu trình hỗn hợp, với công suất 750MW/nhà máy tại Trung tâm Điện lực Kiên Giang và các Nhà máy điện Ô Môn 1, công suất 660MW; Ô Môn 3 và Ô Môn 4, tổng công suất 2 x 750 MW (1500W) tại Trung tâm Điện lực Ô Môn (Cần Thơ).

– Ngày 11/3/2010, tại của sở của Tập đoàn dầu khí Việt Nam, Tổng công ty Khí Việt Nam, Công ty Chevron Việt Nam (Mỹ), Công ty TNHH Khai thác Mitsui Oil (Nhật Bản) và Công ty PTTEP (Thái Lan) đã ký hợp đồng BCC để thực hiện dự án này.

– Đường ống dẫn khí Lô B – Ô Môn là dự án quan trọng của Petrovietnam với mức tổng đầu tư là 1,2 tỷ USD trong đó PVGas có tham gia 51% và các đối tác nước ngoài tham gia 49%.

– Theo kế hoạch dự án sẽ được nghiệm thu và đi vào hoạt động từ Quý II/2020 và hiện tại vẫn chưa đi vào hoạt động do một số trở ngại khách quan.

Trên đây là một số quy định pháp luật, ví dụ thực tế giúp bạn hiểu hơn hợp đồng hợp tác kinh doanh BCC là gì? Ngoài ra, nếu bạn còn vướng mắc pháp lý nào chưa được giải quyết, hãy liên hệ ngay với Luật Hùng Sơn để nhận được sự hỗ trợ tư vấn chi tiết, cụ thể.

5/5 - (1 bình chọn)
Ls. Luyện Ngọc Hùng

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *


Tin mới

Các tin khác

Video tư vấn pháp luật

To-top
Developed by Luathungson.vn
Facebook Messenger
Chat qua Zalo
Tổng đài 19006518
Developed by Luathungson.vn