logo

Mẫu giấy ủy quyền tham dự đại hội cổ đông mới nhất

  • Ls. Nguyễn Minh Hải |
  • 10-06-2023 |
  • Biểu mẫu , |
  • 1892 Lượt xem

Mẫu giấy ủy quyền tham dự đại hội cổ đông, trước khi triệu tập cuộc họp Đại hội đồng cổ đông, công ty cần lên danh sách cổ đông có quyền tham dự họp Đại hội đồng cổ đông để gửi thư mời họp đến họ. Việc ủy quyền tham dự họp Đại hội đồng cổ đông diễn ra rất nhiều ở các công ty hiện nay. Nhưng để thực hiện việc ủy quyền như nào theo đúng pháp luật thì không phải ai cũng nắm bắt được. Luật Hùng Sơn xin cung cấp mẫu giấy ủy quyền tham dự đại hội cổ đông mới nhất.

Quảng cáo

Có được ủy quyền tham dự đại hội đồng cổ đông không?

Căn cứ theo điều 144 Luật Doanh nghiệp 2020 có quy định về thực hiện ủy quyền dự họp Đại hội đồng cổ đông như sau:

Việc ủy quyền cho cá nhân, tổ chức đại diện tham dự cuộc họp Đại hội đồng cổ đông phải được lập thành văn bản. Văn bản ủy quyền sẽ được lập theo đúng quy định của pháp luật về dân sự và phải nêu rõ thông tin về tên cá nhân, tổ chức được ủy quyền và số lượng cổ phần được ủy quyền biểu quyết. Cá nhân, tổ chức được ủy quyền tham dự cuộc họp Đại hội đồng cổ đông phải xuất trình văn bản ủy quyền khi đăng ký dự họp và thực hiện trước khi vào phòng họp.

Nội dung trong mẫu giấy ủy quyền tham dự đại hội cổ đông

Một số vấn đề quan trọng khi ủy quyền dự họp Đại hội đồng cổ đông là nội dung ủy quyền. Theo đó, người được ủy quyền chỉ được thực hiện trong phạm vi và nội dung được ủy quyền. Cổ đông có thể thực hiện việc ủy quyền toàn bộ cho người đại diện được quyền quyết định tất cả những vấn đề cần sự biểu quyết của cổ đông trong công ty, hoặc chỉ thị cho người đại diện ủy quyền phải thực hiện việc biểu quyết theo ý mình dựa trên các tài liệu đã được nhận trước khi tham dự cuộc họp ĐHĐCĐ (Đại hội đồng cổ đông) khai mạc.

Tuy nhiên, văn bản ủy quyền tham dự họp Đại hội đồng cổ đông lại phải làm theo mẫu của công ty, trong khi đó hầu như các mẫu chung trong Giấy ủy quyền của tất cả các công ty chỉ ghi ngắn gọn nội dung trong giấy ủy quyền như sau: “Thay mặt cho tôi tham dự và thực hiện biểu quyết tại Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 20… của Công ty cổ phần ABC với tư cách là đại diện cho tất cả số cổ phần mà tôi đang sở hữu”.

Như vậy, mặc nhiên các công ty đã bắt buộc cho các cổ đông bắt buộc phải ủy quyền toàn bộ cho người đại diện và cho người đại diện được toàn mình quyết định mà không có một yêu cầu cụ thể nào. Trường hợp người được ủy quyền muốn chỉ thị cho người được ủy quyền chỉ biểu quyết một cách cụ thể đối với các vấn đề bằng một văn bản khác thì có thể sẽ bị từ chối vì không được lập theo mẫu của Công ty cổ phần. Nếu có sự phát sinh tranh chấp giữa người ủy quyền và người được ủy quyền, thì trong các mẫu giấy ủy quyền này sẽ thể hiện chứng minh người được ủy quyền đã thực hiện đúng hay không đúng như theo ý chí của người ủy quyền, nhất là theo quy định pháp luật Việt Nam hiện nay không bắt buộc người được ủy quyền phải công khai về nội dung được ủy quyền biểu quyết, trừ những trường hợp tổ chức lưu ký được cổ đông của các công ty có niêm yết ủy quyền làm đại diện.

Mẫu giấy ủy quyền tham dự đại hội cổ đông mới nhất

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

——————–

GIẤY ỦY QUYỀN

Tham dự họp Đại hội đồng cổ đông năm 2021

(Dùng cho cổ đông là tổ chức)

1. Tên tổ chức: …………………………………………………………………………………….

Giấy chứng nhận cổ đông số: …………………………………………………………………..

Số Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh/Giấy phép thành lập: do …………………. cấp ngày …………………………………………………………………………………………………………..

Địa chỉ trụ sở chính: ……………………………………………………………………………….

Sở hữu số cổ phần (mệnh giá cổ phần: 10.000 đồng) là: ………………………………..

Bằng chữ: …………………………………………………………………………………………….

Quảng cáo

Người đại diện quản lý phần vốn góp: ……………………………………………………….

2. Ủy quyền cho: Ông/bà: ……………………………………………………………………….

Giấy chứng nhận cổ đông (nếu có): …………………………………………………………..

Số CMND/CCCD/Hộ chiếu:…………………………. cấp ngày:…………………………… tại:….

Nơi đăng ký HKTT:…………………………………………………………………

Thay mặt…….(tên tổ chức) tham dự cuộc họp Đại hội đồng cổ đông năm ………… của Công ty Cổ phần …… và đại diện …….. phiếu biểu quyết, bầu cử với tất cả số cổ phần mà …… sở hữu vào ngày kết sổ theo quy định.

Giấy ủy quyền này chỉ có giá trị khi tham dự Đại hội đồng cổ đông nói trên.

 

………….., ngày…tháng…năm 20….

Người nhận ủy quyền

(Ký và ghi rõ họ tên)

Đại diện quản lý phần vốn góp

(Ký và ghi rõ họ tên)

Đại diện theo pháp luật của tổ chức ủy quyền

(Ký và đóng dấu ghi rõ họ tên)

Ghi chú:

Giấy ủy quyền phải gửi trước 03 ngày cho Ban tổ chức trước khi Đại hội khai mạc;

Cổ đông khi đến tham dự Đại hội đồng cổ đông mang theo CMND/CCCD/Hộ chiếu và tài liệu dự họp;

Các trường hợp chậm trễ không có lý do chính đáng, Công ty sẽ không giải quyết.

Những quy định cần nắm rõ khi ủy quyền cho người khác tham dự đại hội đồng cổ đông

Số người tối đa được ủy quyền

Một vấn đề được đặt ra là một cổ đông có thể được ủy quyền cho bao nhiêu người dự họp và thực hiện việc biểu quyết tại ĐHĐCĐ?

Khoản 1 Điều 145 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định cổ đông là cá nhân, người đại diện theo ủy quyền của cổ đông là tổ chức ủy quyền cho “một người khác” dự họp Đại hội đồng cổ đông. Như vậy, căn cứ theo quy định này thì cổ đông là cá nhân chỉ có thể ủy quyền tối đa cho một người tham dự họp Đại hội đồng cổ đông, còn cổ đông là tổ chức có thể ủy quyền cho số người tham dự họp Đại hội đồng cổ đông tối đa bằng với số người đại diện theo ủy quyền đã được thông báo với công ty theo. Số lượng người được ủy quyền này có thể là 3, là 5, 7 hoặc nhiều hơn.

Trường hợp có nhiều hơn một người được đại diện theo ủy quyền được cử thì sẽ phải xác định cụ thể số cổ phần và số phiếu biểu quyết của mỗi người đại diện. Việc quy định về cổ đông là cá nhân chỉ được thực hiện việc ủy quyền cho một người tham dự họp Đại hội đồng cổ đông có thể hiểu xuất phát từ quan điểm “một người không thể mâu thuẫn với chính mình khi tham gia thực hiện các giao dịch”. Tuy nhiên, bản chất của công ty cổ phần là một công ty đối vốn và quyền biểu quyết của các cổ đông cũng dựa trên số lượng cổ phần mà họ được sở hữu. Nếu cổ đông là tổ chức thì chúng ta có thể hạn chế được sự rủi ro của “lạm quyền” bằng cách thực hiện việc ủy quyền cho nhiều người khác nhau.

Đối tượng được nhận ủy quyền

Căn cứ theo các quy định của Luật Doanh nghiệp 2020, cổ đông công ty là tổ chức khi thực hiện ủy quyền có quyền cử một hoặc một số người đại diện theo ủy quyền thực hiện các quyền cổ đông của mình theo quy định của pháp luật. Các quyền đó bao gồm: quyền dự họp và quyền biểu quyết trong cuộc họp Đại hội đồng cổ đông; trong trường hợp có nhiều hơn một người đại diện theo sự ủy quyền được cử thì sẽ phải xác định cụ thể chi tiết số cổ phần và số phiếu được bầu của mỗi người được  đại diện.

Đối tượng được nhận ủy quyền tham dự cuộc họp Đại hội đồng có thể là chính cổ đông trong Công ty hoặc người có đầy đủ năng lực hành vi dân sự. Người được ủy quyền nhận thức được việc ủy quyền của mình để tham gia vào cuộc họp Đại hội đồng cổ đông. Người được ủy quyền tham dự sẽ chỉ được biểu quyết về các vấn đề có trong nội dung ủy quyền, trong số cổ phần đã được ủy quyền cho thực hiện, không được thực hiện biểu quyền các nội dung không có trong ủy quyền việc thực hiện ủy quyền chỉ được tiến hành trong cuộc họp Đại hội đồng cổ đông trong công ty.

Luật Hùng Sơn hy vọng những gì chúng tôi tư vấn nêu trên sẽ giúp cho các bạn có cách hiểu đúng nhất về việc ủy quyền khi tham gia họp Đại hội đồng cổ đông trong công ty. Nếu còn bất cứ các vướng mắc gì quý khách vui lòng liên hệ tới Tổng đài tư vấn luật doanh nghiệp 1900 6518 để gặp Luật sư tư vấn trực tiếp.

5/5 - (1 bình chọn)
Ls. Nguyễn Minh Hải

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *


Tin mới

Các tin khác

Video tư vấn pháp luật

To-top
Developed by Luathungson.vn
Facebook Messenger
Chat qua Zalo
Tổng đài 19006518
Developed by Luathungson.vn