Mẫu đơn phản ánh ô nhiễm môi trường? Hành vi gây ô nhiễm môi trường bao giờ cũng là vấn đề được xã hội quan tâm, bởi lẽ nó gây ảnh hưởng xấu trực tiếp đến môi trường. Vậy khi phát hiện phải viết đơn tố cáo hành vi gây ô nhiễm môi trường như thế nào? Hãy chú ý theo dõi bài viết sau đây nhé.
Người có thẩm quyền làm đơn tố cáo hành vi gây ô nhiễm môi trường
Căn cứ Điều 162 Luật Bảo vệ môi trường năm 2014 có quy định: cá nhân có quyền tố cáo về hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường đến cơ quan, người có thẩm quyền theo quy định pháp luật về tố cáo.
Như vậy, mọi cá nhân đều có quyền làm đơn tố cáo hành vi gây ô nhiễm môi trường.
Thẩm quyền giải quyết đơn tố cáo hành vi gây ô nhiễm môi trường
Căn cứ Điều 41 Luật Tố cáo năm 2018 có quy định về thẩm quyền giải quyết tố cáo như sau:
- Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật của cơ quan, cá nhân, tổ chức mà nội dung tố cáo có liên quan đến chức năng quản lý nhà nước của cơ quan nào thì cơ quan đó sẽ có trách nhiệm giải quyết đơn tố cáo.
- Tố cáo nhiều hành vi vi phạm thuộc chức năng quản lý nhà nước của nhiều cơ quan thì các cơ quan trong phạm vi quyền hạn, nhiệm vụ của mình phải có trách nhiệm phối hợp với nhau để thống nhất xác định cơ quan có thẩm quyền chủ trì giải quyết. Hoặc báo cáo đến cơ quan quản lý nhà nước cấp trên để cơ quan đó quyết định giao cho một cơ quan có thẩm quyền chủ trì giải quyết.
- Tố cáo về hành vi vi phạm pháp luật thuộc thẩm quyền giải quyết của nhiều cơ quan thì cơ quan thụ lý đơn tố cáo đầu tiên sẽ có thẩm quyền giải quyết.
Nội dung đơn tố cáo hành vi gây ô nhiễm môi trường
Nội dung cơ bản của đơn tố cáo
- Ngày tháng năm làm đơn tố cáo.
- Họ và tên, địa chỉ của người làm đơn tố cáo, cách thức để cơ quan nhà nước liên hệ với người tố cáo.
- Hành vi gây ô nhiễm môi trường cụ thể như thế nào, người bị tố cáo và người khác (nếu có liên quan). Ngoài ra, còn cần thêm thông tin về người có hành vi gây ô nhiễm môi trường đó, bao gồm:
- Họ và tên cá nhân, tổ chức có hành vi gây ô nhiễm môi trường;
- Địa chỉ nơi cư trú, trụ sở nơi làm việc;
- Số điện thoại liên lạc…
- Cuối đơn, người tố cáo phải ký tên hoặc điểm chỉ.
- Ngoài ra, nếu thuộc trường hợp nhiều người cùng tố cáo về một hành vi gây ô nhiễm môi trường thì nội dung đơn tố cáo cần phải có thêm:
- Họ và tên, địa chỉ và cách thức để cơ quan nhà nước liên hệ với từng người tố cáo;
- Họ và tên của người đại diện cho những người cùng tố cáo đó;
- Cuối đơn, những người tố cáo phải ký tên hoặc điểm chỉ.
Các tài liệu cần thiết kèm theo
Ngoài viết đơn tố cáo gửi đến cơ quan có thẩm quyền, bạn cần phải chú ý nộp kèm theo các tài liệu, chứng cứ để chứng minh cho hành vi gây ô nhiễm môi trường đó:
- Văn bản kết luận về mức độ gây ô nhiễm môi trường do cơ quan có thẩm quyền đã thực hiện;
- Các văn bản, giấy tờ lấy ý kiến của người dân trong khu vực chịu ảnh hưởng từ hành vi gây ô nhiễm đó;
- Biên bản ghi lại cuộc họp giải quyết về hành vi gây ô nhiễm giữa các bên;
- Hình ảnh chụp lại, video quay lại hành vi ô nhiễm môi trường;
- Tài liệu chứng minh thiệt hại do hành vi gây ô nhiễm môi trường.
Mẫu đơn tố cáo
Sau đây là ảnh mẫu đơn tố cáo hành vi ô nhiễm môi trường:
Trên đây là một số thông tin quan trọng giúp bạn làm đơn tố cáo hành vi gây ô nhiễm môi trường khi phát hiện. Ngoài ra, nếu như bạn còn có vướng mắc về vấn đề pháp lý nào chưa được giải đáp, hãy liên hệ ngay với Luật Hùng Sơn để nhận được sự hỗ trợ tư vấn và giải đáp chi tiết.
- Thành lập trung tâm tư vấn du học như thế nào? - 22/02/2023
- Tìm hiểu FTA gồm những nước nào? - 22/02/2023
- Điều kiện và thủ tục mở lớp dạy thêm ở nhà theo quy định - 22/02/2023