Trả nợ cho công ty đã giải thể? Hiện nay có rất nhiều doanh nghiệp vì một số lý do mà bị bắt buộc giải thể hoặc quyết định giải thể. Đã có rất nhiều câu hỏi được gửi đến cho luật Hùng Sơn với nội dung liên quan đến việc “làm thế nào để trả nợ cho công ty đã giải thể?”, hãy tham khảo bài viết sau đây để hiểu rõ hơn về vấn đề này nhé.
Các điều kiện giải thể công ty
Trường hợp công ty có thể tự quyết định giải thể
Công ty có quyền quyết định giải thể trong các trường hợp sau đây:
- Hết thời hạn hợp đồng đã có trong điều lệ công ty mà không muốn gia hạn;
- Đối với doanh nghiệp tư nhân quyền giải thể phụ thuộc vào quyết định của chủ doanh nghiệp. Đối với các công ty hợp danh thì phụ thuộc vào tất cả các thành viên hợp danh, đối với công ty TNHH phụ thuộc vào chủ sở hữu, và đối với công ty cổ phần thì phụ thuộc vào ý kiến các cổ đông.
Trường hợp công ty bị bắt buộc phải giải thể
Công ty bị bắt buộc phải giải thể trong các trường hợp sau đây:
- Công ty trong vòng 06 tháng hoạt động không có đủ số thành viên tối thiểu mà không thực hiện các thủ tục chuyển đổi thành loại hình công ty khác;
- Công ty bị thu hồi giấy tờ chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Trường hợp này người quản lý sẽ liên quan và phối hợp với công ty chịu trách nhiệm về các khoản nợ còn lại.
Điều kiện bắt buộc để giải thể công ty
- Công ty phải đảm bảo đã thanh toán, giải quyết hết các công nợ và những nghĩa vụ liên quan khác thì mới được giải thể;
- Công ty muốn giải thể phải không thuộc trường hợp đang có tranh chấp phải giải quyết tại tòa án hoặc các cơ quan xét xử, trọng tài khác.
Xem chi tiết quy trình và thủ tục giải thể doanh nghiệp tại đây!
Đối tác có nghĩa vụ trả nợ cho công ty đã giải thể hay không?
Công ty đã giải thể có đòi được nợ hay không?
Trước khi giải thể, công ty phải tính toán các giá trị tài sản còn lại để thanh toán hết các khoản nợ của công ty hình thành trong quá trình hoạt động kinh doanh. Đối với trường hợp này, nếu công ty đang có những khoản nợ chưa đòi được hoặc chưa đến hạn đòi thì đều được tính vào giá trị tài sản thuộc sở hữu của công ty.
Vậy, quyền đòi nợ này sẽ được sử dụng để trả các khoản nợ còn thiếu. Khi đó, công ty có thể chuyển giao quyền đòi nợ cho bên chủ nợ của mình. Quyền đòi nợ được chuyển giao có nghĩa là chủ thể được chuyển giao đó có quyền đòi nợ trực tiếp với bên vay kia, như thế nợ thì vẫn phải trả nhưng không trả cho bên công ty đã giải thể nữa mà sẽ trả cho bên được chuyển giao.
Nếu tài sản của công ty đã giải thể lớn hơn số nợ kinh doanh công ty chưa trả thì các chủ nợ có quyền đồng ý hoặc không nhận chuyển giao số nợ đó. Công ty sau khi trả hết số nợ vẫn còn dư ra một phần tài sản kể cả cái quyền đòi nợ đã nói ở trên. Các chủ sở hữu công ty sẽ được chuyển giao lại phần tài sản này. Do đó, khi đến hạn đòi nợ, bên nợ sẽ trực tiếp trả nợ cho công ty đã giải thể qua chủ sở hữu cũ của công ty đó.
Cách yêu cầu đối tác phải trả nợ cho công ty đã giải thể
Để buộc các bên vay trả nợ cho công ty đã giải thể, chủ sở hữu công ty đó cần thực hiện theo quy định có trong luật Thương mại năm 2005.
Hình thức giải quyết tranh chấp gồm:
- Các bên thương lượng với nhau;
- Nhờ bên trung gian hòa giải tiến hành các cuộc họp nhằm hòa giải tìm tiếng nói chung giữa các bên;
- Nộp hồ sơ lên tòa hoặc các bên trọng tài để giải quyết theo quy định pháp luật.
Theo đó, đại diện giữa hai bên nợ và bên cho vay tự thỏa thuận, thương lượng với nhau. Nếu sau khi hòa giải, thương lượng mà bên vay vẫn không trả nợ cho công ty đã giải thể thì chủ sở hữu của công ty đã giải thể sẽ làm thủ tục và khiếu nại lên tòa trong thời gian 9 tháng kể từ ngày bên vay phi phạm hợp đồng.
Để khiếu nại lên tòa và buộc đối tác phải trả nợ cho công ty đã giải thể cần tiến hành nhiều thủ tục pháp lý theo quy định. Trong trường hợp cần thiết quý khách hàng có thể tìm đến luathungson.vn một công ty luật đủ khả năng về chuyên môn và kinh nghiệm để được tư vấn và hướng dẫn cụ thể, chất lượng.
- Thủ tục thay đổi người đại diện theo pháp luật - 28/05/2023
- Mẫu tờ trình đề nghị giải thể cập nhật mới nhất - 25/05/2023
- Giấy phép nhập khẩu thực phẩm mới nhất - 24/05/2023