Khi chuyển hộ khẩu thường trú thì có cần phải đổi căn cước công dân?

Chào Luật sư, tôi có một câu hỏi thắc mắc cần được Luật sư giải đáp cho tôi như sau: Gia đình tôi vừa chuyển hộ khẩu từ tỉnh Bình Thuận vào Thành phố Hồ Chí Minh. Nhưng tôi nghe được là phải chuyển đổi chứng minh nhân dân (tức là căn cước công dân hiện tại) nhưng có người lại bảo là không cần phải chuyển đổi. Tôi muốn hỏi Luật sư rằng việc tôi chuyển hộ khẩu thường trú thì có cần phải đổi căn cước công dân không? Tôi xin chân thành cảm ơn.

Quảng cáo

♦ Luật sư tư vấn:

Cảm ơn câu hỏi của bạn đã được gửi đến Công ty Luật Hùng Sơn, về vấn đề mà bạn đang thắc mắc chúng tôi xin được phép giải đáp cụ thể như sau.

1. Căn cứ pháp lý quy định việc đổi căn cước công dân trong trường hợp chuyển hộ khẩu.

– Nghị định số 05/1999/NĐ-CP.

Luật Căn cước công dân năm 2014.

– Thông tư số 11/2016/TT-BCA quy định về trình tự đổi, cấp hoặc cấp lại thẻ căn cước công dân.

– Thông tư số 170/2015/TT-BTC quy định mức thu, chế độ thu, nộp và việc quản lý lệ phí thẻ căn cước công dân.

đổi căn cước công dân

2. Các trường hợp cần phải đổi căn cước công dân.

Căn cứ theo Khoản 5 Nghị định số 05/1999/NĐ-CP của Chính phủ về Chứng minh nhân dân được sửa đổi và bổ sung bởi Nghị định số 170/2007/NĐ-CP, Nghị định số 106/2013/NĐ-CP quy định về các trường hợp cần phải đổi thẻ căn cước công dân (CMND) cụ thể như sau:

Quảng cáo

– Chứng minh nhân dân đã hết thời hạn sử dụng

– Chứng minh nhân dân bị hư hỏng và không sử dụng được

– Khi công dân thay đổi họ, chữ đệm, tên, ngày, tháng hoặc năm sinh.

– Khi công dân thay đổi hộ khẩu thường trú của mình ngoài phạm vi tỉnh hoặc thành phố trực thuộc Trung ương

– Khi công dân đã thay đổi đặc điểm dùng để nhận dạng

– Trường hợp mà công dân đã mất chứng minh nhân dân thì phải làm thủ tục để được cấp lại chứng minh nhân dân (thẻ căn cước công dân).

Như vậy, trường hợp của bạn với thông tin bạn đã nêu rằng bạn chuyển hộ khẩu từ tỉnh Bình Thuận vào Thành phố Hồ Chí Minh nên căn cứ theo các trường hợp phải đổi thẻ căn cước công dân thì bạn phải tiến hành đổi thẻ căn cước công dân theo đúng thủ tục, quy định của pháp luật. Ngoài ra, nếu gia đình bạn có nhiều người chúng tôi khuyên bạn nên thực hiện thủ tục để gia đình bạn có thể hoàn toàn đổi lại thẻ căn cước công dân cho phù hợp với quy định của pháp luật.

3. Thủ tục đổi thẻ căn cước công dân khi chuyển hộ khẩu thường trú.

Hồ sơ thay đổi thẻ căn cước công dân:

  • Hộ khẩu thường trú mới
  • Tờ khai xin được cấp thẻ căn cước công dân hoặc CMND (theo mẫu pháp luật quy định)
  • Thẻ căn cước hoặc CMND cũ cần đổi
  • Chụp ảnh thực hiện tại Cơ quan Công an nơi làm thẻ căn cước công dân
  • In vân tay của hai ngón trỏ thực hiện tại Cơ quan Công an nơi làm thẻ căn cước công dân

Trình tự, thủ tục thay đổi thẻ căn cước công dân:

  •   Công dân người làm lại thẻ căn cước công dân điền vào Tờ khai căn cước công dân.
  •   Cán bộ của Cơ quan Công án sẽ tiến hành tiếp nhận hồ sơ xin đề nghi cấp thẻ Căn cước công dân, đối chiếu giữa thông tin trên tờ khai và thông tin trên cơ sở dữ liệu của quốc gia để xác minh lại và thống nhất các nội dung đang thực hiện. Nếu như trong trường hợp cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư không tìm thấy thông tin hoặc chưa đi vào vận hành thì cán bộ thực hiện yêu cầu công dân xuất trình ra sổ hộ khẩu.
  •   Nếu công dân chuyển từ chứng minh nhân dân có 9 số hoặc có 12 số sang thẻ căn cước công dân thì cán bộ của Cơ quan Công an sẽ tiến hành tiếp nhận hồ sơ, thu, nộp và xử lý.
  •   Cán bộ của Cơ quan Công an quản lý căn cước công dân sẽ chụp ảnh, thu thập vân tay của công dân, đặc điểm dùng để nhận dạng của công dân người làm thủ tục đổi lại căn cước công dân để ghi vào phiếu thu nhận thông tin về căn cước công dân, Thẻ căn cước công dân phù hợp với quy định của pháp luật.
  •   Cán bộ của Cơ quan Công an quản lý căn cước công dân sẽ cấp cho công dân giấy hẹn trả thẻ Căn cước công dân và nếu như hồ sơ hoặc thủ tục còn chưa hoàn thiện thì cán bộ phải có trách nhiệm hướng dẫn công dân thực hiện cho hoàn thiện thủ tục làm thẻ căn cước công dân.
  •   Cơ quan Công an nơi đã tiếp nhận hồ sơ xin được cấp thẻ căn cước công dân thì phải cấp giấy chứng nhận số Thẻ căn cước công dân và tiến hành trả Thẻ căn cước công dân theo đúng như thời gian và địa điểm như đã ghi nhận trong giấy hẹn. Và địa điểm trả Thẻ căn cước công dân chính là nơi công dân làm thủ tục xin cấp thẻ. Và nếu như địa điểm mà công dân muốn trả Thẻ căn cước công dân không phải là nơi mà công dân làm hồ sơ xin cấp thẻ thì phải ghi địa chỉ đầy đủ vào Tờ khai xin cấp thẻ căn cước, đảm bảo Cơ quan sẽ chuyển đúng thời hạn và địa điểm như trong Tờ khai và công dân phải chịu tiền phí chuyển phát.

Như vậy, trên đây là những tư vấn của Công ty Luật Hùng Sơn về vấn đề mà bạn đang thắc mắc là chuyển hộ khẩu có cần đổi căn cước công dân không thì trong trường hợp của bạn là chuyển hộ khẩu vào tỉnh khác nên phải tiến hành đổi lại thẻ căn cước và việc đổi lại thẻ căn cước công dân phải làm theo đúng trình tự, thủ tục do luật định. Nếu như bạn còn thắc mắc về vấn đề này, vui lòng liên hệ cho chúng tôi để có thể được tư vấn thêm thông tin chi tiết.

Vui lòng đánh giá!
Ls. Nguyễn Minh Hải

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *


Tin mới

Các tin khác

Video tư vấn pháp luật

To-top
Developed by Luathungson.vn
Facebook Messenger
Chat qua Zalo
Tổng đài 19006518
Developed by Luathungson.vn