Luật Căn cước công dân của Quốc hội, số 59/2014/QH13
TÓM TẮT VĂN BẢN
Từ 2016, cấp thẻ Căn cước công dân thay cho Chứng minh nhân dân
Quốc hội vừa thông qua Luật Căn cước công dân, số 59/2014/QH13 ngày 20/11/2014, quyết định cấp thẻ Căn cước công dân cho mọi công dân Việt Nam từ đủ 14 tuổi trở lên từ ngày 01/01/2016.
Thẻ Căn cước công dân là giấy tờ tùy thân của công dân Việt Nam, có giá trị chứng minh về căn cước công dân của người được cấp thẻ để thực hiện các giao dịch trên lãnh thổ Việt Nam; được sử dụng thay cho việc sử dụng Hộ chiếu trong trường hợp Việt Nam và nước ngoài ký kết điều ước hoặc thỏa thuận quốc tế cho phép công dân nước ký kết được sử dụng thẻ thay cho việc sử dụng Hộ chiếu trên lãnh thổ của nhau.
Về các thông tin thể hiện trên thẻ Căn cước công dân, Luật quy định, mặt trước thẻ có hình Quốc huy; dòng chữ “Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Độc lập – Tự do – Hạnh phúc”; “Căn cước công dân”; ảnh, số thẻ, họ, chữ đệm và tên khai sinh, ngày, tháng, năm sinh, giới tính, quốc tịch, quê quán, nơi thường trú và ngày, tháng, năm hết hạn. Mặt sau thẻ có bộ phận lưu trữ thông tin được mã hóa; vân tay, đặc điểm nhân dạng của người được cấp thẻ; ngày, tháng, năm cấp thẻ; họ, chữ đệm và tên, chức danh, chữ ký của người cấp thẻ và dấu có hình Quốc huy của cơ quan cấp thẻ.
Đối với Chứng minh nhân dân đã được cấp trước ngày 01/01/2016, Quốc hội khẳng định vẫn có giá trị sử dụng đến hết thời hạn theo quy định; khi công dân có yêu cầu thì được đổi sang thẻ Căn cước công dân. Riêng các loại biểu mẫu đã phát hành có quy định sử dụng thông tin từ Chứng minh nhân dân chỉ được tiếp tục sử dụng đến hết ngày 31/12/2019.
Luật này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2016.
Để xem chi tiết nội dung Luật căn cước công dân 2014 vui lòng
- Thủ tục làm sổ đỏ mới nhất 2023: Cần giấy tờ gì? Chi phí bao nhiêu? - 11/09/2023
- Đăng ký mã vạch sản phẩm mới nhất năm 2023 - 10/09/2023
- Thủ tục đăng ký website với bộ công thương mới nhất - 10/09/2023