Nhãn hiệu là tài sản vô hình và cũng có thể giao dịch chuyển bình thường như các loại tài sản khác. Tuy nhiên, đối với nhãn hiệu việc chuyển nhượng sẽ được giám sát bởi cơ quan nhà nước thông qua việc đăng ký hợp đồng chuyển nhượng này, Luật Hùng Sơn sẽ cùng mọi người tìm hiểu về điều kiện đối với việc chuyển nhượng nhãn hiệu.
Điều kiện đối với việc chuyển nhượng nhãn hiệu
- Việc chuyển nhượng nhãn hiệu phải được thực hiện dưới hình thức hợp đồng bằng văn bản.
- Hợp đồng chuyển nhượng nhãn hiệu chỉ có hiệu lực khi đã được đăng ký tại cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp tại Việt Nam là Cục Sở hữu trí tuệ;
- Trường hợp bên chuyển nhượng nhãn hiệu có tên thương mại trùng với nhãn hiệu chuyển nhượng thì phải thực hiện thay đổi tên thương mại trước khi thực hiện chuyển nhượng nhãn hiệu để tránh xung đột quyền với bên nhận chuyển nhượng.
- Chủ sở hữu nhãn hiệu chỉ được chuyển nhượng nhãn hiệu và quyền của mình trong phạm vi được bảo hộ.
- Việc chuyển nhượng quyền đối với nhãn hiệu không được gây ra sự nhầm lẫn về đặc tính, nguồn gốc, tên thương mại hoặc các nhãn hiệu liên kết của Công ty đối với hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu.
- Quyền đối với nhãn hiệu chỉ được chuyển nhượng cho tổ chức, cá nhân đáp ứng các điều kiện đối với người có quyền đăng ký nhãn hiệu đó.
- Hợp đồng chuyển nhượng nhãn hiệu chỉ có hiệu lực khi đã được đăng ký tại cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp tại Việt Nam là Cục Sở hữu trí tuệ;
Thủ tục thực hiện chuyển nhượng nhãn hiệu
Thủ tục chuyển nhượng được thực hiện theo các bước như sau:
Bước 1: Hai bên xác lập hợp đồng chuyển nhượng nhãn hiệu
Hai bên nhận và chuyển sẽ thỏa thuận về việc ký hợp đồng chuyển nhượng nhãn hiệu trước khi soạn thảo và ký kết hợp đồng với các nội dung chính như sau:
– Tên và địa chỉ đầy đủ của bên chuyển nhượng và bên được chuyển nhượng
– Số văn bằng nhãn hiệu chuyển nhượng
– Căn cứ chuyển nhượng
– Giá chuyển nhượng
– Quyền và nghĩa vụ của bên chuyển nhượng và bên được chuyển nhượng
Bước 2: Nộp hồ sơ chuyển nhượng tại Cục Sở hữu trí tuệ
Bên thực hiện thủ tục sẽ nộp hồ sơ như sau:
– Tờ khai đăng ký chuyển nhượng nhãn hiệu;
– Bản gốc hoặc bản sao hợp lệ hợp đồng chuyển nhượng nhãn hiệu;
– Bản gốc văn bằng bảo hộ nhãn hiệu (giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu);
– Văn bản đồng ý của các đồng chủ sở hữu, văn bản giải trình lý do không đồng ý của bất kỳ đồng chủ sở hữu nào về việc chuyển giao quyền nếu quyền sở hữu nhãn hiệu thuộc sở hữu chung;
– Giấy ủy quyền nộp hồ sơ (nếu có)
Bước 3: Thẩm định hồ sơ đăng ký hợp đồng chuyển nhượng tại Cục SHTT
Trường hợp hồ sơ đăng ký hợp lệ thì Cục Sở hữu trí tuệ sẽ cấp thay đổi thông tin chủ sở hữu kèm theo văn bằng bảo hộ cũ
Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ thì cục sẽ ra thông báo để bổ sung các thiếu sót của hồ sơ trong vòng 02 tháng, trong trường hợp hết thời gian mà chủ đơn không phản hồi hoặc phản hồi mà chưa đáp ứng được thì cục sẽ từ chối thực hiên việc thay đổi ghi nhận hợp đồng chuyển nhượng.
Trên đây là những hướng dẫn thực hiện thủ tục chuyển nhượng nhãn hiệu mà Luật Hùng Sơn chia sẻ. Nếu bạn đang có dự định chuyển nhượng nhãn hiệu, hãy liên hệ với chúng tôi qua hotline: 1900.6518 để được tư vấn chi tiết hơn nhé!
- Mã ngành 4610 gồm những ngành nào? - 27/03/2023
- Cạnh tranh không lành mạnh là gì? - 27/03/2023
- Thủ tục làm mã vạch sản phẩm như thế nào? - 26/03/2023