logo

Đăng ký tên thương hiệu độc quyền như thế nào?

Nhãn hiệu là một trong những đối tượng của quyền sở hữu công nghiệp. Nhãn hiệu hay còn được bắt gặp với tên gọi dễ nhận diện là tên thương hiệu độc quyền hay thương hiệu độc quyền, bản quyền nhãn hiệu… Vậy thủ tục đăng ký tên thương hiệu độc quyền như thế nào? Đến cơ quan nào để đăng ký độc quyền nhãn hiệu? Hướng dẫn dưới đây của Luật Hùng Sơn sẽ cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích về thủ tục xác lập quyền đối với thương hiệu.

Quảng cáo

Tên thương hiệu là gì?

Trong tiếng Anh, tên thương hiệu là Brand name. Là một trong những yếu tố quan trọng trong quá trình tạo lập và xây dựng thương hiệu trong lòng khách hàng và xây dựng hình ảnh trên thị trường. Thương hiệu là danh từ riêng là tên gọi khi nhắc đến một sản phẩm cụ thể. Thay vì phải nói Bánh của công ty Kinh Đô, thì tên thương hiệu “COSY” giúp xác định cụ thể và rõ ràng về sản phẩm được cung cấp bởi một đơn vị cụ thể.

Trong quy định cụ thể của pháp luật, thương hiệu hay nhãn hiệu được định nghĩa “Là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau.” (Khoản 16 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam năm 2005, sửa đổi bởi Khoản 2 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ 2009)

Quy định trên là định nghĩa của pháp luật SHTT Việt Nam về nhãn hiệu. Mỗi quốc gia sẽ có định nghĩa về nhãn hiệu khác nhau. Nhưng bản chất của nhãn hiệu chính là chức năng phân biệt hàng hóa, dịch vụ cùng loại của những cá nhân, tổ chức khác nhau.

Vai trò của tên thương hiệu với doanh nghiệp là gì?

Chức năng chính của thương hiệu là phân biệt giữa hàng hóa A của chủ thể X với hàng hóa B cùng loại của chủ thể Y. Tên thương hiệu là các người tiêu dùng gọi tên sản phẩm. Chẳng hạn kem đánh răng Colgate với kem đánh răng Closeup. Với người tiêu dùng, khách hàng tên thương hiệu giúp họ phân biệt và lựa chọn. Còn với doanh nghiệp, nhà sản xuất tên thương hiệu có vai trò sau:

Vai trò nhận biết: Tương tự chức năng chính, vai trò đặc trưng là nhận biết của thương hiệu là yếu tố chỉ dẫn cho doanh nghiệp trong quản trị nội bộ và điều hành hoạt động kinh doanh. Chẳng hạn cùng là sản phẩm giấy, khăn giấy của “Công ty cổ phần Thế Giới Giấy” có các nhãn hiệu: “PUSI”, “An Khang”.

Cùng là sản phẩm mì ăn liền nhưng Công ty ACECOOK sở hữu vô vàn nhãn hiệu: “Miến Phú Hương” , “Hảo Hảo”, “Cô Tấm”, “Đệ Nhất”, “Nhật Hương”, …

Vai trò chỉ dẫn và cung cấp thông tin: Lấy ví dụ nhãn hiệu của ACECOOK, hầu hết các sản phẩm của công ty đều chứa chỉ dẫn “ACECOOK”. Đây là dấu hiệu-nhãn hiệu chỉ dẫn cho người tiêu dùng biết được nguồn gốc của hàng hóa, đơn vị sản xuất hàng hóa.

Vai trò gia tăng giá trị sản phẩm: Giữa một sản phẩm có nhãn hiệu và sản phẩm không nhãn hiệu. Chắc chắn người tiêu dùng sẽ lựa chọn sản phẩm có thông tin và có nhãn hiệu rõ ràng. Nó mang lại cho người tiêu dùng sự cảm nhận và ấn tượng sau khi trải nghiệm. Chẳng hạn sản phẩm mang nhãn hiệu “HERMES” ngày càng gia tăng giá trị, bởi trước hết sản phẩm này mang nhãn hiệu “HERMES”. Bản thân sản phẩm dù là gì nhưng thuộc nhãn hiệu trên thì chắc chắn đắt đỏ và giá trị cao.

Thủ tục đăng ký tên thương hiệu độc quyền như thế nào?

Ở Việt Nam, thủ tục đăng ký nhãn hiệu, thương hiệu được thực hiện tại Cục Sở hữu trí tuệ- Bộ Khoa học và công nghệ. Quyền đối với tên thương hiệu không mặc nhiên phát sinh mà phải thông qua thủ tục đăng ký và trải qua quá trình thẩm định. Thủ tục đăng ký tên thương hiệu như sau:

3.1 Hồ sơ đăng ký nhãn hiệu gồm những gì?

Bộ hồ sơ đăng ký độc quyền tên thương hiệu gồm:

Tờ khai đăng ký nhãn hiệu theo mẫu (02 bản). Tờ khai đăng ký thể hiện các thông tin của chủ đơn, tổ chức đại diện, mẫu nhãn hiệu, mô tả mẫu nhãn hiệu, phạm vi bảo hộ và chữ ký của chủ đơn hoặc tổ chức đại diện.

  • Mẫu nhãn hiệu (05 mẫu kích thước 80 x 80 mm trên 1 tờ A4);
  • Giấy ủy quyền (nếu hồ sơ đăng ký được nộp bởi tổ chức đại diện);
  • Bản sao chứng từ nộp phí, lệ phí (Nếu nộp hồ sơ qua đường bưu điện)
  • Tài liệu khác (Chứng minh quyền nộp đơn).

3.2. Nộp hồ sơ Đăng ký tên thương hiệu ở đâu?

Hồ sơ Đăng ký nhãn hiệu có thể nộp thông qua những con đường:

Quảng cáo
  • Nộp trực tiếp tại trụ sở Cục SHTT hoặc văn phòng Cục SHTT;
  • Nộp online qua hệ thống dịch vụ công và nộp kèm bản gốc tại trụ sở hoặc văn phòng Cục.
  • Nộp qua đường bưu điện đến trụ sở Cục SHTT hoặc văn phòng của Cục SHTT.

Chủ đơn chuẩn bị bộ hồ sơ theo hướng dẫn ở trên sau đó lựa chọn nộp theo  một trong ba cách trên.

3.3 Phí đăng ký tên thương hiệu hết bao nhiêu?

Chi phí đăng ký nhãn hiệu có thể gồm: Lệ phí nhà nước; Phí dịch vụ (nếu có).

Biểu phí đăng ký nhãn hiệu được quy định cụ thể tại Thông tư 263/2016/TT-BTC về chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí sở hữu công nghiệp.

Theo đó, chi phí cơ bản cho việc nộp đơn đăng ký 1 thương hiệu với 1 lĩnh vực (1 nhóm) như sau:

  • Lệ phí nộp đơn: 150.000 đồng
  • Phí công bố đơn: 120.000 đồng
  • Phí tra cứu phục vụ việc thẩm định đơn: 180.000 đồng
  • Phí thẩm định đơn: 550.000 đồng

Như vậy, với 1 nhãn hiệu đăng ký bảo hộ cho 1 nhóm cụ thể (gồm dưới 06 sản phẩm hàng hóa/dịch vụ) cần lệ phí nhà nước là 1.000.000 đồng.

Chi phí đăng ký càng cao nếu phạm vi bảo hộ (số nhóm, số sản phẩm trong nhóm) càng nhiều.

Vài lưu ý khi đăng ký tên thương hiệu độc quyền

Một vài lưu ý khi đăng ký nhãn hiệu sau có thể hữu ích cho bạn khi nộp hồ sơ đăng ký nhãn hiệu:

Thứ nhất, chuẩn bị chi phí nộp đơn đăng ký nhãn hiệu. Chi phí nộp đơn cần nộp ngay tại thời điểm nộp hồ sơ, do đó các chủ đơn cần chuẩn bị trước lệ phí dựa trên Thông tư 263/2016. Với trường hợp không nộp hoặc nộp không đủ phí nộp đơn. Đơn đăng ký có thể bị từ chối tiếp nhận hoặc thẩm định.

Thứ hai, chuẩn bị bộ hồ sơ đăng ký hoàn chỉnh theo yêu cầu. Đọc kỹ các mục cần điền thông tin. Với các mục mô tả nhãn hiệu cần mô tả đầy đủ, ngắn gọn, súc tích.

Thứ ba, phân loại hàng hóa, dịch vụ chính xác. Đơn đăng ký độc quyền nhãn hiệu có thể bị từ chối hình thức nếu đơn không được phân loại chính xác phạm vi, danh mục nhóm đăng ký.

Thứ tư, mẫu nhãn hiệu nộp kèm theo và mẫu nhãn hiệu dán trên hai bản Tờ khai phải trùng nhau. Không sai khác về kích thước, màu sắc, bố cục.

Thứ năm, sau khi đăng ký nhãn hiệu. Người nộp đơn cần chủ động theo sát toàn bộ chu trình đăng ký của đơn, theo sát quá trình thẩm định,

Luật Hùng Sơn là tổ chức đại diện sở hữu công nghiệp có thâm niên và kinh nghiệm trong hoạt động xác lập quyền sở hữu công nghiệp nói chung, quyền đối với tên thương hiệu nói riêng. Bạn đọc có thể liên hệ chúng tôi để được tư vấn và hỗ trợ dịch vụ đăng ký tên thương hiệu, đăng ký nhãn hiệu độc quyền. Vui lòng gọi điện cho Luật Hùng Sơn qua Tổng đài: 1900.6518.

Vui lòng đánh giá!
Ls. Luyện Ngọc Hùng

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *


Tin mới

Các tin khác

Video tư vấn pháp luật

To-top
Developed by Luathungson.vn
Facebook Messenger
Chat qua Zalo
Tổng đài 19006518
Developed by Luathungson.vn