logo

Có phải dù uống ít hay nhiều rượu đều không được lái xe hay không?

Hiện nay, câu hỏi mà công ty luật Hùng Sơn nhận được nhiều nhất đó là “Có phải cứ uống rượu thì không được phép lái xe hay không?” Sau đây chúng tôi xin giải đáp thắc mắc cho bạn đọc đối với vấn đề nêu trên một cách rõ ràng nhất.

1. Dù uống ít hay nhiều rượu đều không được phép lái xe:

– Cụ thể, tại Khoản 6 của Điều 5 Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia năm 2019 có quy định rõ như sau:

Nghiêm cấm đối với hành vi điều khiển phương tiện giao thông mà trong máu hoặc trong hơi thở có nồng độ cồn.

– Để làm rõ hơn vấn đề này thì theo khoản 1 Điều 21 và khoản 3 của  Điều 21 Luật này quy định như sau:

Người điều khiển phương tiện giao thông như xe máy, xe tải, oto,.. thì không được phép uống rượu, bia dù là uống trước khi tham gia giao thông hay uống trong quá trình tham gia giao thông.

– Theo đó, Cơ quan nhà nước có thẩm quyền, người có thẩm quyền sẽ có trách nhiệm đối với việc kiểm tra nồng độ cồn trong máu, nồng độ cồn trong hơi thở của người lái xe đang tham gia giao thông hoặc người lái xe gây ra tai nạn giao thông.

Như vậy, kể từ ngày Luật này có hiệu lực thì trong tất cả trường hợp lái xe khi trước đó đã uống rượu, bia hoặc trong khi tham gia giao thông uống rượu bia đều sẽ bị nghiêm cấm hoàn toàn, kể cả việc uống rất ít đi chăng nữa, cho dù là điều khiển phương tiện là xe đạp hay điều khiển ô tô, xe máy, xe tải,…

uống rượu không được lái xe

2. Quy định xử phạt về hành vi lái xe sau khi uống rượu:

Hiện nay, theo Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia thì quy định về việc cấm lái xe sau khi đã uống rượu, bia đã chính thức được áp dụng trên thực tế,

Tuy nhiên, Nghị định 46/2016/NĐ-CP quy định về việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ thì hiện nay vẫn chưa kịp thời sửa đổi  để đáp ứng phù hợp theo luật phòng chống tác hại rượu bia vừa có hiệu lực.

Cụ thể, theo Nghị định 46/2016/NĐ-CP mới chỉ quy định:

  • Theo khoản 6 Điều 5 của nghị định này thì trường hợp người điều khiển ô tô mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn nhưng chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở thì mức phạt tiền từ 2 triệu đồng cho đến 3 triệu đồng;
  • Theo khoản 6 Điều 6 của nghị định này thì trường hợp người điều khiển xe máy mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở thì mức phạt tiền từ 1 triệu đồng đến 2 triệu đồng.

Theo như quy định của nghị định 46/206/NĐ-CP thì đối với người lái xe ô tô, dù là người này uống ít hay uống nhiều thì đều bị xử phạt.

Nhưng đối với người lái xe máy thì lại khác, tức là phải có nồng độ cồn > 50 miligam/100 millít máu hoặc > 0,25 miligam/1 lít khí thở thì người lái xe máy này mới bị xử phạt.

Cũng theo nghị định này, đối với người đi xe đạp hoàn toàn chưa có quy định về mức xử phạt.

Trong khi đó, theo Luật Phòng, chống tác hại rượu, bia vừa mới có hiệu lực thì mọi trường hợp lái xe sau khi đã uống rượu, bia đều được xem là phạm luật. Như vậy, có thể thấy pháp luật hiện hành vẫn chưa quy định xử phạt đối với các trường hợp dưới đây:

  • Người điều khiển xe máy mà có nồng độ cồn < 0,25 miligam/1 lít khí thở hoặc < 50 miligam/100 mililit máu;
  • Và trường hợp người đi xe đạp sau khi đã uống rượu, bia.

Tóm lại, theo pháp luật hiện hành sau khi bạn đã uống rượu bia, dù bạn uống ít hay bạn uống nhiều rượu bia, dù bạn điều khiển phương tiện gì đi chăng nữa mà lái xe thì xem như là vi pháp luật và sẽ bị xử lí.

>>> Địa điểm không được uống rượu bia theo quy định mới nhất 2020

Hy vọng bài viết của chúng tôi, giúp ích cho mọi người trong việc chấp hành an toàn giao thông cho chính mình và cho người khác.

Vui lòng đánh giá!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *


Tin mới

Các tin khác

Video tư vấn pháp luật

To-top