Như thế nào gọi là những người có họ trong phạm vi ba đời?

Quan hệ hôn nhân từ bao đời nay luôn được dân tộc Việt Nam đề cao là mối quan hệ thiêng liêng nhất. Nhưng theo phong tục của Việt Nam vẫn có những trường hợp do có gọi là họ hàng nên không được phép kết hôn với nhau. Nhưng “họ hàng” theo thuật ngữ pháp lý là gì và những trường hợp nào trong “họ hàng” mới được phép kết hôn với nhau? Có họ trong phạm vi ba đời có phải là “họ hàng” được phép kết hôn với nhau theo quy định pháp luật không?  Và liệu rằng có phải những người có họ trong phạm vi ba đời là những người có cùng dòng máu về trực hệ không?

Quảng cáo

Chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu qua những thông tin được quy định những vấn đề trên trong Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 sau đây:

1. Thế nào là những người có cùng dòng máu về trực hệ?

– Căn cứ theo Khoản 17 Điều 3 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 về giải thích từ ngữ thì khái niệm về những người có cùng dòng máu về trực hệ được hiểu là những người có quan hệ huyết thống với nhau, trong đó thì người này sẽ sinh ra người kia kế tiếp nhau.

– Ví dụ: A (ông bạn), B (bà bạn), C (bố bạn), D (mẹ bạn), E (bạn).

A + B => sinh ra C, C + D => sinh ra E.

Như vậy, những người có cùng dòng máu về trực hệ ở đây được xét thành hai mối quan hệ: người có cùng dòng máu về trực hệ trong mối quan hệ ông bà bạn sinh ra bố của bạn; người có cùng dòng máu về trực hệ trong mối quan hệ bố bạn sinh ra ban.

 

có họ trong phạm vi ba đời

2. Thế nào là những người có họ trong phạm vi ba đời?

– Căn cứ theo Khoản 18 Điều 3 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 về giải thích từ ngữ thì khái niệm về những người có họ ba đời được hiểu là những người do có cùng một gốc sinh ra bao gồm đời thứ nhất là cha và mẹ, đời thứ hai là anh, chị, em cùng cha cùng mẹ, có thể cùng cha khác mẹ, có thể cùng mẹ khác cha; đời thứ ba là anh, chị, em con của chú, con của bác, con của cô, con của cậu, con của dì.

Quảng cáo

– Ví dụ: A (ông bạn), B (bà bạn), C (bố bạn), D (cô bạn), E (chị bạn), F (bạn), G (anh họ bạn), H (chị họ bạn).

  •   A + B => sinh ra C, D.
  •   C => sinh ra E, F.
  •   D => sinh ra G, H.

Như vậy, đời thứ nhất là ông bạn và bà bạn; đời thứ hai là bố bạn và cô bạn; đời thứ ba là chị bạn, bạn, anh họ bạn, chị họ bạn. Về mặt huyết thống, những người có họ ba đời là vô cùng gần huyết thống với nhau.

Vậy những người có cùng dòng máu về trực hệ không phải là những người có họ trong phạm vi ba đời bởi vì những người có cùng dòng máu trực hệ là đời này sinh ra đời kia, còn những người có họ ba đời là giữa những người cùng đời với nhau như cùng đời thứ nhất hoặc cùng đời thứ hai, thứ ba.

Xem thêm >>> Con nuôi và con đẻ kết hôn có vi phạm điều cấm của luật hay không? 

3. Vậy trường hợp của những người có cùng dòng máu về trực hệ và những người có họ trong phạm vi ba đời có thể kết hôn với nhau không?

– Căn cứ theo Điều 5 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 thì pháp luật sẽ cấm các hành vi kết hôn giữa những người có cùng dòng máu về trực hệ, những người có họ với nhau trong phạm vi ba đời.

– Và đương nhiên, khi pháp luật cấm sẽ có biện pháp xử phạt đối những trường hợp vi phạm quy định tại điều cấm ấy. Căn cứ theo Điều 48 Nghị định 110/2013/NĐ-CP quy định các hình thức xử phạt trong các lĩnh vực có hôn nhân và gia đình thì hành vi kết hôn giữa những người có họ vi ba đời sẽ bị phạt tiền với mức phạt tiền sẽ từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng.

Kết luận: Vậy những người có họ trong phạm vi ba đời với nhau không phải là những người có cùng dòng máu về trực hệ. Và việc kết hôn với người có họ trong phạm vi ba đời và những người có cùng dòng máu về trực hệ sẽ là hành vi kết hôn bị cấm theo quy định của pháp luật và dĩ nhiên ứng với đó là các biện pháp xử phạt phù hợp do pháp luật quy định.

Vui lòng đánh giá!
Ls. Nguyễn Minh Hải

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *


Tin mới

Các tin khác

Video tư vấn pháp luật

To-top
Developed by Luathungson.vn
Facebook Messenger
Chat qua Zalo
Tổng đài 19006518
Developed by Luathungson.vn