logo

Con nuôi và con đẻ kết hôn có vi phạm điều cấm của luật hay không?

Kết hôn theo Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 là việc mà nam và nữ sẽ xác lập quan hệ vợ chồng với nhau đúng theo quy định của luật này về những điều kiện kết hôn và đăng ký kết hôn. Tuy nhiên, theo quan điểm xã hội Việt Nam, việc kết hôn ấy cũng bao gồm nhiều yếu tố khác nhau, mà trường hợp con nuôi và con đẻ kết hôn được hay không cũng thuộc những yếu tố mà khi người tổ chức hôn lễ cũng phải e dè và thường sẽ không tán thành vì cho rằng không phù hợp với thuần phong mỹ tục nước nhà. Nhưng theo pháp luật về hôn nhân và gia đình, liệu rằng con nuôi và con đẻ có được kết hôn với nhau hay không hay cũng giống như quan điểm của xã hội là không nên? Tất cả sẽ được giải đáp qua những thông tin cụ thể dưới đây.

Muốn xác định được giữa con nuôi và con đẻ có được kết hôn với nhau hay không thì phải căn cứ xem có thuộc các trường hợp pháp luật cấm và có đủ về điều kiện kết hôn hay không.

 

con nuôi và con đẻ kết hôn

 

1. Những trường hợp cấm kết hôn có bao gồm con nuôi được và con đẻ được kết hôn không?

Căn cứ theo Khoản 2 Điều 5 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 thì để bảo vệ những chế độ hôn nhân và gia đình ở Việt Nam, luật sẽ cấm những trường hợp sau đây:

– Kết hôn giả tạo giữa nam và nữ nhằm đạt được mục đích cụ thể nào đó không phải là mục đích xây dựng một cuộc hôn nhân chung sống lâu dài. Ly hôn giả tạo để che giấu, trốn tránh thực hiện một nghĩa vụ nào đó theo quy định của pháp luật.

– Tảo hôn- xác lập hôn nhân giữa những người chưa đủ tuổi theo điều kiện về kết hôn. Cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn và cản trở kết hôn vi chế độ hôn nhân và gia đình về sự tự nguyện.

– Người đang có vợ, có chồng mà đi kết hôn hoặc chung sống như vợ, chồng với người khác. Người chưa có vợ, có chồng mà đi kết hôn hoặc lại chung sống như vợ, chồng với người đang có vợ, có chồng vi phạm về những nguyên tắc cơ bản của chế độ hôn nhân và gia đình ở Việt Nam được quy định trong Luật này.

– Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với những người có cùng dòng máu về trực hệ hoặc xảy ra giữa những người có họ trong phạm vi ba đời. Giữa cha nuôi, mẹ nuôi và con nuôi. Giữa những người từng là cha nuôi, mẹ nuôi với con nuôi, cha dượng với con riêng của mình, mẹ vợ với con rể của mình, cha chồng với con dâu của mình, mẹ kế với con riêng của mình.

– Đặt ra những yêu sách về của cải trong kết hôn.

-Thực hiện việc sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản, mang thai hộ con vì mục đích thương mại; lựa chọn giới tính thai nhi tức là thực hiện việc sẽ từ bỏ thai nhi nếu đó không phải là giới tính mà mình mong muốn; thực hiện sinh sản vô tính.

– Bạo lực gia đình vi phạm chế độ hôn nhân về sự chăm sóc, quan tâm giữa các thành viên trong gia đình.

– Tiến hành lợi dụng việc thực hiện quyền về hôn nhân và gia đình để có thể mua bán người, bóc lột sức lao động của con người, xâm phạm tình dục hoặc có những hành vi không đạo đức khác nhằm mục đích trục lợi cho chính người lợi dụng hôn nhân.

Như vậy, hành vi con nuôi và con đẻ được kết hôn không thuộc trường hợp vi phạm điều cấm của pháp luật.

2. Con nuôi và con đẻ kết hôn được hay không phải căn cứ vào điều kiện về kết hôn.

Căn cứ theo Điều 8 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 thì điều kiện kết hôn được quy định như sau:

1. Nam, nữ kết hôn với nhau phải tuân theo các điều kiện sau đây:

  1. a) Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên;
  2. b) Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định;
  3. c) Không bị mất năng lực hành vi dân sự;
  4. d) Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn theo quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 2 Điều 5 của Luật này.”
  5. Nhà nước không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính.”

Như vậy, việc xác lập quan hệ hôn nhân giữa con nuôi và con đẻ không thuộc một trong tất cả các trường hợp vi phạm điều pháp luật cấm của Luật Hôn nhân và gia đình nhằm bảo vệ chế độ hôn nhân và gia đình ở nước ta, vì vậy con nuôi và con đẻ được kết hôn với nhau. Tuy nhiên, việc kết hôn giữa con nuôi và con đẻ vẫn phải tiến hành đáp ứng đủ điều kiện về kết hôn và thủ tục về đăng ký kết hôn để hôn nhân được xác lập chế độ một cách đầy đủ.

Vui lòng đánh giá!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *


Tin mới

Các tin khác

Video tư vấn pháp luật

To-top