Bán hàng rong ở vỉa hè có phải bị phạt không?

Chào Luật sư, tôi có một câu hỏi thắc mắc muốn được Luật sư giải đáp cho tôi như sau: Hiện nay tôi thấy vì nhiều người mưu sinh muốn buôn bán hàng nhưng vì hàng của họ nhỏ lẻ nên không họ cho rằng họ không cần thiết phải đi thuê mướn mặt bằng. Và những mặt hàng của họ được bán ở vỉa hè, tình trạng này càng diễn ra phổ biến và nhiều lên một cách nhanh chóng ở thành thị. Đối với họ đây là một nghề để kiếm sống, nhưng với tình trạng như vậy thì vỉa hè vốn mang tính chất là nơi cho người đi bộ sẽ dần dần mất đi, và ảnh hưởng rất lớn đến giao thông đường bộ. Vậy Luật sư cho tôi hỏi việc bán hàng rong như thế nào mới hợp pháp và bán hàng rong ở vỉa hè như vậy có phải bị phạt không? Tôi xin chân thành cảm ơn.

Quảng cáo

A/ Luật sư tư vấn:

Cảm ơn câu hỏi của bạn đã gửi đến Công ty Luật Hùng Sơn của chúng tôi. Về câu hỏi mà bạn đang thắc mắc, chúng tôi xin được phép giải thích cụ thể thông qua các quy định của pháp luật như sau.

1. Cơ sở pháp lý quy định về vấn đề bán hàng rong ở vỉa hè.

Luật Giao thông đường bộ năm 2008 (Điều 35, Điều 36).

– Nghị định số 46/2016/NĐ-CP của Chính phủ quy định về việc xử phạt vi phạm hành chính trong các lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt (Điều 12).

– Quyết định số 46/2009/QĐ-UBND của Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội ban hành những quy định về việc quản lý hoạt động bán hàng rong trên địa bàn của thành phố Hà Nội (Điều 3 và Điều 4).

 

bán hàng rong ở vỉa hè

2. Những trường hợp bán hàng rong hợp pháp theo quy định của pháp luật.

– Căn cứ theo điểm a khoản 2 Điều 35 của Luật giao thông đường bộ năm 2008 thì những hành vi sau đây là những hành vi không được phép thực hiện trên đường bộ: hành vi họp chợ, mua hoặc bán hàng hóa trên đường bộ.

– Căn cứ theo Điều 3 của Quyết định số 46/2009/QĐ-UBND thì phạm vì về hàng hóa và dịch vụ kinh doanh của người bán hàng rong quy định người bán hàng rong sẽ được phép kinh doanh các loại hàng hóa và dịch vụ trừ các loại hàng hóa và dịch vụ thuộc danh mục được quy định như sau:

  • Những hàng hóa, dịch vụ thuộc các danh mục hàng hóa, dịch vụ mà bị cấm kinh doanh, hạn chế kinh doanh và phải kinh doanh theo điều kiện ở phụ lục I, phụ lục II, phụ lục III được ban hành kèm theo Nghị định số 59/2006/NĐ-CP.
  • Những hàng hóa là hàng lậu, hàng giả, mặt hàng không rõ được nơi xuất xứ, hàng hóa đã qua thời hạn sử dụng, hàng hóa không đảm bảo được về điều kiện của an toàn vệ sinh thực phẩm; hàng hóa không đảm bảo được chất lượng gồm có hàng mất đi phẩm chất, hàng có chất lượng kém, hàng bị nhiễm độc và động thực vật bị dịch bệnh lây lan.

– Và cũng vì vậy hoạt động buôn bán hàng rong thì là hoạt động hợp pháp và không bị pháp luật cấm. Tuy nhiên, việc bán hàng rong mà hàng hóa đem bán thuộc danh mục hàng hóa, dịch vụ như trên thì không được buôn bán.

– Căn cứ theo Điều 4 của Quyết định số 46/2009/QĐ-UBND thì việc kinh doanh buôn bán hàng rong ở nơi không bị cấm, sau đây là các nơi bị cấm theo Quyết định 46/2009/NĐ-CP:

“1. Khu vực thuộc các di tích lịch sử, văn hoá đã được xếp hạng, các danh lam thắng cảnh khác;

2. Khu vực các cơ quan nhà nước Trung ương và Thành phố Hà Nội, cơ quan ngoại giao, các tổ chức quốc tế,

3. Khu vực vành đai an toàn kho đạn dược, vật liệu nổ, nhà máy sản xuất đạn dược, vật liệu nổ, doanh trại quân đội nhân dân Việt Nam trên địa bàn Thành phố Hà Nội;

Quảng cáo

4. Khu vực thuộc cảng hàng không, sân ga, bến tầu, bến xe, bến phà, bến đò và trên các phương tiện vận chuyển;

5. Khu vực trường học, bệnh viện, cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng;

6. Khu vực tạm dừng, đỗ của phương tiện giao thông đang tham gia giao thông, bao gồm cả đường bộ và đường thuỷ;

7. Đường quốc lộ, lòng đường, hè phố đường đô thị, đường huyện, đường trong các khu tập thể chỉ dùng cho mục đích giao thông.

8. Khu vệ sinh công cộng, bãi chứa rác thải, nơi sản xuất có thải nhiều bụi, chất độc hại dễ lây nhiễm bệnh, nơi bị đọng nước và các chất ô nhiễm khác.”

Như vậy, nếu việc buôn bán hàng rong không thuộc các mặt hàng pháp luật cấm và không vi phạm về phạm vi được buôn bán thì đương nhiên hợp pháp.

3. Xử phạt đối với việc bán hàng rong ở vỉa hè.

– Căn cứ theo khoản 1 Điều 36 Luật giao thông đường bộ năm 2008 thì có quy định việc lòng đường và vỉa hè chỉ được phép sử dụng cho mục đích giao thông.

– Căn cứ theo Điều 12 của Nghị định số 46/2016/NĐ-CP về việc xử phạt đối với buôn bán hàng rong vi phạm về phạm vi buôn bán, tức là lấn chiếm lòng đường và vỉa hè, quy định cụ thể mức xử phạt như sau:

“1. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với cá nhân, từ 200.000 đồng đến 400.000 đồng đối với tổ chức thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Bán hàng rong hoặc bán hàng nhỏ lẻ khác trên lòng đường đô thị, trên vỉa hè các tuyến phố có quy định cấm bán hàng…”

Như vậy, trên đây là những tư vấn của Công ty Luật Hùng Sơn về việc bán hàng rong hợp pháp và mức xử phạt đối với việc lấn chiếm lòng đường và vỉa hè. Nếu như bạn vẫn còn thắc mắc về vấn đề bán hàng rong này, vui lòng liên hệ cho chúng tôi để được giải đáp tốt nhất.

Vui lòng đánh giá!
Ls. Nguyễn Minh Hải

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *


Tin mới

Các tin khác

Video tư vấn pháp luật

To-top
Developed by Luathungson.vn
Facebook Messenger
Chat qua Zalo
Tổng đài 19006518
Developed by Luathungson.vn