logo

Vì sao cần phải đăng ký nhãn hiệu, thương hiệu độc quyền

THƯƠNG HIỆU CỦA MÌNH, NGƯỜI KHÁC ĐĂNG KÝ – CÂU CHUYỆN CHƯA BAO GIỜ LÀ MỚI

Quảng cáo

Bảo vệ thương hiệu là vấn đề rất quan trọng, đồng thời cũng là thách thức rất lớn của doanh nghiệp, nếu muốn hoạt động hiệu quả trong thời đại công nghệ cao hiện nay. Dù nhận thức được giá trị to lớn của thương hiệu nhưng các doanh nghiệp vẫn chưa thực sự chú ý đến vấn đề này, đã có rất nhiều bài học từ các doanh nghiệp tự đánh mất thương hiệu của mình sau thời gian dài xây dựng.

“Gom củi ba năm, đốt một giờ” – Vẫn chưa quan tâm

Thương hiệu không đơn giản là một danh xưng, nó còn là những ấn tượng trong tâm trí người tiêu dùng. Thương hiệu là tài sản vô hình nhưng mang một giá trị được gây dựng trong cả một quá trình dài. Thế nhưng, đã xảy ra không ít bài học về việc để mất tài sản trí tuệ này, dường như vẫn chưa đủ để cảnh tỉnh các doanh nghiệp.

Theo thống kê của Cục Sở hữu trí tuệ, Việt Nam có gần 1.000 sản phẩm nông nghiệp nổi tiếng ở hầu hết các địa phương, song mới chỉ có 59 doanh nghiệp, 12 nhãn hiệu chứng nhận và 24 chỉ dẫn địa lý được đăng ký bảo hộ cho các sản phẩm. Tuy nhiên, tất cả các sản phẩm này chỉ có hiệu lực bảo hộ trong nước, nếu các doanh nghiệp nước ngoài ở bất kỳ quốc gia nào có nhu cầu “mượn” thì vẫn bị mất như thường.

Một trong những ví dụ tiêu biểu của việc không thận trọng trong việc bảo hộ thương hiệu là Tập đoàn Trung Nguyên. Năm 2000, nhãn hiệu Trung Nguyên từng bị công ty Rice Field, đăng kí bảo hộ thương hiệu café Trung Nguyên tại Mỹ và WIPO (Tổ chức bảo hộ Trí tuệ Thế giới).

Sau 2 năm thương thảo, Trung Nguyên mới lấy lại được thương hiệu này và Rice Field nhận làm đại lý phân phối Cafe Trung Nguyên tại Mỹ. Để dàn xếp ổn thỏa, Trung Nguyên đã phải rất vất vả và tiêu tốn hàng trăm nghìn USD để lấy lại tên miền này. Một trong những “ông lớn” khác của Việt Nam cũng gặp phải vấn đề này là Vinataba.

Cụ thể, Tổng Công ty Thuốc lá Việt Nam (Vinataba) đã được Cục Sở hữu trí tuệ bảo hộ nhãn hiệu cho nhóm 34 sản phẩm thuốc lá điếu, tuy nhiên Vinataba lại không đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tại thị trường các quốc gia dự định xuất khẩu thuốc lá.

Ngay sau đó, nhãn hiệu này đã bị P.T. Putra Stabat Industri (một công ty Indonesia) chiếm đoạt đăng ký tại Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc và 9 nước ASEAN. Và hậu quả là nếu Việt Nam xuất khẩu thuốc lá mang nhãn hiệu Vinataba sang các quốc gia đã được doanh nghiệp Indonesia đăng ký thì Việt Nam phải trả phí cho chính nhãn hiệu của mình ở Indonesia. Hiểu một cách đơn giản Vinataba sẽ phải trả tiền cho doanh nghiệp Indonesia đang sở hữu thương hiệu Vinataba nếu muốn bán hàng tại các thị trường này. Nếu không, Vinataba (của Việt Nam) sẽ bị coi là hàng giả và có thể bị kiện.

 

đăng ký nhãn hiệu thương hiệu độc quyền

 

Bảo hộ thương hiệu – Tưởng dễ mà khó

Đăng kí bảo hộ nhãn hiệu là một trong những biện pháp quan trọng, hàng đầu và thiết yếu đối với các doanh nghiệp để bảo vệ thương hiệu của chính mình trong quá trình hội nhập. Nhưng các doanh nghiệp chưa thực sự coi trọng vấn đề bảo hộ thương hiệu nên chỉ khi xảy ra tranh chấp, thương hiệu có nguy cơ hoặc đã bị đánh cắp thì mới quan tâm.

Ngân hàng Công thương Việt Nam từng lấy tên thương mại Incombank làm nhãn hiệu, nhưng không đăng ký với Cục Sở hữu trí tuệ. Khi ngân hàng này làm thủ tục đăng ký thì đã có một ngân hàng nước ngoài khác đăng ký bảo hộ tại Việt Nam. Vì vậy, Ngân hàng Công thương Việt Nam đã không thể sở hữu hợp pháp nhãn hiệu Incombank mà buộc phải thay đổi nhãn hiệu thành Vietinbank.
Tương tự như vậy, một doanh nghiệp khi đăng ký bảo hộ nhãn hiệu thì lại bị trùng với một doanh nghiệp khác trong ngành, nên Cục Sở hữu trí tuệ không cấp phép và yêu cầu đổi tên khác vì nhãn hiệu này đã đăng ký bảo hộ nhãn hiệu.

Đó chỉ là số ít trong vô vàn câu chuyện mà các doanh nghiệp đã tự đánh mất tài sản trí tuệ của mình khi không hoặc chậm trễ đăng ký bảo hộ thương hiệu.

Bảo hộ thương hiệu trên khía cạnh pháp luật mang ý nghĩa sống còn trong thời đại hiện nay

Xét về giá trị, thương hiệu là một phần không thể thiếu trong khối tài sản của doanh nghiệp, giá trị của thương hiệu có thể chiếm tới 70% tổng tài sản của một doanh nghiệp, thậm chí có những thương hiệu trở thành vô giá, dần trở thành linh hồn của các doanh nghiệp. Thế nhưng nhiều doanh nghiệp vẫn chạy theo các chỉ tiêu doanh số, lợi nhuận mà bỏ qua yếu tố quan trọng nhất, đó là tên tuổi, là thương hiệu của mình.

Nguyên nhân dẫn đến việc nhiều doanh nghiệp bị mất thương hiệu đó là do các doanh nghiệp chưa theo kịp với xu hướng phát triển của nền kinh tế thị trường, cạnh tranh trực tiếp và ngày càng khốc liệt. Đặc biệt, nhiều doanh nghiệp chưa lường trước tình huống phải cạnh tranh với các thương hiệu lớn trên thế giới ngay tại thị trường nội địa.

Quảng cáo

Thêm vào đó, nhiều doanh nghiệp đã triển khai xây dựng thương hiệu nhưng chưa có chiến lược, tầm nhìn dài hạn dẫn đến việc định vị sai vị trí của thương hiệu. Hiểu biết của các doanh nghiệp về luật pháp quốc tế trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ, nhất là Luật Quyền sở hữu trí tuệ tại các quốc gia mà doanh nghiệp muốn thâm nhập cũng còn nhiều hạn chế.

Do đó, doanh nghiệp cần chủ động đăng ký xác lập quyền sở hữu công nghiệp với các tài sản trí tuệ một cách nhanh chóng. Trước hết cần khảo sát thị trường trước khi tiến hành đăng ký bảo hộ nhãn hiệu; không mặc nhiên coi tên thương mại là nhãn hiệu và phải đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, nắm được các nguyên tắc bảo hộ độc lập của Công ước Paris.

Đặc biệt, nhãn hiệu do Cục Sở hữu trí tuệ chỉ có hiệu lực bảo hộ trên lãnh thổ Việt Nam.

Hiện có hai con đường để đăng ký nhãn hiệu ở nước ngoài, đó là đăng ký trực tiếp tại từng quốc gia, và đăng ký thông qua Hệ thống Madrid về đăng ký quốc tế nhãn hiệu (bao gồm Thỏa ước Madrid và Nghị định thư Madrid). Hiệp ước Madrid là một văn kiện được ban hành để đơn giản hóa các thủ tục xin cấp phép, đăng ký, và hài hòa thủ tục đăng ký nhãn hiệu giữa các quốc gia khác nhau.

Việc quy định những nguyên tắc này giúp cho những chủ sở hữu nhãn hiệu tiết kiệm được thời gian, chi phí cho việc đăng ký nhãn hiệu. Các điều ước quốc tế này cũng sẽ hỗ trợ người nước ngoài khi nộp đơn vào Việt Nam được nhanh chóng và thuận tiện hơn.

Như vậy, có thể thấy khi doanh nghiệp tham gia vào chuỗi cung ứng thương mại toàn cầu hay thị trường nội địa thì đều có hàng ngàn đối thủ cạnh tranh cùng lĩnh vực, ngành nghề, để tạo chỗ đứng riêng biệt. Việc có thương hiệu riêng để người tiêu dùng nhận dạng và có nhãn hiệu riêng được bảo hộ ở khía cạnh pháp luật là điều sống còn của doanh nghiệp.

Nếu bạn có nhu cầu cần đăng ký nhãn hiệu, thương hiệu độc quyền cho sản phẩm của mình thì hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn và tra cứu miễn phí nhãn hiệu một cách chi tiết, chính xác nhất thông qua hotline của công ty Luật Hùng Sơn theo số 1900 6518 (từ 8:00 -18:00)

♦ Tư vấn ngoài giờ hành chính: 0964509555 – 0969 32 99 22

♦ Địa chỉ văn phòng ở Hà Nội: Phòng C415, Tòa nhà Sông Đà Mỹ Đình, Cầu Giấy, Hà Nội.

>> Có thể bạn quan tâm:

Thủ tục đăng ký Nhãn hiệu, Đăng ký Thương hiệu, logo mới nhất

Thủ tục đăng ký bản quyền tác giả mới nhất

5/5 - (1 bình chọn)
Ls. Nguyễn Minh Hải

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *


Tin mới

Các tin khác

Video tư vấn pháp luật

To-top
Developed by Luathungson.vn
Facebook Messenger
Chat qua Zalo
Tổng đài 19006518
Developed by Luathungson.vn