Việc vi phạm lỗi đè vạch là một trong những vấn đề mà nhiều người gặp phải khi tham gia giao thông. Vậy theo quy định hiện nay năm 2022 thì vi phạm lỗi đè vạch phạt bao nhiêu tiền? Trong khuôn khổ bài viết dưới đây của Luật Hùng Sơn, chúng tôi sẽ cung cấp cho quý bạn đọc thông tin liên quan đến vi phạm lỗi đè vạch.
Lỗi đè vạch là gì?
Lỗi đè vạch là lỗi của người điều khiển phương tiện để tham gia giao thông có bánh xe lấn lên các vạch kẻ đường mà không được phép cắt qua theo quy định. Trong đó vạch kẻ đường sẽ có nhiều loại khác nhau như:
- Nhóm vạch dọc đường,
- Nhóm vạch cấm dừng xe trên đường,
- Nhóm vạch ngang đường.
Các loại vạch kẻ đường phổ biến
Theo Phụ lục G của Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 41:2019/BGTVT quy định về ý nghĩa và cách sử dụng từng loại vạch kẻ đường. Cụ thể như sau:
– Nhóm vạch phân chia hai chiều xe chạy ngược chiều, dải vạch có màu vàng:
- Dạng vạch đơn, nét đứt: Dùng để phân chia hai chiều xe chạy, xe được phép cắt qua để sử dụng làn ngược chiều từ cả hai phía.
- Dạng vạch đơn, nét liền: Dùng để phân chia hai chiều xe chạy ngược chiều, xe không được đè lên vạch và không được lấn làn.
- Vạch đôi song song, liền nét: Đây là loại vạch kẻ đường dành cho đường mà có nhiều hơn 4 làn xe cơ giới, dùng để phân chia hai chiều xe chạy ngược chiều, xe không được lấn làn và không được đè lên vạch.
- Vạch đôi song song, một vạch liền nét, một vạch đứt nét: Đây là loại vạch kẻ đường được sử dụng trên đường mà có nhiều hơn 2 làn xe, với mục đích phân chia hai chiều xe đang chạy ngược chiều. Đối với xe đi trên làn đường tiếp giáp với vạch đứt nét thì sẽ được phép cắt qua khi cần thiết. Đối với xe trên đường tiếp giáp với vạch liền nét thì không được lấn làn và không được đè lên vạch.
– Nhóm vạch phân chia các làn xe chạy cùng chiều có dải vạch có màu trắng:
- Dạng vạch đơn, đứt nét: Dùng để phân chia các làn xe cùng chiều, xe được phép chuyển làn đường qua vạch.
- Dạng vạch đơn, liền nét: Dùng để phân chia các làn xe cùng chiều trong trường hợp không cho phép xe được chuyển làn hoặc sử dụng làn khác. Cùng với đó, xe cũng không được đè lên vạch, không được lấn làn.
- Dạng một vạch liền, một vạch đứt nét: trong trường hợp cần thiết được phép cắt qua vạch đối với xe trên làn đường tiếp giáp. Xe trên làn đường tiếp giáp với vạch liền nét sẽ không được lấn làn hoặc đè vạch.
– Nhóm vạch giới hạn mép phần đường xe chạy gồm: vạch phân cách làn xe cơ giới và làn xe thô sơ hoặc Vạch giới hạn mép ngoài phần đường xe chạy liền nét, có màu trắng dùng để xác định mép ngoài phần đường xe chạy hoặc để phân cách làn xe cơ giới và xe thô sơ. Với nhóm vạch này, xe chạy phải nhường đường cho xe thô sơ và được phép đè lên vạch khi cần thiết.
Vi phạm lỗi đè vạch phạt bao nhiêu tiền?
Trong trường hợp người điều khiển phương tiện tham gia giao thông vi phạm lỗi đè vạch thì sẽ bị xử phạt theo lỗi không chấp hành hiệu lệnh, chỉ dẫn của biển báo hiệu, vạch kẻ đường được quy định tại Nghị định 100/2019/NĐ-CP. Cụ thể như sau:
Lỗi đè vạch liền đường hai chiều
Vạch liền đường hai chiều là loại vạch kẻ đường thuộc hệ thống báo hiệu đường bộ, dùng để phân chia phần đường từ hai bên đường ngược chiều. Theo đó đối với loại vạch này thì người điều khiển phương tiện giao thông sẽ không được phép đè vạch hay lấn sang làn đường ngược chiều. Vạch liền đường hai chiều có 3 loại vạch, cụ thể như sau:
- Vạch vàng nét liền đơn:
- Vạch vàng nét liền đôi:
- Vạch trắng nét liền:
Khi vi phạm lỗi đè vạch liền đường hai chiều thì theo quy định tại Khoản 1, Điều 5 của Nghị định 100/2019/NĐ-CP đã quy định rõ về mức xử phạt lỗi đè vạch liền đường hai chiều đối với xe máy và ô tô là 200.000 – 400.000 đồng.
Lỗi đè vạch xương cá
- Vạch xương cá là tên gọi của nhiều người thường gọi cho loại nhóm vạch kênh hóa dòng xe. Vạch xương cá đây là vạch được dùng để giới hạn phần mặt đường mà không được sử dụng để cho xe chạy, mà được dùng để kênh hóa các dòng giao thông ở trên đường. Theo đó, xe không được cắt qua vạch hay lấn làn trừ quy định khác của pháp luật. Cụ thể gồm:
- Vạch 4.1: là vạch kênh hóa dòng xe dạng gạch chéo
- Vạch 4.2: Vạch kênh hóa dòng xe dạng chữ V
- Mức xử phạt đối với lỗi đè vạch xương cá sẽ tùy thuộc vào từng loại xe là xe máy, xe ô tô hay xe đạp. Cụ thể như sau:
- Đối với xe máy chuyên dùng, máy kéo: Phạt từ 100.000 – 200.000 đồng (quy định tại điểm a, khoản 1, Điều 7 của Nghị định 100/2019/NĐ-CP).
- Đối với xe đạp, xe đạp máy: Phạt từ 80.000 đồng – 100.000 đồng (quy định tại điểm c, khoản 1, Điều 8 của Nghị định 100/2019/NĐ-CP).
- Đối với ô tô: Phạt tiền từ 200.000 đồng – 400.000 đồng (quy định tại điểm a, khoản 1, Điều 5 của Nghị định 100/2019/NĐ-CP).
Lỗi đè vạch liền trên cầu
Mức xử phạt hiện nay đối với lỗi đè vạch liền trên cầu vẫn được xác định là lỗi không chấp hành vạch kẻ đường. Theo quy định tại Khoản 2, Điều 5 của Nghị định 100/2019/NĐ-CP thì mức xử phạt lỗi đè vạch liền trên cầu như sau:
- Đối với xe máy: 100.000 – 200.000 VNĐ.
- Đối với xe ô tô: 200.000 – 400.000 VNĐ.
Lỗi đè vạch khi dừng đèn đỏ
Theo quy định tại điểm a, khoản 1, Điều 5 và điểm a, khoản 1, Điều 7, của Nghị định 100/2019/NĐ-CP thì mức phạt lỗi đè vạch kẻ đường khi dừng đèn đỏ là:
- Đối với ô tô: 200.000 – 400.000 đồng.
- Đối với xe mô-tô, xe gắn máy: 100.000 – 200.000 đồng.
Trên đây là toàn bộ nội dung liên quan đến vi phạm lỗi đè vạch bị xử phạt như thế nào theo quy định hiện hành. Mọi thắc mắc liên quan quý vị liên hệ với Luật Hùng Sơn qua hotline 1900 6518 để được tư vấn và hỗ trợ một cách nhanh chóng và chính xác nhất.