Một cuộc sống hôn nhân hạnh phúc là điều ai cũng hướng tới. Tuy nhiên, thực tế thì không phải ai cũng đạt được điều này. Có rất nhiều bạn quan tâm cần tư vấn ly hôn đơn phương khi đã ly thân. Thủ tục như thế nào? Thực hiện có đơn giản không? Trong bài viết này, Luật Hùng Sơn sẽ giúp bạn giải quyết tất cả vấn đề trên.
1. Ly hôn đơn phương dễ hay khó?
Thủ tục ly hôn đơn phương khi đã ly thân không khó như bạn nghĩ. Khi thực hiện các quy định pháp luật về hồ sơ, trình tự thủ tục cùng các căn cứ ly hôn thì quá trình ly hôn sẽ diễn ra dễ dàng, thuận tiện rất nhiều.
2. Tư vấn thủ tục ly hôn đơn phương khi đã ly thân
2.1. Hồ sơ đơn xin ly hôn đơn phương
– Đơn xin ly hôn theo mẫu có sẵn.
– Bản sao có công chứng giấy chứng nhận đăng ký kết hôn
– Bản sao có công chứng CMND hoặc căn cước của vợ và chồng
– Trong trường hợp vợ chồng có con thì cần giấy khai sinh của con
– Bản sao công chứng sổ hộ khẩu gia đình
– Các tài liệu, chứng cứ khác chứng minh tài sản chung như: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ), Đăng ký xe; sổ tiết kiệm…
Xem thêm >> Làm thể nào để giành được quyền nuôi con khi ly hôn
2.2. Quy trình xử lý đơn ly hôn đơn phương khi đã ly thân
Các bước tiến hành làm thủ tục ly hôn đơn phương như sau:
– Bước 1: Nộp hồ sơ ly hôn tại tòa án nhân dân có thẩm quyền
– Bước 2: Cơ quan chức năng có thẩm quyền tiếp nhận hồ sơ
– Bước 3: Nhận kết quả xử lý đơn
– Bước 4: Hoàn thành tiền tạm ứng án ý dân sự sơ thẩm tại cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền và nộp lại biên lai tiền tạm ứng án phí đơn phương cho Tòa án
– Bước 5: Tòa án sẽ triệu tập 2 bên để lấy lời khai, tiến hành quy trình hòa giải sau đó thực hiện thủ tục theo quy định của luật tố tụng dân sự.
– Bước 6: Nếu tòa án không chấp nhận yêu cầu ly hôn, người nộp đơn có quyền kháng cáo để tòa án cấp trên giải quyết.
2.3. Thời gian giải quyết yêu cầu đơn phương ly hôn
– Cơ quan chức năng sẽ giải quyết ly hôn tại cấp sơ thẩm trong trường hợp tranh chấp tài sản trong 4-6 tháng thậm chí là lâu hơn nếu vấn đề phức tạp hơn
– Phúc thẩm: Khoảng từ 3-4 tháng nếu có kháng cao
2.4. Chi phí ly hôn đơn phương khi đã ly thân như thế nào?
– Không có tranh chấp tài sản: án phí dân sự sơ thẩm 300.000đ
– Nếu có tranh chấp, mức phí được quy định cụ thể như sau:
Giá trị tài sản có tranh chấp | Mức án phí |
Từ 6.000.000 đồng trở xuống |
300.000 đồng |
Từ trên 6.000.000 đồng đến 400.000.000 đồng | – 5% giá trị tài sản có tranh chấp |
Từ trên 400.000.000 đồng đến 800.000.000 đồng | – 20.000.000 đồng + 4% của phần giá trị tài sản có tranh chấp vượt quá 400.000.000 đồng |
Từ trên 800.000.000 đồng đến 2.000.000.000 đồng | – 36.000.000 đồng + 3% của phần giá trị tài sản có tranh chấp vượt quá 800.000.000 đồng |
Từ trên 2.000.000.000 đồng đến 4.000.000.000 đồng | – 72.000.000 đồng + 2% của phần giá trị tài sản có tranh chấp vượt quá 2.000.000.000 đồng |
Từ trên 4.000.000.000 đồng | – 112.000.000 đồng + 0,1% của phần giá trị tài sản có tranh chấp vượt quá 4.000.000.000 đồng |
2.5. Quyền nuôi con và trách nhiệm cấp dưỡng cho con sau khi cha mẹ ly hôn đơn phương như thế nào?
Theo nguyên tắc chung, nếu con dưới 36 tuổi chắc chắn quyền nuôi con sẽ thuộc về người mẹ. Trong trường hợp con trên 7 tuổi thì cần xem xét quyết định của con, con muốn ở với bố hay mẹ. Tuy nhiên đây không phải là căn cứ duy nhất để tòa án ra quyết định.
Nếu vợ chồng không thỏa thuận được quyền nuôi con sẽ thuộc về ai thì tòa án sẽ xem xét, căn cứ vào quyền lợi của con để đưa ra quyết định hợp lý. Trách nhiệm cấp dưỡng sẽ thuộc về người không nuôi con trực tiếp.
Nếu các bạn cần tư vấn chi tiết hơn về thủ tục ly hôn đơn phương khi đã ly thân thì hãy liên hệ với công ty Luật Hùng Sơn. Các thắc mắc của các bạn sẽ được công ty giải đáp khi bạn liên hệ với chúng tôi.
Xem thêm >>> luật sư ly hôn
- Thủ tục làm sổ đỏ mới nhất 2023: Cần giấy tờ gì? Chi phí bao nhiêu? - 11/09/2023
- Đăng ký mã vạch sản phẩm mới nhất năm 2023 - 10/09/2023
- Thủ tục đăng ký website với bộ công thương mới nhất - 10/09/2023