Đăng ký nhãn hiệu ngay lập tức nếu bạn bắt đầu sử dụng để kinh doanh. Trong thời đại 4.0 hiện nay, thông tin lan tỏa rất nhanh nên bạn có thể bị mất nhãn hiệu ngay khi vừa mới manh nha tiết lộ.
Chúng tôi đã tư vấn rất rất nhiều trường hợp (nhưng không thể tiết lộ thông tin tại đây vì điều khoản bảo mật) bị mất nhãn hiệu. Và câu nói chúng tôi thường xuyên nghe được từ khách hàng là “Giá như…“.
Do vậy, đừng để mình phải nói câu “Giá như…”! Nếu bắt đầu kinh doanh, hãy đăng ký độc quyền thương hiệu của mình ngay lập tức nhé. Đừng lo về chi phí vì nó không đáng là bao nhiêu so với các chi phí khác mà bạn phải bỏ ra.
Nếu tiết kiệm, bạn có thể tự thực hiện sau khi đọc hết các quy trình đăng ký nhãn hiệu và lưu ý của chúng tôi tại bài viết này.
Những điều cần tránh khi thiết kế nhãn hiệu
Vui lòng tham khảo bài viết chi tiết những điều cần tránh khi thiết kế nhãn hiệu tại đây.
Hiểu được những điều cần tránh sẽ giúp nhãn hiệu của bạn có 70% cơ hội được bảo hộ.
Tra cứu khả năng bảo hộ của nhãn hiệu
Đây là bước không bắt buộc phải thực hiện trong quá trình đăng ký nhãn hiệu nhưng là bước QUAN TRỌNG NHẤT cần phải thực hiện? Lý do là gì vậy? Câu trả lời có ngay tại phần tiếp theo dưới đây.
Tra cứu là việc tra soát cơ sở dữ liệu của các nhãn hiệu đã được bảo hộ và/hoặc các nhãn hiệu đang trong thời gian xét nghiệm nội dung để xem nhãn hiệu dự định đăng ký có trùng hay tương tự với các nhãn đã nộp trước đó hay không? Nếu trùng hoặc tương tự cao thì đương nhiên chúng ta phải nghĩ ra nhãn hiệu/logo mới để tra cứu lại.
Thời gian xem xét đơn đăng ký nhãn hiệu độc quyền, logo thương hiệu sản phẩm tối thiểu là 12 tháng theo quy định của luật SHTT. Tuy nhiên, thời gian thực tế để Cục SHTT hoàn thành việc xét nghiệm nội dung của 01 nhãn hiệu sẽ kéo dài hơn 12 tháng, có thể là 15-20 tháng tùy từng trường hợp.
Công ty luật nào đảm bảo, cam kết nhãn hiệu sẽ được xét nghiệm nội dung trước và hoặc trong thời hạn 12 tháng với mức chi phí thấp thì tôi khẳng định 100% là họ không nói sự thật (phần này sẽ được phân tích kỹ hơn bên dưới).
Như vậy, việc tra cứu sẽ giúp bạn giảm thiểu rủi ro nhãn hiệu bị từ chối bảo hộ sau một thời gian dài chờ đợi và sẽ rất tốn thời gian để nghiên cứu, sáng tạo ra một nhãn hiệu mới. Đây là bước không bắt buộc nhưng lại là bước quan trọng nhất giúp Bạn đánh giá được hơn 90% khả năng được bảo hộ của nhãn hiệu mà mình nghĩ ra.
Nếu là Luật Hùng Sơn, chúng tôi sẽ thực hiện các bước tra cứu như sau:
Tra cứu sơ bộ:
Có 02 nguồn để bạn có thể tra cứu nhãn hiệu:
Nguồn thứ nhất: Website tra cứu thông tin của Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam: Tại đây
Tuy nhiên, website của Cục SHTT Việt Nam chỉ có thông tin của các đơn đăng ký nhãn hiệu nộp trực tiếp tại Cục mà không có các đơn quốc tế không nộp trực tiếp. Các đơn quốc tế chỉ định bảo hộ tại Việt Nam thông qua tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới sẽ không có trong cơ sở dữ liệu này.
Nguồn thứ hai: Website của tổ chức SHTT Thế giới WIPO => Tại đây
Tại wipo các bạn chỉ lưu ý 3 trường thông tin chính để tra cứu Trademark (tên nhãn hiệu); Classification => Nice (bảng phân loại Nice – hay còn gọi là Ni-xơ); Designation (quốc gia được chỉ định bảo hộ)
Đặc biệt lưu ý, các dữ liệu này là những dữ liệu được cập nhật trước thời điểm tra cứu từ 3-6 tháng nên không đầy đủ và chính xác. Do vậy, tra cứu sơ bộ chỉ có thể loại bỏ 1 một rủi ro chứ chưa thể loại bỏ được hết.
Để nâng cao khả năng được bảo hộ, chúng ta cần thực hiện tra cứu chuyên sâu với dữ liệu đầy đủ và cập nhật tại Cục SHTT. Bạn tham khảo tiếp nội dung tra cứu chuyên sâu bên dưới nhé!
Qua phần này các bạn đã biết địa chỉ để tra cứu sơ bộ, còn về kỹ năng tra cứu, chúng tôi sẽ viết 1 bài hướng dẫn kỹ năng tra cứu chi tiết + Video thực hành để các bạn tiện tham khảo. Khi nào hoàn thiện, chúng tôi sẽ cập nhật tại bài viết này.
Tra cứu chuyên sâu:
Nếu nhãn hiệu của bạn vượt qua được vòng Tra cứu sơ bộ thì nên tiếp tục thực hiện tra cứu chuyên sâu:
Hiện nay Cục SHTT có thực hiện tra cứu nhưng không đưa ra ý kiến mà chỉ cung cấp các nhãn đối chứng để bạn tự đánh giá. Bạn có thể trực tiếp liên hệ Cục SHTT để gửi yêu cầu tra cứu.
Nếu bạn sử dụng dịch vụ tra cứu, chúng tôi sẽ có đầy đủ kết quả tra cứu + đưa ra ý kiến đánh giá khả năng bảo hộ của nhãn hiệu.
Việc tra cứu chuyên sâu của chúng tôi sẽ được thực hiện bởi các chuyên viên có kinh nghiệm nhất tại Cục SHTT (cộng tác viên của Luật Hùng Sơn), do vậy, kết quả tra cứu sẽ rất chính xác và đầy đủ.
Nộp đơn đăng ký nhãn hiệu để Cục Sở hữu trí tuệ thẩm định
Hồ sơ đăng ký bao gồm
- 09 mẫu NHHH (không nhỏ hơn 3×3 cm, không vượt quá 8×8 cm)
- Danh mục sản phẩm, dịch vụ dự định đăng ký nhãn hiệu.
- Giấy uỷ quyền (nếu bạn sử dụng dịch vụ của chúng tôi)
Nơi tiếp nhận hồ sơ đăng ký nhãn hiệu
Miền Bắc: Cục Sở Hữu Trí Tuệ Việt Nam – 384-386, đường Nguyễn Trãi, quận Thanh Xuân, Thành phố Hà Nội (ĐT: 024. 3858 3069)
Miền Nam: VPĐD Cục SHTT tại Thành phố Hồ Chí Minh – Lầu 7, tòa nhà Hà Phan, số 17 – 19 Tôn Thất Tùng, phường Phạm Ngũ Lão, quận 1, TP. Hồ Chí Minh (ĐT: 028. 3920 8483)
Miền Trung: VPĐD Cục SHTT tại Thành phố Đà Nẵng – Tầng 3, số 135 đường Minh Mạng, phường Khuê Mỹ, quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng (ĐT: 0236.3889955)
Theo dõi hồ sơ đăng ký nhãn hiệu tại Cục SHTT
Quy trình thẩm định đơn sẽ trải qua các giai đoạn dưới đây:
- Thẩm định hình thức: 01 tháng kể từ ngày nộp đơn
- Công bố đơn hợp lệ: 02 tháng kể từ ngày được chấp nhận đơn hợp lệ;
- Thẩm định nội dung: 09 tháng kể từ ngày công bố đơn hợp lệ.
Như vậy, tổng thời gian tối thiểu để nhãn hiệu được xem xét cấp bằng theo luật là 12 tháng.
Hiểu được các quy trình này, chúng ta có thể theo dõi tiến trình đăng ký tại Cục SHTT bằng cách gọi điện thoại để hỏi.
Có nhiều bạn đã hỏi tại sao lại phải gọi điện thoại, gọi cho ai, có cách nào khác để kiểm tra không? Thực sự rất tiếc khi đã phải trả lời là không có cách nào khác. Tôi cũng rất mong Cục SHTT sẽ có hệ thống tra cứu tình trạng xử lý đơn để tiện theo dõi.
Chúng tôi thường phải theo dõi tình trạng xử lý đơn của khách hàng vào tháng thứ 9-12 kể từ ngày nộp đơn bằng cách gọi điện thoại để hỏi. Các bạn có gọi sớm hơn thì cũng không giải quyết được gì vì lúc đó đơn của các bạn vẫn chưa được phân cho ai xử lý cả. (Đơn nộp vào cục nhiều lắm nhưng nhân sự thì có hạn nên luôn luôn overload).
Số điện thoại đã được công khai trên website của Cục SHTT, cái còn lại là kỹ năng hỏi của các bạn thôi.
Lưu ý:
Như đã đề cập ở trên, khoảng thời gian 12 tháng là thời gian lý tưởng theo quy định của luật nhưng trong thực tế từ trước đến nay thời gian xét nghiệm nội dung luôn luôn kéo dài hơn 09 tháng vì lý do sau:
- Cục SHTT chỉ có 01 số lượng chuyên viên hữu hạn, mỗi người đều đã được phân công định mức chỉ tiêu hàng ngày, hàng tháng để đảm bảo tốc độ và chất lượng công việc.
- Lượng đơn nộp tại Cục SHTT năm sau nhiều hơn năm trước nên số lượng nhãn hiệu tồn đọng chưa được xem xét cũng tăng dần.
Tôi được biết Cục SHTT cũng đang nỗ lực tìm giải pháp rút ngắn thời gian xét nghiệm nội dung đơn đăng ký nhãn hiệu, trong đó có yêu cầu cơ quan SHTT của Nhật Bản hỗ trợ về quy trình, công nghệ,…Hi vọng trong thời gian tới tốc độ xử lý công việc của Cục SHTT sẽ được cải thiện.
Ngoài ra, có thể có thời gian cộng phụ thuộc vào tiến trình xét nghiệm của Cục Sở hữu trí tuệ và thời gian để người nộp đơn sửa chữa, bổ sung những thiếu sót về mặt hình thức của đơn đăng ký hoặc có công văn khiếu nại đối với thông báo xét nghiệm nội dung không hợp lý của Cục Sở hữu Trí tuệ.
Cấp bằng bảo hộ nhãn hiệu
Sau khi vượt qua các “cửa ải” bên trên, nếu kết quả tra cứu là chính xác thì nhãn hiệu của các bạn sẽ được Cục SHTT đồng ý cấp bằng.
Cục sẽ gửi thông báo kết quả xét nghiệm nội dung và đồng ý cấp bằng. Văn bản này cũng sẽ yêu cầu bạn nộp phí cấp bằng. Quá thời hạn 03 tháng kể từ ngày để trên thông báo nếu bạn không nộp phí thì Nhãn Hiệu của Bạn sẽ bị HỦY!
Nhự vậy, đến bước này tưởng đã xong rồi nhưng có rất nhiều khách hàng gọi điện đến nhờ chúng tôi hỗ trợ vì không nhận được thông báo do thất lạc hoặc quên không nộp phí dẫn đến quá hạn.
Có cách nào để xử lý khi bị quá hạn nộp phí cấp bằng đăng ký nhãn hiệu không?May quá, câu trả lời là CÓ! Nhưng không phải mọi trường hợp.
Nếu bạn chậm 10 -15 ngày hoặc dưới 1 tháng thì vẫn có khả năng xử lý nhưng nếu muộn hơn thì nguy cơ nhãn của bạn bị HỦY là cao lắm. Lúc đó chúng ta lại quay lại từ bước 1 và chờ khoảng gần 2 năm để đăng ký 1 nhãn mới!
Thời gian bảo hộ nhãn hiệu và gia hạn bảo hộ nhãn hiệu
- Thời gian bảo hộ của nhãn hiệu là 10 năm tính từ ngày nộp đơn (không phải tính từ ngày được cấp bằng).
- Thời gian bảo hộ có thể được gia hạn nhiều lần (không giới hạn) mỗi lần gia hạn sẽ được bảo hộ thêm 10 năm.
- Để được gia hạn hiệu lực Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu, trong vòng 06 tháng trước ngày Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hết hiệu lực, chủ Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu phải nộp đơn yêu cầu gia hạn cho Cục Sở hữu trí tuệ.
Lưu ý:
- Đơn yêu cầu gia hạn có thể nộp muộn hơn thời hạn quy định nêu trên nhưng không được quá 06 tháng kể từ ngày Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hết hiệu lực;
- Chủ Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu phải nộp lệ phí gia hạn cộng với 10% lệ phí gia hạn cho mỗi tháng nộp muộn.
Đơn yêu cầu gia hạn hiệu lực Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu gồm các tài liệu sau đây:
- Tờ khai yêu cầu gia hạn hiệu lực văn bằng bảo hộ, làm theo mẫu 02-GHVB quy định tại Phụ lục C của Thông tư 01/2007/TT-BKHCN;
- Bản gốc Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu (trường hợp yêu cầu ghi nhận việc gia hạn vào Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu);
- Giấy uỷ quyền (nếu bạn thuê 1 Tổ chức đại diện sở hữu trí tuệ thực hiện);
- Chứng từ nộp lệ phí gia hạn, công bố quyết định gia hạn và đăng bạ quyết định gia hạn Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu theo quy định.
Tham khảo dịch vụ Đăng ký nhãn hiệu của Luật Hùng Sơn
Để thực hiện thủ tục đăng ký nhãn hiệu, các cá nhân/tổ chức có thể nghiên cứu các văn bản pháp luật về sở hữu trí tuệ và thực hiện việc đăng ký nhãn hiệu tại Cục Sở hữu trí tuệ. Tuy nhiên, việc theo dõi đơn trong các giai đoạn thẩm định sẽ khó khăn cho chủ đơn do chủ đơn cần nắm bắt các vấn đề liên quan đến thủ tục đăng ký một cách rõ ràng mới có thể trả lời các công văn hay hoàn thiện được các thủ tục mà không để cho đơn nhãn hiệu bị từ chối.
Có một cách rất đơn giản, giúp các doanh nghiệp hiểu hơn về quy trình, thủ tục đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, đồng thời tiết kiệm thời gian và chi phí cơ hội, đó là sử dụng dịch vụ đăng ký nhãn hiệu của Đại diện sở hữu trí tuệ đại diện Qúy khách làm tất cả các thủ tục. Luật Hùng Sơn là 01 trong số ít các tổ chức đại diện sở hữu công nghiệp, đại diện bản quyền được công nhận bởi Cục Sở Hữu Trí Tuệ, Cục Bản Quyền Tác Giả.
Khi sử dụng dịch vụ tư vấn sở hữu trí tuệ của Luật Hùng Sơn, đặc biệt là về nhãn hiệu, logo, quý khách hàng sẽ nhận được các dịch vụ sau:
- Tư vấn pháp luật về thủ tục và điều kiện đăng ký nhãn hiệu;
- Tư vấn tính khả thi trước khi đăng ký bảo hộ nhãn hiệu để đảm bảo nhãn hiệu không mang tính mô tả, không phải tên 1 địa danh, tên danh nhân văn hóa,… ;
- Tra cứu sơ bộ xem nhãn hiệu có khả năng được bảo hộ hay không;
- Tra cứu chuyên sâu khả năng bảo hộ nhãn hiệu được thực hiện bởi các chuyên viên tại Cục Sở hữu trí tuệ;
- Soạn thảo toàn bộ hồ sơ đăng ký tên thương hiệu để nộp tại Cục SHTT;
- Nộp hồ sơ và theo dõi tiến trình đăng ký, xét nghiệm đơn ĐKNH tại Cục Sở hữu trí tuệ;
- Đại diện khách hàng trong toàn bộ quá trình xác lập quyền và phúc đáp công văn trao đổi với Cục Sở hữu trí tuệ về việc đăng ký nhãn hiệu;
- Trao đổi, cung cấp và cập nhật thông tin cho khách hàng trong tiến trình đăng ký bảo hộ nhãn hiệu.
Kiến thức là vô hạn, hiểu biết của con người là hữu hạn! Do vậy, trong các bài viết của chúng tôi còn những điểm nào thiếu sót, rất mong sẽ nhận được các ý kiến đóng góp, chia sẻ của bạn để bài viết được hoàn thiện hơn.
Ý kiến comment, đánh giá của bạn sẽ giúp ích rất nhiều cho chúng tôi và cho cộng đồng. Thông qua việc chia sẻ thông tin, kinh nghiệm thực tế đến những người thực sự có nhu cầu tìm hiểu thông tin.
Trân trọng cảm ơn!
Nếu có bất kỳ thắc mắc nào, Hãy gọi 1900 6518 để được giải đáp!
- Mẫu hợp đồng thuê KOLs Mới Nhất 2023 - 06/03/2023
- Đăng ký mã vạch sản phẩm mới nhất năm 2023 - 23/02/2023
- Thủ tục đăng ký website với bộ công thương mới nhất - 23/02/2023