Trong các hệ thống phát sinh từ lĩnh vực dân sự, vấn đề thừa kế luôn nhận được những sự quan tâm lớn của xã hội. Có một vấn đề được khá nhiều người quan tâm là trẻ sơ sinh có quyền hưởng thừa kế không? Pháp luật dân sự có hạn chế quyền hưởng thừa kế của trẻ sơ sinh không? Nếu trẻ sơ sinh được hưởng di sản thừa kế thì có cần người giám hộ đương nhiên hay không? Bài viết dưới đây Luật Hùng Sơn sẽ giúp cho bạn đọc có thêm những kiến thức pháp lý về vấn đề này.
Cơ sở pháp lý
- Bộ luật dân sự 2015
Trẻ sơ sinh có quyền hưởng thừa kế hay không theo quy định pháp luật?
Căn cứ theo Điều 613 Bộ luật Dân sự 2015, người thừa kế là cá nhân phải là người còn sống vào thời điểm mở thừa kế hoặc sinh ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kế nhưng đã thành thai trước khi người để lại di sản chết.
Dựa vào quy định trên, trẻ sơ sinh vẫn có quyền hưởng thừa kế.
- Xác định di sản thừa kế:
Điều 634 Bộ luật dân sự quy định: Di sản bao gồm tài sản riêng của người chết, phần tài sản của người chết trong tài sản chung với người khác. Do đó, để xác định di sản của dì bạn cần phải xác định ngôi nhà là tài sản riêng của chồng bạn hay là tài sản chung vợ chồng.
- Nếu ngôi nhà là tài sản riêng của dì: Di sản do dì bạn để lại sẽ là toàn bộ ngôi nhà đó.
- Nếu ngôi nhà là tài sản chung vợ chồng: Di sản do dì bạn để lại là ½ giá trị ngôi nhà.
Trong trường hợp người để lại di sản chết không có di chúc để lại hoặc di chúc không hợp pháp, phần di sản sẽ được phân chia theo pháp luật.
Điều 651 Bộ luật Dân sự 2015 có đưa ra quy định về việc thừa kế theo pháp luật như sau:
“1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:
- a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
- b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;
- c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.
Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.
Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản”.
Do đó, trẻ sơ sinh nằm trong hàng thừa kế được hưởng di sản sẽ được phân chia phần di sản bằng những người thừa kế cùng hàng.
Tuy nhiên, do chưa thành niên (chưa có năng lực hành vi dân sự đầy đủ) nên phần di sản thừa kế trẻ sơ sinh được hưởng sẽ do người giám hộ đương nhiên (hoặc được cử ra) quản lý cho đến khi trẻ thành niên (năng lực hành vi dân sự đầy đủ).
Quy định về giám hộ cho trẻ sơ sinh theo quy định pháp luật
Người giám hộ là ai?
Người giám hộ theo quy định của pháp luật dân sự phải đáp ứng đủ điều kiện về hình thức giám hộ cũng như điều kiện giám hộ tương ứng.
Hình thức giám hộ
Có hai hình thức giám hộ chính là giám hộ đương nhiên và giám hộ được cử
Giám hộ đương nhiên
Giám hộ đương nhiên là hình thức giám hộ do pháp luật quy định, người giám hộ đương nhiên chỉ có thể là cá nhân. Quan hệ giám hộ dạng này được xác định bằng các quy định về người giám hộ, người được giám hộ, quyền và nghĩa vụ của người giám hộ đối với người được giám hộ và tài sản của họ.
Giám hộ được cử
Giám hộ được cử là hình thức cử người giám hộ theo trình tự do pháp luật quy định, cá nhân, cơ quan, tổ chức đều có thể trở thành người giám hộ được cử.
Điều kiện để trở thành người giám hộ
Người giám hộ có thể là cá nhân, tổ chức và phải đáp ứng các điều kiện quy định của pháp luật như sau
Điều kiện đối với người giám hộ là cá nhân
- Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ.
- Có tư cách đạo đức tốt và các điều kiện cần thiết để thực hiện quyền, nghĩa vụ của người giám hộ.
- Không phải là người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc người bị kết án nhưng chưa được xoá án tích về một trong các tội cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tài sản của người khác.
- Không phải là người bị Tòa án tuyên bố hạn chế quyền đối với con chưa thành niên.
Điều kiện đối với người giám hộ là pháp nhân
- Có năng lực pháp luật dân sự phù hợp với việc giám hộ.
- Có điều kiện cần thiết để thực hiện quyền, nghĩa vụ của người giám hộ
Người giám hộ đương nhiên của người chưa thành niên
Người giám hộ đương nhiên của người chưa thành niên được quy định tại điều 52 Bộ luật dân sự 2015
Chủ thể là người giám hộ đương nhiên của người chưa thành niên
- Anh ruột là anh cả hoặc chị ruột là chị cả là người giám hộ; nếu anh cả hoặc chị cả không có đủ điều kiện làm người giám hộ thì anh ruột hoặc chị ruột tiếp theo là người giám hộ, trừ trường hợp có thỏa thuận anh ruột hoặc chị ruột khác làm người giám hộ.
- Trường hợp không có người giám hộ quy định tại điểm trên thì ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại là người giám hộ hoặc những người này thỏa thuận cử một hoặc một số người trong số họ làm người giám hộ.
- Trường hợp không có người giám hộ quy định tại hai điểm trên thì bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột hoặc dì ruột là người giám hộ.
Cha mẹ có phải người giám hộ đương nhiên của người chưa thành niên không?
- Căn cứ vào quy định trên, cha mẹ không phải là người giám hộ đương nhiên của người chưa thành niên
- Ngoài ra, đó còn là vì đối tượng được giám hộ là người chưa thành niên mà không còn cha, mẹ hoặc không xác định được cha, mẹ hoặc người chưa thành niên có cha, mẹ nhưng cha, mẹ đều mất năng lực hành vi dân sự; cha, mẹ đều có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi; cha, mẹ đều bị hạn chế năng lực hành vi dân sự; cha, mẹ đều bị Tòa án tuyên bố hạn chế quyền đối với con; cha, mẹ đều không có điều kiện chăm sóc, giáo dục con và có yêu cầu người giám hộ.
Thủ tục giám hộ
Điều 58 Bộ luật dân sự quy định:
“- Giám hộ là việc cá nhân, tổ chức được pháp luật quy định hoặc được cử để thực hiện việc chăm sóc và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự.
Người được giám hộ bao gồm:
- Người chưa thành niên không còn cha, mẹ, không xác định được cha, mẹ hoặc cha, mẹ đều mất năng lực hành vi dân sự, bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, bị Tòa án hạn chế quyền của cha, mẹ hoặc cha, mẹ không có điều kiện chăm sóc, giáo dục người chưa thành niên đó và nếu cha, mẹ có yêu cầu;
- Người mất năng lực hành vi dân sự”.
Căn cứ khoản 1 Điều 22 Bộ luật dân sự: “Khi một người do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình thì theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan, Tòa án ra quyết định tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự trên cơ sở kết luận của tổ chức giám định”,
Trên đây là toàn bộ thông tin của công ty Luật Hùng Sơn. Nếu quý khách hàng còn bất kỳ thắc mắc gì cần được giải đáp, xin vui lòng liên hệ với chúng tôi thông qua Hotline 0964 509 555 hoặc đặt lịch ở văn phòng để được các chuyên viên tư vấn trả lời một cách nhanh gọn và chính xác nhất. Cảm ơn quý khách đã theo dõi bài viết. Trân trọng!