Tranh chấp ranh giới đất liền kề. Trong thực tế, các tranh chấp đất đai luôn là vấn đề nhận được sự quan tâm hàng đầu của mọi người. Tranh chấp ranh giới đất liền kề. Song song, tranh chấp đất đai cũng luôn là vấn đề phức tạp và không phải ai cũng nắm rõ trình tự, thủ tục để thực hiện việc giải quyết tranh chấp đất đai. Giải quyết tranh chấp đất đai được đánh giá là một quá trình phức tạp, tốn nhiều thời gian.
Căn cứ giải quyết tranh chấp ranh giới đất liền kề
Căn cứ:
- Luật dân sự 2015
- Luật Đất đai 2013
- Thông tư 25/2014/TT-BTNMT
- Thông tư 02/2015/TT-BTNMT ngày 27/1/2015 có hiệu lực ngày 13/3/2015
Tranh chấp ranh giới đất liền kề, việc tranh chấp ranh giới liền kề xảy ra khi một trong hai bên có ý kiến về việc xác định ranh giới và không thể tự thoả thuận được. Lúc này cần đến sự can thiệp của Cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Để có thể xác định được ranh giới liền kề, căn cứ theo quy định tại Điều 175 Bộ luật dân sự 2015, cụ thể tại Khoản 1 quy định:
“1. Ranh giới giữa các bất động sản liền kề được xác định theo thỏa thuận hoặc theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Ranh giới cũng có thể được xác định theo tập quán hoặc theo ranh giới đã tồn tại từ 30 năm trở lên mà không có tranh chấp.
Không được lấn, chiếm, thay đổi mốc giới ngăn cách, kể cả trường hợp ranh giới là kênh, mương, hào, rãnh, bờ ruộng. Mọi chủ thể có nghĩa vụ tôn trọng, duy trì ranh giới chung.”
Tranh chấp ranh giới đất liền kề. Như vậy, việc xác định ranh giới giữa các bất động sản ngoài việc tự thoả thuận ra, còn có thể xác định theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Cụ thể tại Thông tư 25/2014/TT-BTNMT, Điều 11 quy định như sau:
“Điều 11. Xác định ranh giới thửa đất, lập bản mô tả ranh giới, mốc giới thửa đất
- Xác định ranh giới thửa đất
1.1. Trước khi đo vẽ chi tiết, cán bộ đo đạc phải phối hợp với người dẫn đạc (là công chức địa chính cấp xã hoặc cán bộ thôn, xóm, ấp, tổ dân phố… để được hỗ trợ, hướng dẫn việc xác định hiện trạng, ranh giới sử dụng đất), cùng với người sử dụng, quản lý đất liên quan tiến hành xác định ranh giới, mốc giới thửa đất trên thực địa, đánh dấu các đỉnh thửa đất bằng đinh sắt, vạch sơn, cọc bê tông, cọc gỗ và lập Bản mô tả ranh giới, mốc giới thửa đất để làm căn cứ thực hiện đo đạc ranh giới thửa đất; đồng thời, yêu cầu người sử dụng đất xuất trình các giấy tờ liên quan đến thửa đất (có thể cung cấp bản sao các giấy tờ đó không cần công chứng, chứng thực).
1.2. Ranh, giới thửa đất được xác định theo hiện trạng đang sử dụng, quản lý và chỉnh lý theo kết quả cấp Giấy chứng nhận, bản án của tòa án có hiệu lực thi hành, kết quả giải quyết tranh chấp của cấp có thẩm quyền, các quyết định hành chính của cấp có thẩm quyền có liên quan đến ranh giới thửa đất.
Tranh chấp ranh giới đất liền kề. Trường hợp đang có tranh chấp về ranh giới thửa đất thì đơn vị đo đạc có trách nhiệm báo cáo bằng văn bản cho Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có thửa đất để giải quyết. Trường hợp tranh chấp chưa giải quyết xong trong thời gian đo đạc ở địa phương mà xác định được ranh giới thực tế đang sử dụng, quản lý thì đo đạc theo ranh giới thực tế đang sử dụng, quản lý đó; nếu không thể xác định được ranh giới thực tế đang sử dụng, quản lý thi được phép đo vẽ khoanh bao các thửa đất tranh chấp; đơn vị đo đạc có trách nhiệm lập bản mô tả thực trạng phần đất đang tranh chấp thành 02 bản, một bản lưu hồ sơ đo đạc, một bản gửi Ủy ban nhân dân cấp xã để thực hiện các bước giải quyết tranh chấp tiếp theo theo thẩm quyền.”
Tranh chấp ranh giới đất liền kề. Nhận thấy, việc xác định ranh giới theo Điều 11 của thông tư trên trong trường hợp có tranh chấp không thể xác định được ranh giới thì cán bộ đo đạc phải báo cáo lại với UBND cấp xã để giải quyết. Tuy nhiên, sau đó sẽ được tiếp tục xác định để đo như sau:
- Xác định ranh giới liền kề theo thực tế đang sử dụng, quản lý (trong trường hợp tranh chấp đất đai chưa giải quyết xong trong thời gian đo đạc ở địa phương);
- Nếu không thể xác định được ranh giới thực tế đang sử dụng, quản lý thì sẽ tiến hành đo vẽ khoanh bao các thửa đất đang bị tranh chấp; Lúc này cán bộ đo đạc sẽ lập một bản mô tả thực trạng phần đất tranh chấp và gửi UBND cấp xã để thực hiện các bước tiến hành giải quyết theo thẩm quyền.
Thẩm quyền, Trình tự giải quyết tranh chấp ranh giới đất liền kề
Lưu ý trước khi tiến hành giải quyết tranh chấp đất đai, cần tiến hành thủ tục hòa giải:
Tranh chấp ranh giới đất liền kề. Chủ tịch UBND cấp xã (Theo quy định tại Điều 202 Luật Đất đai 2013). Tranh chấp đất đai cần có điều kiện bắt buộc để khởi kiện là hoà giải cơ sở tại UBND cấp xã nơi có đất tranh chấp để giải quyết (trong trường hợp các bên không tự hoà giải được).
Thẩm quyền giải quyết tranh chấp ranh giới đất liền kề thuộc về
+ UBND cấp tỉnh, huyện có thẩm quyền: đối với trường hợp đương sự không có Giấy chứng nhận hoặc không có các giấy tờ liên quan theo quy định tại Điều 100 của Luật Đất đai (Quy định tại Điểm a, Khoản 2, Điều 203 Luật Đất đai 2013)
+ TAND nơi có thẩm quyền: đối với trường hợp có/hoặc không có Giấy chứng nhận hoặc một trong các giấy tờ liên quan theo quy định tại Điều 100 của Luật Đất đai (Quy định tại Điểm b, Khoản 2, Điều 203 Luật Đất đai 2013)
*Quy định tại Điều 100 Luật Đất đai 2013:
- Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất;
- Những giấy tờ về quyền được sử dụng đất trước ngày 15 tháng 10 năm 1993 do cơ quan có thẩm quyền cấp trong quá trình thực hiện chính sách đất đai của Nhà nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa, Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
- Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tạm thời được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp hoặc có tên trong Sổ đăng ký ruộng đất, Sổ địa chính trước ngày 15 tháng 10 năm 1993;
- Giấy tờ hợp pháp về thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất hoặc tài sản gắn liền với đất; giấy tờ giao nhà tình nghĩa, nhà tình thương gắn liền với đất;
- Giấy tờ chuyển nhượng quyền sử dụng đất, mua bán nhà ở gắn liền với đất ở trước ngày 15 tháng 10 năm 1993 được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận là đã sử dụng trước ngày 15 tháng 10 năm 1993;
- Giấy tờ thanh lý, hóa giá nhà ở gắn liền với đất ở; giấy tờ mua nhà ở thuộc sở hữu nhà nước theo quy định của pháp luật;
- Bằng khoán điền thổ.
- Văn tự đoạn mãi bất động sản (gồm nhà ở và đất ở) có chứng nhận của cơ quan thuộc chế độ cũ.
- Văn tự mua bán nhà ở, tặng cho nhà ở, đổi nhà ở, thừa kế nhà ở mà gắn liền với đất ở có chứng nhận của cơ quan thuộc chế độ cũ.
- Bản di chúc hoặc giấy thỏa thuận tương phân di sản về nhà ở được cơ quan thuộc chế độ cũ chứng nhận.
- Giấy phép cho xây cất nhà ở hoặc giấy phép hợp thức hóa kiến trúc của cơ quan thuộc chế độ cũ cấp.
- Bản án của cơ quan Tòa án của chế độ cũ đã có hiệu lực thi hành.
- Các loại giấy tờ khác chứng minh việc tạo lập nhà ở, đất ở nay được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi có đất ở công nhận.
- Sổ mục kê đất, sổ kiến điền lập trước ngày 18 tháng 12 năm 1980.
Tranh chấp ranh giới đất liền kề. Một trong các giấy tờ được lập trong quá trình thực hiện đăng ký ruộng đất theo Chỉ thị số 299-TTg ngày 10 tháng 11 năm 1980 của Thủ tướng Chính phủ về công tác đo đạc, phân hạng và đăng ký thống kê ruộng đất trong cả nước do cơ quan nhà nước đang quản lý, bao gồm:
a) Biên bản xét duyệt của Hội đồng đăng ký ruộng đất cấp xã xác định người đang sử dụng đất là hợp pháp;
b) Bản tổng hợp các trường hợp sử dụng đất hợp pháp do Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc Hội đồng đăng ký ruộng đất cấp xã hoặc cơ quan quản lý đất đai cấp huyện, cấp tỉnh lập;
c) Đơn xin đăng ký quyền sử dụng ruộng đất đối với trường hợp không có giấy tờ quy định tại điểm a và điểm b khoản này.
Trường hợp trong đơn xin đăng ký quyền sử dụng ruộng đất có sự khác nhau giữa thời điểm làm đơn và thời điểm xác nhận thì thời điểm xác lập đơn được tính theo thời điểm sớm nhất ghi trong đơn;
d) Giấy tờ về việc chứng nhận đã đăng ký quyền sử dụng đất của Ủy ban nhân dân cấp xã, cấp huyện hoặc cấp tỉnh cấp cho người sử dụng đất;
đ) Giấy tờ về việc kê khai đăng ký nhà cửa được Ủy ban nhân dân cấp xã, cấp huyện hoặc cấp tỉnh xác nhận mà trong đó có ghi diện tích đất có nhà ở;
e) Giấy tờ của đơn vị quốc phòng giao đất cho cán bộ, chiến sỹ làm nhà ở trước ngày 15 tháng 10 năm 1993 theo Chỉ thị số 282/CT-QP ngày 11 tháng 7 năm 1991 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng mà việc giao đất đó phù hợp với quy hoạch sử dụng đất làm nhà ở của cán bộ, chiến sỹ trong quy hoạch đất quốc phòng đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.”
- Dự án hoặc danh sách hoặc văn bản về việc di dân đi xây dựng khu kinh tế mới, di dân tái định cư được Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp tỉnh hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
- Giấy tờ của nông trường, lâm trường quốc doanh về việc giao đất cho người lao động trong nông trường, lâm trường để làm nhà ở (nếu có).
- Giấy tờ có nội dung về quyền sở hữu nhà ở, công trình; về việc xây dựng, sửa chữa nhà ở, công trình được Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp tỉnh hoặc cơ quan quản lý nhà nước về nhà ở, xây dựng chứng nhận hoặc cho phép.
- Giấy tờ tạm giao đất của Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp tỉnh; Đơn đề nghị được sử dụng đất được Ủy ban nhân dân cấp xã, hợp tác xã nông nghiệp phê duyệt, chấp thuận trước ngày 01 tháng 7 năm 1980 hoặc được Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp tỉnh phê duyệt, chấp thuận.
- Giấy tờ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc giao đất cho cơ quan, tổ chức để bố trí đất cho cán bộ, công nhân viên tự làm nhà ở hoặc xây dựng nhà ở để phân (cấp) cho cán bộ, công nhân viên bằng vốn không thuộc ngân sách nhà nước hoặc do cán bộ, công nhân viên tự đóng góp xây dựng. Trường hợp xây dựng nhà ở bằng vốn ngân sách nhà nước thì phải bàn giao quỹ nhà ở đó cho cơ quan quản lý nhà ở của địa phương để quản lý, kinh doanh theo quy định của pháp luật.
- Bản sao giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật Đất đai và các giấy tờ quy định tại các Khoản 2, 3, 4, 5, 6 và 7 Điều này có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp tỉnh hoặc cơ quan quản lý chuyên ngành cấp huyện, cấp tỉnh đối với trường hợp bản gốc giấy tờ này đã bị thất lạc và cơ quan nhà nước không còn lưu giữ hồ sơ quản lý việc cấp loại giấy tờ đó.
Tranh chấp ranh giới đất liền kề. Như vậy, đương sự trong vụ án tranh chấp đất đai liên quan đến ranh giới liền kề có thể lựa chọn nơi Cơ quan có thẩm quyền giải quyết tuỳ theo quy định tại Điều 203 Luật Đất đai 2013.
Trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp ranh giới đất liền kề
- Bước 1: Gửi đơn xin hòa giải tại UBND cấp xã nơi có đất tranh chấp (đối với trường hợp không thể tự hoà giải);
- Bước 2: UBND cấp xã tiến hành hòa giải.
- Bước 3: Đương sự có thể nộp đơn đến TAND nơi có thẩm quyền để giải quyết trong trường hợp hoà giải không thành hoặc gửi đơn khiếu nại đến Cơ quan quản lý trực tiếp cao hơn của cơ quan tiến hành hòa giải.
(Căn cứ Điều 203 Luật Đất đai 2013)
Tranh chấp ranh giới đất liền kề. Tuy nhiên trên thực tế, đa phần khi xảy ra tranh chấp đất đai, các đương sự có xu hướng lựa chọn Tòa án là nơi giải quyết các vấn đề. Vì vậy, quá trình giải quyết tại Tòa án cũng nhận được nhiều sự quan tâm:
Sau khi nhận được đơn khởi kiện của đương sự về tranh chấp đất đai, Tòa sẽ tiến hành xem xét điều kiện khởi kiện và tiến hành:
- Bước 1: Ra thông báo thụ lý
- Bước 2: Thông báo về phiên họp công khai chứng cứ và hòa giải
- Bước 3: Ra Quyết định đưa vụ án ra xét xử
(Căn cứ Bộ luật tố tụng dân sự 2015)
Tranh chấp ranh giới đất liền kề. Trên đây là những quy trình cơ bản của một vụ án khi được giải quyết tại Tòa án. Như vậy có thể nhận thấy việc giải quyết tranh chấp đất đai liên quan đến ranh giới liên kề là một trong những tranh chấp phổ biến trong xã hội hiện nay, tuy nhiên không vì thế mà tính phức tạp của tranh chấp đất đai trên được giảm đi. Ngoài những lưu ý phía trên, trong quá trình giải quyết tranh chấp đất đai liền kề cần chú ý tới thời hiệu và nắm được những quy định khi lựa chọn nơi giải quyết là UBND nơi có thẩm quyền.
Nhìn chung, khi phát sinh tranh chấp thì ai cũng đều mong nhanh chóng được giải quyết, vì vậy để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp một cách tối đa, xin vui lòng liên hệ với Luật hùng sơn để cùng bạn đưa ra giải pháp tối ưu nhất. thông qua Hotline 0964 509 555 hoặc đặt lịch ở văn phòng để được các chuyên viên tư vấn trả lời một cách nhanh gọn và chính xác nhất. Cảm ơn quý khách đã theo dõi bài viết. Trân trọng!