Đăng ký nhãn hiệu là hình thức bảo vệ nhãn hiệu (logo) của bạn trước các hành vi xâm phạm khác. Tuy nhiên đăng ký nhãn hiệu tại Hàn Quốc khác gì ở Việt Nam? Quy trình như thế nào? Hãy cùng Luật Hùng Sơn tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
Hàn Quốc có Đạo luật nhãn hiệu (giống như các quy định, thông tư được Pháp luật Việt Nam ban hành), nếu muốn đăng ký thì nhãn hiệu của bạn phải đảm bảo tuân theo Đạo luật này và tiến hành làm thủ tục tại Văn phòng sở hữu trí tuệ Hàn Quốc (KIPO).
Đăng ký nhãn hiệu tại Hàn Quốc và Việt Nam có gì khác nhau?
Về cơ bản thủ tục đăng ký nhãn hiệu ở Hàn Quốc và Việt Nam không khác nhau, chỉ khác ở một số thủ tục nhỏ như tên cơ quan, thời gian đăng ký, thẩm định nội dung, chữ viết Hàn Quốc,…. Cụ thể chúng tôi sẽ chia sẻ trong từng bước hướng dẫn cách đăng ký nhãn hiệu tại Hàn Quốc trong phần bên dưới.
Hướng dẫn đăng ký nhãn hiệu tại Hàn Quốc
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ và nộp đơn đăng ký nhãn hiệu
Hồ sơ để đăng ký nhãn hiệu Hàn Quốc bao gồm những thông tin cơ bản sau:
- Họ tên và địa chỉ của người nộp đơn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu. Trường hợp ủy quyền đăng ký thì cần có thêm giấy ủy quyền có xác nhận của chủ sở hữu nhãn hiệu.
- Nhãn hiệu sản phẩm/ dịch vụ của bạn.
- 10 mẫu nhãn hiệu có kích thước tối đa 8 x 8 cm.
- Tài liệu ưu tiên nếu có.
Nếu chưa chuẩn bị kịp một trong các giấy tờ này thì bạn vẫn có thể bổ sung trong vòng 3 tháng kể từ ngày nộp đơn đăng ký nhãn hiệu. Tuy nhiên Luật Hùng Sơn khuyên bạn nên chuẩn bị đầy đủ trước khi gửi đơn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tại Hàn Quốc.
>> Xem thêm : Kinh nghiệm nộp đơn đăng ký nhãn hiệu sản phẩm tại đây
Bước 2: Thẩm định hình thức
Sau khi đã nộp đầy đủ giấy tờ, hồ sơ thì bạn phải đợi khoảng 2 tháng để Văn phòng Sở hữu trí tuệ Hàn Quốc thẩm định hình thức. Một số trường hợp nhãn hiệu có thể bị loại ngay từ bước này nếu vi phạm chính sách của Văn phòng, phổ biến nhất là các trường hợp:
- Đơn đăng ký bị sai mẫu hoặc ghi bằng ngôn ngữ khác.
- Sai tên hoặc địa chỉ hoặc không khớp thông tin trong các giấy tờ.
- Thiếu mẫu nhãn hiệu đính kèm.
- Không có mô tả hàng hóa đi kèm đơn đăng ký nhãn hiệu.
- Không có địa chỉ cụ thể của người nộp đơn hoặc nơi nộp đơn, không thông qua một đại lý bằng sáng chế tại Hàn Quốc.
Khi có phát hiện sai sót trong hồ sơ đăng ký, bạn sẽ được ủy viên KIPO thông báo sửa đổi/ bổ sung giấy tờ. Nếu bạn không sửa/ bổ sung giấy tờ thì hồ sơ đăng ký sẽ bị vô hiệu hóa (loại bỏ).
Bước 3: Thẩm định nội dung nhãn hiệu
Khi đã qua bước 2, nhãn hiệu của bạn cần được thẩm định nội dung trong khoảng 5 tháng. Sở dĩ thời gian thẩm định lâu như vậy vì theo Đạo luật nhãn hiệu của Hàn Quốc, logo của bạn phải đáp ứng các yêu cầu khắt khe như:
- Phải có trong định nghĩa nhãn hiệu được quy định rõ tại Đạo luật nhãn hiệu.
- Phải là “độc nhất”, không bị trùng lặp với bất kỳ nhãn hiệu nào khác đã có.
- Phải nằm trong danh mục nhãn hiệu quy định tại Luật thương hiệu Hàn Quốc.
Nếu nội dung nhãn hiệu không đạt yêu cầu, bạn cũng sẽ nhận được thông báo sửa đổi từ KIPO.
Bước 4: Công bố đơn đăng ký nhãn hiệu tại Hàn Quốc
Khi hồ sơ được phê duyệt và nhận thông báo hợp lệ, bạn có thể công bố đơn đăng ký nhãn hiệu công khai gồm các thông tin như: mẫu nhãn hiệu, thông báo bảo hộ thương hiệu và danh mục hàng hóa, dịch vụ kèm theo.
Bước 5: Đưa nhãn hiệu vào sử dụng công khai
Khi đã hoàn tất các thủ tục đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, bạn có thể đưa nhãn hiệu của mình vào sử dụng công khai trong mọi hoạt động kinh doanh một cách hợp pháp.
Bước 6: Gia hạn nhãn hiệu
Thời gian bảo hộ nhãn hiệu cho mỗi hồ sơ đăng ký hợp lệ là 10 năm. Sau thời gian này nếu có nhu cầu bảo hộ thêm, bạn có thể đăng ký gia hạn nhãn hiệu với KIPO để có thêm thời gian sử dụng nhãn hiệu hợp pháp theo quy định của Pháp luật Hàn Quốc.
Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi về việc đăng ký nhãn hiệu tại Hàn Quốc. Qua bài viết này chắc hẳn bạn đã có thêm nhiều thông tin hữu ích về vấn đề này. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào, bạn hãy liên hệ với Luật Hùng Sơn để được tư vấn cụ thể nhé!
- Thủ tục thay đổi người đại diện theo pháp luật - 28/05/2023
- Sau ly hôn phụ nữ nên làm gì? 5 điều Nhất Định phải làm - 27/05/2023
- Đăng ký mã vạch sản phẩm mới nhất năm 2023 - 27/05/2023