Tên doanh nghiệp có vai trò giúp định hình thương hiệu doanh nghiệp, tuy nhiên do nhu cầu thực tế mà doanh nghiệp muốn thay đổi và lựa chọn một cái tên khác phù hợp với nhu cầu kinh doanh dự kiến nên việc đổi tên doanh nghiệp cực kỳ quan trọng. Tuy nhiên thủ tục thay đổi tên công ty thường gây ra nhiều khó khăn cho các doanh nghiệp.
Luật Hùng Sơn sẽ cung cấp dịch vụ giúp quý khách thay đổi tên công ty nhanh chóng, hỗ trợ soạn thảo hồ sơ và thực hiện tư vấn các thủ tục liên quan.
Tư vấn lựa chọn thay đổi tên công ty
Tên tiếng Việt của doanh nghiệp bao gồm hai thành tố theo thứ tự:
- Loại hình doanh nghiệp:
- Đối với Công ty trách nhiệm hữu hạn có thể viết là “Công ty trách nhiệm hữu hạn” hoặc “Công ty TNHH” ;
- Đối với công ty cổ phần có thể viết là “Công ty cổ phần” hoặc “Công ty CP” ;
- Đối với công ty hợp danh có thể viết là “Công ty hợp danh” hoặc “Công ty HD” ;
- Đối với doanh nghiệp tư nhân có thể viết là “Doanh nghiệp tư nhân”, “DNTN” hoặc “Doanh nghiệp TN” .
- Tên Riêng: Được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ F, J, Z, W, chữ số và ký hiệu.
♦ Ví dụ:
CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ HOÀNG AN ⇒ Loại hình là “CÔNG TY TNHH” và Tên riêng là “ĐẦU TƯ HOÀNG AN”.
Ngoài tên tiếng việt thì doanh nghiệp có thể có tên bằng tiếng nước ngoài và tên viết tắt.
⇒ Như vậy, khi thay đổi tên tiếng việt của doanh nghiệp thì tên viết tắt, tên bằng tiếng nước ngoài (nếu có) cũng cần thay đổi.
♦ Lưu ý :
- Doanh nghiệp không được Đặt tên trùng hoặc tên gây nhầm lẫn với tên của doanh nghiệp đã đăng ký.
- Đặt tên trùng thì ai cũng nhận biết được, tuy nhiên tên như thế nào thì được coi là gây nhầm lẫn.
Các tên được coi là tên gây nhầm lẫn với tên của doanh nghiệp đã đăng ký:
- Tên tiếng Việt của doanh nghiệp đề nghị đăng ký đọc giống như tên doanh nghiệp đã đăng ký;
- Tên viết tắt của doanh nghiệp đề nghị đăng ký trùng với tên viết tắt của doanh nghiệp đã đăng ký;
- Tên bằng tiếng nước ngoài của doanh nghiệp đề nghị đăng ký trùng với tên bằng tiếng nước ngoài của doanh nghiệp đã đăng ký;
- Tên riêng của doanh nghiệp đề nghị đăng ký chỉ khác với tên riêng của doanh nghiệp cùng loại đã đăng ký bởi một số tự nhiên, số thứ tự hoặc các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt và các chữ cái F, J, Z, W ngay sau tên riêng của doanh nghiệp đó;
♦ Ví dụ:
- Tên Công ty đã đăng ký: “CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VÀ DỊCH VỤ“
- Tên Công ty mới dự kiến đăng ký: “CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VÀ DỊCH VỤ ECOLAND“
Cụm “ECOLAND” được coi là những chữ cái ghép vào với nhau và không có khả năng phân biệt:
- Tên riêng của doanh nghiệp đề nghị đăng ký chỉ khác với tên riêng của doanh nghiệp cùng loại đã đăng ký bởi ký hiệu “&”, “.”, “+”, “-”, “_”;
- Tên riêng của doanh nghiệp đề nghị đăng ký chỉ khác với tên riêng của doanh nghiệp cùng loại đã đăng ký bởi từ “tân” ngay trước hoặc “mới” ngay sau hoặc trước tên riêng của doanh nghiệp đã đăng ký;
- Tên riêng của doanh nghiệp đề nghị đăng ký chỉ khác với tên riêng của doanh nghiệp cùng loại đã đăng ký bởi từ “miền Bắc”, “miền Nam”, “miền Trung”, “miền Tây”, “miền Đông” hoặc từ có ý nghĩa tương tự.
Tham khảo bài viết ” Các sai lầm phải tránh khi đặt tên Công ty “để lựa chọn 01 tên mới phù hợp nhất và đúng quy định của pháp luật.
Thủ tục thay đổi tên công ty
♦ Thành phần hồ sơ thay đổi tên công ty:
- Thông báo thay đổi (Mẫu II-1, Thông tư 02/2019/TT-BKHĐT)
- Biên bản họp (Công ty TNHH 2 thành viên và Công ty cổ phần)
- Quyết định
- Giấy ủy quyền cho người thực hiện thủ tục.
♦ Cơ quan giải quyết thủ tục: Phòng Đăng ký kinh doanh – Sở kế hoạch và đầu tư tỉnh/thành phố
♦ Thời gian: 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ hợp lệ.
Thủ tục thay đổi dấu khi thay đổi tên công ty
Khi thay đổi tên Công ty thì doanh nghiệp bắt buộc phải đổi dấu pháp nhân của doanh nghiệp.
Kể từ ngày 01/07/2015, khi doanh nghiệp có nhu cầu khắc con dấu pháp nhân mới với tên công ty mới thì doanh nghiệp có quyền lựa chọn số lượng, hình thức con dấu và thậm chí được giữ lại con dấu cũ với tên công ty cũ.
Trường hợp doanh nghiệp lựa chọn sử dụng nhiều hơn một con dấu thì các con dấu của doanh nghiệp cần phải được khắc với nội dung và hình thức đồng nhất.
Khi thay đổi tên Công ty xong thì doanh nghiệp đặt làm dấu tại các đơn vị khắc dấu.
Sau đó, doanh nghiệp tiến hành thông báo mẫu dấu lên Phòng Đăng ký kinh doanh – Sở kế hoạch và đầu tư tỉnh/thành phố.
♦ Hồ sơ thông báo thay đổi mẫu dấu:
- Thông báo về việc thay đổi mẫu con dấu (Phụ lục II-9 Thông tư 02/2019/TT-BKHĐT)
- Giấy ủy quyền cho người nộp hồ sơ
Thủ tục thông báo với cơ quan thuế khi thay đổi tên Công ty
Khi thay đổi tên Công ty, doanh nghiệp cần làm Thông báo điều chỉnh thông tin đăng ký thuế tới Cơ quan quản lý thuế.
♦ Thành phần hồ sơ:
- Tờ khai điều chỉnh thông tin đăng ký thuế (Mẫu 08-MST Thông tư 95/2016/TT-BTC)
- Bản sao Đăng ký kinh doanh
Xử lý hóa đơn với tên cũ mà chưa sử dụng hết
Nếu không muốn tiếp tục sử dụng hóa đơn thì doanh nghiệp làm thủ tục hủy hóa đơn sau đó phát hành lại hóa đơn với tên mới.
Nếu muốn tiếp tục sử dụng hóa đơn thì doanh nghiệp thực hiện như sau:
♦ Bước 1: Đóng dấu tên mới vào bên cạnh tiêu thức tên in sẵn (đóng dấu mộc vuông)
♦ Bước 2: Làm thông báo điều chỉnh thông tin tại Thông báo phát hành hóa đơn đến Cơ quan thuế quản lý trực tiếp và được sử dụng ngay hóa đơn.
Trên đây là hướng dẫn về thủ tục thay đổi tên Công ty của Luật Hùng Sơn. Chúng tôi hi vọng có thể hỗ trợ quý khách những thông tin bổ ích xoay quanh các hoạt động kinh doanh theo pháp luật Việt Nam.
Mọi thắc mắc, quý khách vui lòng liên hệ Luật Hùng Sơn thông qua tổng đài 19006518.
► Xem thêm : Dịch vụ thay đổi đăng ký kinh doanh
- Những số điện thoại không nên nghe mới nhất 2023 - 28/11/2023
- Bị người khác sử dụng hình ảnh để lừa đảo phải làm gì? - 14/11/2023
- Đăng ký mã vạch sản phẩm mới nhất năm 2023 - 05/11/2023