Bạn đang bị “quay cuồng” trong đống thủ tục thành lập một doanh nghiệp với hàng chục giấy tờ? Bạn vẫn còn đang đau đầu ngồi trước màn hình máy tính để tìm kiếm các thủ tục cần thiết khi thành lập doanh nghiệp? Nếu bạn đang đọc bài viết này thì chắc chắn sẽ không còn phải “vò tai bứt tóc” nữa vì những hướng dẫn dưới đây cực kỳ cụ thể và chi tiết, hãy khám phá nhé!
Trước tiên, để làm thủ tục thành lập một doanh nghiệp thì bạn cần chuẩn bị đầy đủ hồ sơ giấy tờ đáp ứng yêu cầu. Thủ tục thành lập các doanh nghiệp theo Luật doanh nghiệp 2014 gồm 4 giai đoạn chính như sau:
- Chuẩn bị hồ sơ giấy tờ.
- Nộp hồ sơ thành lập công ty.
- Làm con dấu pháp nhân.
- Thực hiện các công việc sau thành lập công ty.
A/ Giai đoạn chuẩn bị và thực hiện
Điều cần thiết đầu tiên khi làm thủ tục thành lập doanh nghiệp đó là bạn phải xác định rõ loại hình doanh nghiệp, đặt tên công ty và chọn địa điểm đặt công ty, các định vốn điều lệ kinh doanh, ngành nghề kinh doanh và người đại diện của công ty trên phương diện pháp lý.
Các loại hồ sơ, giấy tờ cần có để thành lập một doanh nghiệp là:
- Giấy chứng minh nhân dân (CMND) bản sao chưa quá 3 tháng, thời hạn chưa CNMD chưa quá 15 năm hoặc hộ chiếu của chủ công ty và các thành viên cổ đông. Tùy theo loại hình doanh nghiệp mà số lượng cổ đông sẽ khác nhau.
- Hồ sơ thành lập công ty. Bạn cần chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ theo quy định Điều 20 Nghị định 43 để nộp hồ sơ tại phòng đăng ký kinh doanh tỉnh/thành phố nơi công ty đặt trụ sở. (Điều 25 Nghị định 43/2010/NĐ-CP ngày 15/04/2010). Trường hợp không tự mình đến được thì cần ủy quyền cho người khác nộp thay bằng giấy ủy quyền có hợp lệ theo Điều 9 – Thông tư số 01/2013/TT-BKHĐT ngày 21/01/2013 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư).
Sau khi nộp hồ sơ khoảng 3 ngày, nếu hồ sơ của bạn hợp lệ thì bạn sẽ được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Tức là bước đầu đã thành lập doanh nghiệp thành công.
Sau khi đã có Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp thì bạn cần mang theo 1 bản sao đến cơ sở khắc dấu để làm 1 con dấu pháp nhân cho công ty mình. Nếu không tự mình đi, bạn vẫn có thể ủy quyền cho người khác đi thay theo quy định.
B/ Giai đoạn sau thủ tục thành lập một doanh nghiệp
Về cơ bản, sau khi có Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và con dấu pháp nhân thì công ty của bạn đã có thể hoạt động. Tuy nhiên theo Pháp luật quy định thì cần phải làm thêm 1 số thủ tục như:
- Đăng ký khai thuế ban đầu với cơ quan thuế tại địa điểm mà bạn đăng ký kinh doanh ban đầu trong thời hạn được quy định sẵn.
- Đăng ký kê khai thuế qua mạng Internet theo Luật số 21/2012/QH13 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế.
- Đăng bố cáo theo quy định Điều 28 của Luật doanh nghiệp.
- Nộp tờ khai và thuế môn bài theo mẫu số 01/MBAI – Thông tư số 156/2013/TT-BTC được ban hành ngày 06/11/2013 của Bộ Tài Chính.
- Nộp thông báo áp dụng phương pháp tính thuế GTGT theo mẫu số 06/GTGT – Thông tư số 156/2013/TT-BTC được ban hành ngày 06/11/2013 của Bộ Tài Chính.
- Theo quy định từ ngày 01/9/2014, các doanh nghiệp mới thành lập sẽ được đăng ký phương án tính thuế GTGT khấu trừ và được đặt in hóa đơn GTGT để sử dụng, do đó bạn không cần tự đặt mua/in hóa đơn nữa.
- Treo/dán “hóa đơn mẫu liên 2” tại trụ sở chính của công ty.
Sau khi hoàn tất các thủ tục thành lập một doanh nghiệp bên trên, bạn có thể yên tâm “ăn ngon ngủ kỹ” và tập trung vào việc điều hành công ty của mình rồi. Nếu bạn cần tư vấn thêm về thủ tục thành lập công ty hay các giấy tờ pháp lý liên quan thì có thể liên hệ với chúng tôi tại đây để được hỗ trợ nhanh nhất!
- Thủ tục làm sổ đỏ mới nhất 2023: Cần giấy tờ gì? Chi phí bao nhiêu? - 11/09/2023
- Đăng ký mã vạch sản phẩm mới nhất năm 2023 - 10/09/2023
- Thủ tục đăng ký website với bộ công thương mới nhất - 10/09/2023