Thủ tục đăng ký nhãn hiệu thực phẩm mới nhất năm 2019

Đăng ký nhãn hiệu thực phẩm giúp doanh nghiệp tạo sự khác biệt, sáng tạo và thu hút ấn tượng với khách hàng. Tuy nhiên trong lĩnh vực thực phẩm, thủ tục đăng ký nhãn hiệu khiến nhiều chủ đầu tư gặp rắc rối do không biết hồ sơ giấy tờ, quy trình như thế nào? Hãy cùng Luật Hùng Sơn tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

Quảng cáo

A/ Những vấn đề cần biết về việc đăng ký nhãn hiệu cho thực phẩm

Đăng ký nhãn hiệu cho thực phẩm là một phương thức bảo đảm “bản quyền” cho doanh nghiệp đối với sản phẩm của mình, được sự công nhận và bảo vệ của pháp luật. Mục đích của việc đăng ký là tránh “fake thương hiệu” và phổ biến thương hiệu, sản phẩm của doanh nghiệp tới người tiêu dùng một cách hợp pháp và rộng rãi.

>> Xem thêm : 6 vấn đề cần biết khi đăng ký nhãn hiệu cá nhân

 

đăng ký nhãn hiệu thực phẩm

 

1. Phân loại nhóm thực phẩm

Đối với lĩnh vực thực phẩm, trước khi đăng ký nhãn hiệu thì chủ đầu tư cần tìm hiểu rõ sản phẩm của mình thuộc phân nhóm nào trong các nhóm sau:

  • Nhóm 30: thực phẩm có nguồn gốc thực vật đã qua sơ chế để người tiêu dùng sử dụng hoặc bảo quản, các loại gia vị dùng cho thực phẩm cũng được phân vào nhóm này.
  • Nhóm 29: thực phẩm có nguồn gốc động vật đã được chế biến hoặc bảo quản.
  • Nhóm 5: thực phẩm dành cho trẻ sơ sinh, các thực phẩm ăn kiêng và một số loại thực phẩm nguồn gốc thực vật thuộc các nhóm khác nhau được quy định cụ thể trong danh mục hàng hóa sắp xếp theo alphabet (thứ tự bảng chữ cái).

2. Đăng ký nhãn hiệu ở đâu?

Đăng ký nhãn hiệu cho thực phẩm cũng giống như các lĩnh vực khác, chủ đầu tư cần chuẩn bị hồ sơ đăng ký tại Cục sở hữu trí tuệ theo quy định của Luật sở hữu trí tuệ. Địa chỉ tại cơ quan chức năng địa phương nơi đặt trụ sở công ty. Quy trình đăng ký tuy khá đơn giản nhưng cần sự hiểu biết nhất định của người làm thủ tục. 

Quảng cáo

B/ Thủ tục đăng ký nhãn hiệu thực phẩm cập nhật mới nhất năm 2019

1. Chuẩn bị hồ sơ đăng ký

Chủ đầu tư cần chuẩn bị:

  • Mẫu đơn đăng ký nhãn hiệu được quy định tại Phụ lục A TT 01/2007/TT-BKHCN.
  • Mẫu nhãn hiệu được trình bày rõ ràng, trong khuôn mẫu kích thước 8×8 cm trên tờ khai.
  • Bản sao công chứng chủ đầu tư là chủ sở hữu cá nhân. Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy chứng nhận đầu tư nếu chủ đầu tư là một tổ chức chức không phải cá nhân.
  • Chứng từ và lệ phí theo quy định.

2. Quy trình đăng ký

  • Bước 1: chuẩn bị đầy đủ hồ sơ, giấy tờ và nộp đơn đăng ký tại Cục sở hữu trí tuệ.
  • Bước 2: thẩm định hình thức trong vòng từ 1-2 tháng kể từ ngày nộp đơn đăng ký.
  • Bước 3: công bố đơn trên Công báo. Thời gian thực hiện tối đa khoảng 2 tháng.
  • Bước 4: thẩm định nội dung. Thường mất khoảng từ 9-12 tháng.
  • Bước 5: nhận giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu. 

Chi phí đăng ký nhãn hiệu phụ thuộc vào loại nhóm thực phẩm mà chủ đầu tư đăng ký và số lượng sản phẩm trong mỗi nhóm. Bạn có thể thấy thủ tục đăng ký nhãn hiệu khá phức tạp, nếu chưa có sự tìm hiểu kỹ càng thì sẽ gặp rắc rối rất nhiều. Vì vậy, chúng tôi khuyên bạn nên ủy quyền cho đơn vị cung cấp dịch vụ đăng ký nhãn hiệu chuyên nghiệp như Luật Hùng Sơn để đảm bảo quy trình được thực hiện thuận lợi nhất.

Khi đến với Luật Hùng Sơn, bạn sẽ được tư vấn pháp luật về Sở hữu trí tuệ và nhãn hiệu bởi những chuyên viên luật có trình độ chuyên môn cao và kinh nghiệm lâu năm trong ngành.

Bên cạnh đó, toàn bộ quá trình đăng ký đều được chuyên viên của chúng tôi đồng hành, tư vấn kịp thời và thực hiện theo ủy quyền để giúp chủ đầu tư tiết kiệm thời gian, tối ưu hóa quy trình đăng ký. Do vậy, hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua hotline: 1900.6518 để được tư vấn đăng ký nhãn hiệu nhanh nhất nhé!

Vui lòng đánh giá!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *


Tin mới

Các tin khác

Video tư vấn pháp luật

To-top
Developed by Luathungson.vn
Facebook Messenger
Chat qua Zalo
Tổng đài 19006518
Developed by Luathungson.vn