Đăng kỹ nhãn hiệu cá nhân hay còn được gọi là đăng ký logo bản quyền. Đây là hình thức phân biệt sản phẩm/ dịch vụ của thương hiệu này với thương hiệu khác. Tuy nhiên nếu bạn đang có ý định đăng ký logo thì nên đọc kỹ 6 vấn đề mà Luật Hùng Sơn chia sẻ dưới đây nhé!
1. Những ai được phép đăng ký logo bản quyền?
Bất kỳ cá nhân hay tổ chức/ doanh nghiệp nào cũng có thể đứng tên đăng ký nhãn hiệu độc quyền mà không cần phải có giấy đăng ký kinh doanh. Không phải chỉ tổ chức hay doanh nghiệp, các cá nhân nếu có nhu cầu bảo hộ thương hiệu vẫn có thể đăng ký theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên logo nhãn hiệu phải đảm bảo không trùng lặp với bất kỳ logo nào đã có sẵn trên kho dữ liệu của Cổng thông tin điện tử quốc gia.
2. Địa chỉ đăng ký logo độc quyền
Khi đăng ký địa chỉ logo độc quyền các cá nhân thường bị bất ngờ vì phải kê khai địa chỉ đăng ký. Địa chỉ này phải cố định và đảm bảo người đăng ký có thể nhận được hồ sơ hay bất kỳ thông báo nào do Cục sở hữu trí tuệ gửi tới để tránh thất lạc. Đặc biệt là các hồ sơ, giấy tờ quan trọng như các thông báo, quyết định của Cục gửi theo đường bưu điện.
3. Quyền lợi khi đăng ký nhãn hiệu cá nhân
Chắc hẳn cá nhân nào khi có nhu cầu đăng ký nhãn hiệu độc quyền cũng hiểu quyền lợi của việc này. Thương hiệu của bạn sẽ được pháp luật bảo hộ khi xảy ra tranh chấp hoặc có dấu hiệu xâm phạm. Ngoài ra:
- Nhãn hiệu của bạn sẽ được gắn chữ “R” tượng trưng cho Register: logo đã đăng ký bản quyền.
- Nhãn hiệu của bạn sẽ được bảo hộ bởi các cơ quan pháp lý trong vòng 10 năm kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký. Sau thời gian này, bạn có thể tiếp tục gia hạn bảo hộ nhãn hiệu một hoặc nhiều lần.
4. Lưu ý về nhóm đăng ký nhãn hiệu
Không phải tất cả các nhãn hiệu đều được đăng ký chung một nhóm, tùy theo lĩnh vực hàng hóa hay dịch vụ mà logo của bạn sẽ được phân loại vào nhóm cụ thể. Bạn có thể tra cứu nhóm đăng ký nhãn hiệu cá nhân tại Danh mục hàng hóa dịch vụ Ni-xơ 11-2018.
Khi được cấp giấy chứng nhận bảo hộ nhãn hiệu cá nhân, nhãn hiệu đó của bạn sẽ chỉ được bảo hộ trong phạm vi nhóm đăng ký nhãn hiệu chứ không phải toàn bộ. Vì vậy bạn hoàn toàn có thể đăng ký 1 nhãn hiệu đối với 1 hoặc nhiều nhóm đăng ký để phục vụ nhu cầu và khả năng của mình.
5. Điều kiện về logo được đăng ký
Logo đăng ký độc quyền phải đảm bảo không bị trùng lặp với bất kỳ nhãn hiệu nào khác. Trước khi thiết kế, bạn có thể tra cứu, khảo sát trên kho dữ liệu của Cục sở hữu trí tuệ hoặc Cổng thông tin điện tử quốc gia. Nếu có dấu hiệu trùng lặp thì hồ sơ đăng ký logo của bạn sẽ bị loại bỏ.
6. Cần chuẩn bị những giấy tờ gì để đăng ký nhãn hiệu cá nhân?
Hồ sơ cần chuẩn bị để đăng ký bảo hộ nhãn hiệu khá đơn giản, bạn chỉ cần chuẩn bị:
- Bản sao công chứng giấy CMND hoặc ảnh chụp (scan) giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
- Bản mềm logo cần đăng ký bảo hộ (5 bản).
- Thông tin địa chỉ cố định để nhận thông báo, chứng nhận.
- Nhóm ngành nghề đang hoạt động chính đối với nhãn hiệu để được tư vấn nhóm đăng ký nhãn hiệu.
- Đơn đăng ký nhãn hiệu điền theo mẫu ( 2 bản).
Mỗi loại giấy tờ bạn cần chuẩn bị 2 bản để làm 2 bộ hồ sơ. Cục sở hữu trí tuệ sẽ thu phí đăng ký nhãn hiệu tùy theo số lượng logo và nhóm đăng ký. Ví dụ phí đăng ký nhãn hiệu nhóm 1 là 1 triệu đồng, nhóm 2 là 730.000đ.
Trên đây là những chia sẻ của Luật Hùng Sơn về việc đăng ký nhãn hiệu cá nhân. Qua bài viết này chắc hẳn bạn đã tìm được những thông tin hữu ích cho việc đăng ký của mình. Nếu còn thắc mắc, đừng ngần ngại mà hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn chi tiết nhé.
- Thủ tục thay đổi người đại diện theo pháp luật - 28/05/2023
- Sau ly hôn phụ nữ nên làm gì? 5 điều Nhất Định phải làm - 27/05/2023
- Đăng ký mã vạch sản phẩm mới nhất năm 2023 - 27/05/2023