logo

Phải thực hiện thủ tục gì để được chuyển nhượng nhà ở xã hội?

Nhà ở xã hội là một trong những loại hình nhà ở được sử dụng hiện nay và cũng là loại nhà ở được khuyên dùng bởi Chính phủ. Những loại nhà ở xã hội xuất hiện ngày càng nhiều vì có thể dễ dàng đáp ứng nhiều hơn nhu cầu mua nhà ở của cá nhân sinh sống tại Việt Nam. Nhưng khi đã mua nhà ở xã hội rồi thì phải thực hiện thủ tục gì để được chuyển nhượng nhà ở xã hội? Luật Hùng Sơn sẽ hỗ trợ cung cấp thông tin đến bạn đọc về vấn đề này thông qua các quy định pháp luật sau.

Quảng cáo

1. Những trường hợp được quyền chuyển nhượng nhà ở xã hội

Căn cứ theo Khoản 5 Điều 19 của Nghị định số 100/2015/NĐ-CP có quy định người mua nhà ở xã hội sẽ được quyền bán căn nhà của mình theo hai trường hợp sau:

– Trong trường hợp nhà ở xã hội ấy chưa đủ 5 năm kể từ thời điểm đã trả tiền đủ cho việc mua nhà ở xã hội ấy, nếu có nhu cầu bán lại thì chỉ được phép:

  • Bán lại cho Nhà nước (trong trường hợp mà thuê mua nhà ở xã hội được Nhà nước đầu tư.
  • Bán lại cho chủ đầu tư của dự án xây dựng nhà ở xã hội (trong trường hợp mà mua nhà ở xã hội được đầu tư bằng nguồn vốn ngoài ngân sách).
  • Bán lại nhà ở xã hội cho các đối tượng được hưởng chính sách hỗ trợ về nhà ở xã hội.
  • Trong các trường hợp mua bán trên thì người bán không phải nộp thuế thu nhập cá nhân và thời hạn 5 năm này sẽ được tính kể từ thời điểm đã trả hết tiền mua nhà ở theo đúng như hợp đồng đã ký kết với bên bán.
  • Giá bán trong các trường hợp trên được quy định tối đa bằng với giá bán nhà ở xã hội cùng loại ở tại cùng địa phương và thời điểm bán.

– Trong trường hợp đã đủ 5 năm trở lên kể từ thời điểm thực hiện trả xong tiền mua nhà thì người mua có quyền được bán nhà ở xã hội ấy cho mọi đối tượng theo giá thỏa thuận của hai bên, tức là theo giá thị trường.

chuyển nhượng nhà ở xã hội

2. Các chi phí cần lưu ý khi chuyển nhượng nhà ở xã hội

Ngoài trường hợp 1, tức là bán lại nhà ở xã hội khi chưa đủ thời gian 5 năm kể từ ngày đã trả tiền xong cho chủ đầu tư không phải nộp thuế thu nhập cá nhân và các chi phí khác thì trường hợp 2, tức là bán lại nhà ở xã hội khi đã đủ thời gian từ 5 năm trở lên kể từ ngày đã trả tiền xong cho chủ đầu tư thì phải thực hiện nộp các loại thuế như thuế thu nhập cá nhân, lệ phí trước bạ, tiền sử dụng đất…

Đối với tiền sử dụng đất sẽ được tính cụ căn cứ theo Điều 6 của Thông tư số 139/2016/TT-BTC thì khi bán nhà ở xã hội phải thực hiện nộp tiền sử dụng đất:

– Nếu đó là nhà chung cư thì người bán phải thực hiện nộp cho Ngân sách Nhà nước 50% tiền sử dụng đất được phân bổ cho căn hộ chung cư ấy, được xác bằng diện tích của căn hộ x giá đất x hệ số phân bổ tiền sử dụng đất x 50%.

Quảng cáo

– Nếu đó là nhà ở thấp tầng liền kề thì phải thực hiện nộp 100% tiền sử dụng đất, được xác định bằng diện tích của đất x giá đất x hệ số phân bổ tiền sử dụng đất.

– Và hệ số phân bổ tiền sử dụng đất sẽ bằng diện tích của căn hộ được bán/tổng diện tích sàn của tòa nhà.

Đối với số tiền nộp thuế thu nhập cá nhân được tính cụ thể căn cứ theo Điều 17 của Thông tư số 92/2015/TT-BTC bằng giá chuyển nhượng x 2%.

Đối với số tiền nộp lệ phí trước bạ khi làm thủ tục sang tên nhà ở xã hội được tính bằng giá chuyển nhượng x 0.5%.

Trên đây là các quy định của pháp luật về điều kiện để chuyển nhượng nhà ở xã hội và các vấn đề về chi phí liên quan cần phải thực hiện nộp vào Ngân sách Nhà nước. Nếu như bạn đọc có thắc mắc gì về vấn đề nhà ở xã hội này hoặc có vướng mắc về vấn đề pháp lý nào khác, hãy liên hệ ngay với Luật Hùng Sơn để nhận được sự hỗ trợ tư vấn chi tiết và chính xác nhất.

>>> Mẫu đơn xin cấp nhà trợ cấp xã hội

Vui lòng đánh giá!
Ls. Nguyễn Minh Hải

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *


Tin mới

Các tin khác

Video tư vấn pháp luật

To-top
Developed by Luathungson.vn
Facebook Messenger
Chat qua Zalo
Tổng đài 19006518
Developed by Luathungson.vn