Đối với quyền tác giả
Nhằm mục đích kéo dài thời gian hưởng lợi từ tác phẩm đối với tác giả; khuyến khích cá nhân sáng tạo ra các tác phẩm có giá trị đáp ứng với các yêu cầu thưởng thức ngày càng cao của công chúng, cũng như thực hiện các cam kết của Việt Nam khi ra nhập WTO. Theo đó, Luật sở hữu trí tuệ sửa đổi, bổ sung 2009 quy định về thời hạn bảo hộ quyền tác giả như sau:
-
Tác phẩm điện ảnh, nhiếp ảnh, mỹ thuật ứng dụng, tác phẩm khuyết danh có thời hạn bảo hộ là 75 năm, kể từ khi tác phẩm được công bố lần đầu tiên.
- Đối với tác phẩm điện ảnh, nhiếp ảnh, mỹ thuật ứng dụng chưa được công bố trong thời hạn 25 năm, kể từ khi tác phẩm được định hình thì thời hạn bảo hộ là 100 năm, kể từ khi tác phẩm được định hình.
- Đối với các tác phẩm không thuộc các loại hình trên có thời hạn bảo hộ là suốt đời tác giả và 50 năm tiếp theo sau khi tác giả qua đời. Trường hợp tác phẩm có đồng tác giả, thời hạn bảo hộ chấm dứt vào năm thứ 50 sau khi năm đồng tác giả cuối cùng qua đời.
- Thời hạn bảo hộ sẽ chấm dứt vào 24h ngày 31/12 của năm chấm dứt thời hạn bảo hộ quyền tác giả.
Ngoài ra, các quyền nhân thân gắn liền với tác giả không thể chuyển dịch, gồm: Quyền đặt tên cho tác phẩm, quyền đứng tên thật hoặc bút danh trên tác phẩm, được nêu tên thật hoặc bút danh khi tác phẩm được công bố, sử dụng, quyền bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm, không cho người khác sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc tác phẩm dưới bất kì hình thức nào gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả thì được bảo hộ vô thời hạn.
Tuy nhiên, những quy định trên không áp dụng đối với tác phẩm kiến trúc, tác phẩm tạo hình, chương trình máy tính.
Về bảo hộ quyền liên quan:
Thời hạn bảo hộ quyền liên quan được quy định như sau:
-
Quyền của người biểu diễn được bảo hộ năm mươi năm (50 năm) tính từ năm tiếp theo năm cuộc biểu diễn được định hình.
- Quyền của nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình được bảo hộ năm mươi năm (50 năm) tính từ năm tiếp theo năm công bố hoặc năm mươi năm kể từ năm tiếp theo năm bản ghi âm, ghi hình được định hình nếu bản ghi âm, ghi hình chưa được công bố.
- Quyền của tổ chức phát sóng được bảo hộ năm mươi năm (50 năm) tính từ năm tiếp theo năm chương trình phát sóng được thực hiện.
- Thời hạn bảo hộ quy định ở trên chấm dứt vào thời điểm 24 giờ ngày 31 tháng 12 của năm chấm dứt thời hạn bảo hộ các quyền liên quan.
Nhãn hiệu
♦ Thời hạn bảo hộ nhãn hiệu: 10 năm kể từ ngày nộp đơn và văn bằng bảo hộ nhãn hiệu có hiệu lực từ ngày được cấp văn bằng bảo hộ.
-
Có thể gia hạn nhiều lần liên tiếp, mỗi lần gia hạn là 10 năm.
Để được gia hạn hiệu lực Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu, trong vòng 06 tháng trước ngày Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hết hiệu lực, chủ Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu phải nộp đơn yêu cầu gia hạn cho Cục Sở hữu trí tuệ.
Đơn yêu cầu gia hạn có thể nộp muộn hơn thời hạn quy định nêu trên nhưng không được quá 06 tháng kể từ ngày Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hết hiệu lực.
Trường hợp văn bằng bảo hộ hết hiệu lực nhưng không tiến hành gia hạn theo quy định thì sau 5 năm cá nhân hoặc tổ chức khác có quyền đăng ký nhãn hiệu đó.
► Như vậy, nhãn hiệu được bảo hộ vô thời hạn với điều kiện là sau mỗi 10 năm, chủ giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu phải làm thủ tục gia hạn tại Cục Sở hữu trí tuệ.
Sáng chế
Sáng chế được bảo hộ bởi 02 văn bằng, gồm: bằng độc quyền sáng chế và Bằng độc quyền giải pháp hữu ích.
Đối với sáng chế
Phạm vi bảo hộ: Bằng độc quyền sáng chế có hiệu lực trên toàn lãnh thổ Việt Nam
Thời hạn bảo hộ: Bằng độc quyền sáng chế có hiệu lực từ ngày được cấp và kéo dài đến hết 20 năm kể từ ngày nộp đơn.
– Hết 20 năm bảo hộ thì sáng chế thuộc về công chúng và được người khác sử dụng mà không cần phải xin phép. Thời hạn bảo hộ sáng chế chấm dứt sớm hơn nếu chủ sở hữu không duy trì hiệu lực của văn bằng bảo hộ sáng chế trước khi sáng chế hết hiệu lực.
Đối với giải pháp hữu ích:
♦ Phạm vi bảo hộ: Bằng độc quyền giải pháp hữu ích có hiệu lực trên toàn lãnh thổ Việt Nam
♦ Thời hạn bảo hộ: Bằng độc quyền giải pháp hữu ích có hiệu lực từ ngày cấp và kéo dài đến 10 năm kể từ ngày nộp đơn.
- Hết 10 năm bảo hộ thì giải pháp hữu ích thuộc về công chúng và sử dụng mà không cần phải xin phép. Thời hạn bảo hộ bằng độc quyền giải pháp hữu ích chấm dứt sớm hơn nếu chủ sở hữu không duy trì hiệu lực của văn bằng bảo hộ bằng độc quyền giải pháp hữu ích trước khi bằng độc quyền giải pháp hữu ích hết hiệu lực.
► Lưu ý: Đối với Bằng độc quyền sáng chế và Bằng độc quyền giải pháp hữu ích không có thủ tục gia hạn hiệu lực của văn bằng bảo hộ. Mà để duy trì hiệu lực Bằng độc quyền sáng chế, chủ văn bằng bảo hộ phải tiến hành thủ tục duy trì hiệu lực trong thời hạn sáu tháng trước ngày sáng chế hết hiệu lực.
Chỉ dẫn địa lý
- Giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý có hiệu lực vô thời hạn kể từ ngày cấp.
- Không ai được sử dụng chỉ dẫn địa lý khi không được sự cho phép của chủ sở hữu.
Tuy nhiên, không phải quy định vô thời hạn đồng nghĩa với việc được bảo hộ vĩnh viễn. Trong trường hợp chỉ dẫn địa lý không còn đáp ứng điều kiện bảo hộ, các điều kiện địa lý tạo nên danh tiếng, chất lượng, đặc tính của sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý bị thay đổi làm mất danh tiếng, chất lượng, đặc tính của sản phẩm đó thì văn bằng bảo hộ sẽ bị chấm dứt hiệu lực.
Kiểu dáng công nghiệp
Kiểu dáng công nghiệp được bảo hộ từ ngày cấp Bằng độc quyền đến hết 5 năm tính từ ngày nộp đơn và Bằng độc quyền này có thể được gia hạn hiệu lực liên tiếp 2 lần, mỗi lần 5 năm.
Do vậy, thời hạn có hiệu lực tối đa của một Bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp là 15 năm. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng Bằng độc quyền sẽ không tự động có hiệu lực đến hết 15 năm mà khi hết kỳ hiệu lực 5 năm trước. Nên, chủ Bằng độc quyền phải làm thủ tục gia hạn tại Cục Sở hữu trí tuệ (và sẽ được ghi nhận vào Bằng độc quyền) thì Bằng độc quyền mới tiếp tục có hiệu lực cho kỳ hạn sau.
Thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn
Đối với thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn sẽ được bảo hộ từ ngày cấp Giấy chứng nhận đăng ký và và chấm dứt hiệu lực vào ngày sớm nhất trong số những ngày: Kết thúc 10 năm, kể từ ngày nộp đơn; Kết thúc 10 năm, kể từ ngày thiết kế bố trí được người có quyền đăng ký hoặc người được người đó cho phép khai thác thương mại lần đầu tiên tại bất kỳ nơi nào trên thế giới; Kết thúc 15 năm – kể từ ngày tạo ra thiết kế bố trí.
Theo đó, trong Giấy chứng nhận đăng ký thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn thì một trong ba hoặc cả ba sự kiện trên sẽ được đề cập để tính thời hạn bảo hộ chính xác của thiết kế bố trí liên quan.
Đối với giống cây trồng
- Thời hạn bảo hộ giống cây trồng mới là 20 năm, đối với cây thân gỗ và nho là 25 năm.
- Thời gian bắt đầu được bảo hộ tính từ ngày hồ sơ yêu cầu cấp Văn bằng bảo hộ giống cây trồng mới được Văn phòng bảo hộ giống cây trồng mới chấp nhận là hồ sơ hợp lệ.
Xem thêm >> Thủ tục đăng ký bảo hộ quyền tác giả theo luật sở hữu trí tuệ
Mọi chi tiết liên hệ: Tổng đài của công ty Luật Hùng Sơn theo số 1900 6518 (từ 8:00 -18:00)
♦ Tư vấn ngoài giờ hành chính: 0964509555 – 0969 32 99 22
♦ Địa chỉ văn phòng ở Hà Nội: Phòng C415, Tòa nhà Sông Đà Mỹ Đình, Cầu Giấy, Hà Nội
>> Có thể bạn quan tâm:
Thủ tục đăng ký Nhãn hiệu, Đăng ký Thương hiệu, logo mới nhất
Thủ tục đăng ký bản quyền tác giả mới nhất
- Giao dịch từ 400 triệu đồng trở lên phải báo cáo Ngân hàng Nhà nước - 01/12/2023
- Những số điện thoại không nên nghe mới nhất 2023 - 28/11/2023
- Đăng ký mã vạch sản phẩm mới nhất năm 2023 - 27/11/2023