Thủ tục đăng ký bảo hộ quyền tác giả theo luật sở hữu trí tuệ

Quyền tác giả, quyền liên quan là một chế định quan trọng theo quy định của Luật sở hữu trí tuệ. Việc đăng ký Bảo hộ quyền tác giả, quyền liên quan bao gồm bảo vệ quyền nhân thân và quyền tài sản đối với các sản phẩm trí tuệ mà tác giả, Chủ sở hữu tạo ra. Để bảo đảm tốt nhất quyền và lợ ích hợp pháp của mình đối với tác phẩm thì các tổ chức, cá nhân trong việc bảo hộ quyền tác giả, quyền liên quan cần thực hiện việc thủ tục đăng ký quyền tác giả và quyền liên quan tại cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.

Quảng cáo

lightbulb  Căn cứ pháp lý

thủ tục đăng ký bảo hộ quyền tác giả

 

lightbulb Nội dung đăng ký bảo hộ quyền tác giả theo Luật sở hữu trí tuệ

1. Đối tượng được làm thủ tục đăng ký quyền tác giả

  • Tác giả;
  • Chủ sở hữu quyền tác giả;
  • Chủ sở hữu quyền liên quan;
  • Cá nhân tổ chức được ủy quyền;
  • Cá nhân, pháp nhân nước ngoài có tác phẩm, chương trình biểu diễn, bản ghi hình, ghi âm và các chương trình phát sóng được bảo hộ QTG, QLQ quy định tại khoản 2 Điều 13 và Điều 17 của Luật Sở Hữu Trí Tuệ.

2. Các loại hình tác phẩm được đăng ký Quyền Tác Giả (Điều 14)

♦ Tác phẩm văn học, nghệ thuật và khoa học được bảo hộ bao gồm:

  • Tác phẩm văn học, khoa học, sách giáo khoa, giáo trình và tác phẩm khác được thể hiện dưới dạng chữ viết hoặc ký tự khác;
  • Bài giảng, bài phát biểu và bài nói khác; (Tác phẩm được thể hiện bằng ngôn ngữ nói và định hình dưới hình thức vật chất nhất định.)
  •  Tác phẩm báo chí;
  • Tác phẩm âm nhạc (là loại hình tác phẩm thể hiện dưới dạng nhạc nốt trong bản nhạc hoặc các ký tự âm nhạc khác hoặc được định hình trên bản ghi hình có hoặc không có lời, ghi âm, không phụ thuộc vào việc trình diễn hay không trình diễn.)
  • Tác phẩm sân khấu (bao gồm kịch (kịch nói, nhạc vũ kịch, ca kịch, kịch câm), xiếc, múa, múa rối và các loại hình tác phẩm sân khấu khác.)
  • Tác phẩm điện ảnh (bao gồm loại hình phim truyện, phim tài liệu, phim khoa học, phim hoạt hình)
  • Tác phẩm tạo hình (là tác phẩm được thể hiện bởi đường nét, màu sắc, hình khối, bố cục như: Hội họa, đồ họa, điêu khắc, nghệ thuật sắp đặt và các hình thức thể hiện tương tự, tồn tại dưới dạng độc bản. Riêng đối với loại hình đồ họa, có thể được thể hiện tới phiên bản thứ 50, được đánh số thứ tự có chữ ký của tác giả;

♦ Tác phẩm mỹ thuật ứng dụng như:

  • Thiết kế đồ họa (hình thức thể hiện của biểu trưng, hệ thống nhận diện và bao bì sản phẩm), thiết kế thời trang, tạo dáng sản phẩm, thiết kế nội thất, trang trí.)
  • Tác phẩm nhiếp ảnh
  • Tác phẩm kiến trúc;
  • Bản họa đồ, sơ đồ, bản đồ, bản vẽ liên quan đến địa hình, công trình khoa học;
  • Tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian;
  • Chương trình máy tính, sưu tập dữ liệu.

3. Thủ tục đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan bao gồm:

3.1. Hồ sơ

a. Tờ khai đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan.

(Tiếng việt, do chính tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, quyền liên quan hoặc người ủy quyền ký ghi đầy đủ họ tên ghi đầy đủ thông tin về người nộp hồ sơ, tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả hoặc chủ sở hữu quyền liên quan; tóm tắt nội dung tác phẩm, cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình hoặc chương trình phát sóng; tên tác giả, tác phẩm được sử dụng làm tác phẩm phái sinh nếu tác phẩm đăng ký là tác phẩm phái sinh; thời gian, địa điểm, hình thức công bố; cam đoan về trách nhiệm đối với các thông tin ghi trong đơn.)

Cá nhân, tổ chức nộp hồ sơ đăng ký quyền tác giả sử dụng mẫu tờ khai đăng ký quyền tác giả;

Người biểu diễn, Nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình và Tổ chức phát sóng đăng ký quyền liên quan sử dụng mẫu tờ khai đăng ký quyền liên quan.

– 02 bản sao tác phẩm đăng ký quyền tác giả hoặc 02 bản sao bản định hình đăng ký quyền liên quan ( 01 bản lưu tại Cục Bản quyền tác giả, 01 bản đóng dấu ghi số gửi trả lại cho chủ thể được cấp).

Đối với những tác phẩm có đặc thù riêng như tranh, tượng, tượng đài, phù điêu, tranh hoành tráng gắn với công trình kiến trúc; tác phẩm có kích thước quá lớn, cồng kềnh bản sao tác phẩm đăng ký được thay thế bằng ảnh chụp không gian ba chiều.

c) Giấy uỷ quyền, nếu người nộp hồ sơ là người được uỷ quyền;

Quảng cáo

d) Tài liệu chứng minh quyền nộp hồ sơ, nếu người nộp hồ sơ thụ hưởng quyền đó của người khác do được thừa kế, chuyển giao, kế thừa;

đ) Văn bản đồng ý của các đồng tác giả, nếu tác phẩm có đồng tác giả;

e) Văn bản đồng ý của các đồng chủ sở hữu, nếu quyền tác giả, quyền liên quan thuộc sở hữu chung.

Các tài liệu quy định tại các điểm c, d, đ và e phải được làm bằng tiếng Việt; nếu bằng tiếng nước ngoài thì phải được dịch và có công chứng hoặc chứng thực. Nếu các tàii liệu gửi kèm hồ sơ nếu là bản sao phải có CC,CT.

3.2. Thời hạn cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan

Thời hạn cấp GCN đăng ký QTG là trong vòng 15 ngày làm việc từ lúc nhận được hồ sơ hợp lệ, Cục có trách nhiệm cấp Giấy chứng nhận đăng ký QTG, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan. Nếu từ chối thì phải có văn bản thông báo cho người nộp.

3.3. Về phí và lệ phí cấp Giấy chứng nhận

Đối với lệ phí đăng ký cấp giấy chứng nhận QTG đươc quy định tại Thông tư 29/2009/TT-BTC ngày 10/2/2009.

3.4. Cơ quan tiếp nhận đăng ký, cấp lại, đổi Giấy chứng nhận

  • Cục Bản quyền tác giả và Văn phòng Đại diện tại thành phố Hồ Chí Minh và Đà Nẵng
  • Sở Văn hóa, TT và Dl của các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương khác.

​Trên đây là một số thông tin liên quan về việc Bảo hộ Quyền tác giả theo luật sở hữu trí tuệ hiện nay. Để biết thêm chi tiết, vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi – công ty Luật Hùng Sơn và cộng sự để được tư vấn, hỗ trợ một cách chính xác nhất, nhanh chóng nhất.

Mọi thắc mắc xin liên hệ số tổng đài 1900.6518 để được hỗ trợ.

5/5 - (1 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *


Tin mới

Các tin khác

Video tư vấn pháp luật

To-top
Developed by Luathungson.vn
Facebook Messenger
Chat qua Zalo
Tổng đài 19006518
Developed by Luathungson.vn