Thay đổi đăng ký kinh doanh công ty TNHH là nhu cầu mà nhiều doanh nghiệp cần thực hiện. Tuy nhiên mỗi nội dung đăng ký kinh doanh lại cần tuân theo những quy định riêng của Pháp luật để hạn chế tối đa rủi ro pháp lý phát sinh. Với mong muốn đem đến cho khách hàng những dịch vụ tư vấn hữu ích nhất về việc thay đổi kinh doanh, Luật Hùng Sơn xin chia sẻ những hướng dẫn chi tiết trong bài viết dưới đây.
Về cơ bản, có 4 thông tin liên quan đến nội dung giấy đăng ký kinh doanh là:
- Tên doanh nghiệp.
- Vốn điều lệ.
- Địa chỉ trụ sở chính.
- Thông tin của người đại diện trên phương diện pháp lý.
Các công ty thường có nhu cầu thay đổi đăng ký doanh nghiệp, cụ thể như thay đổi một trong 4 vấn đề trên, thay đổi nội dung ngành nghề đăng ký kinh doanh hoặc thay đổi thông tin cổ đông sáng lập,…
A/ Thay đổi đăng ký kinh doanh công ty TNHH – Thay đổi ngành nghề đăng ký kinh doanh
Nếu muốn thay đổi ngành nghề đăng ký kinh doanh, bạn cần thay đổi đăng ký kinh doanh trước tiên. Việc thay đổi này cần thực hiện tại Phòng đăng ký kinh doanh Sở kế hoạch & đầu tư tỉnh / thành phố trực thuộc của trụ sở chính công ty.
Một số trường hợp thay đổi ngành nghề đăng ký kinh doanh nhưng lại hiểu sai tinh thần của luật pháp với kí do doanh nghiệp được phép tự do kinh doanh các ngành nghề pháp luật không cấm. Tuy nhiên quan điểm này hoàn toàn sai lầm, sẽ dẫn tới hậu quả pháp lý cho doanh nghiệp và đặc biệt liên quan đến các vấn đề xuất hóa đơn GTGT, truy thu thuế khi quyết toán thuế .
Bên cạnh đó, doanh nghiệp nếu có sự thay đổi ngành nghề đăng ký kinh doanh công ty TNHH nếu danh mục ngành nghề đăng ký trên giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cũ chưa được mã hóa ngành nghề mã cấp 4, thay đổi này phải đồng thời mã hóa lại các ngành nghề đã được cấp trước đây,
B/ Thay đổi tên doanh nghiệp
Khi có nhu cầu thay đổi tên công ty thì ngoài việc thay đổi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, bạn cần thay đổi con dấu pháp nhân của công ty mình, tiến hành in ấn lại hóa đơn và thông báo việc thay đổi với tất cả các cơ quan liên quan như thuế, bảo hiểm, ngân hàng, đối tác, khách hàng, cơ quan quản lý chuyên ngành,…
Từ ngày 1/7/2015, khi doanh nghiệp có nhu cầu thay con dấu pháp nhân mới theo tên mới của công ty thì doanh nghiệp đó có quyền lựa chọn số lượng, hình thức con dấu và thậm chí sẽ được giữ lại con dấu cũ của công ty mình. Tuy nhiên bạn cũng nên lưu ý rằng con dấu cần được khắc với nội dung và hình thức đồng nhất.
Sau khi thay đổi tên và con dấu mới, doanh nghiệp có trách nhiệm công bố mẫu dấu mới và cần Sở kế hoạch & đầu tư xác nhận. Kể từ năm 2019, con dấu của công ty không còn được quản lý bởi cơ quan công an nữa và các cơ quan công an cũng không có nhiệm vụ cấp giấy chứng nhận đăng ký mẫu dấu cho doanh nghiệp.
C/ Thay đổi trụ sở doanh nghiệp trong thay đổi đăng ký kinh doanh
Rất nhiều doanh nghiệp trong quá trình hoạt động có nhu cầu thay đổi đăng ký kinh doanh. Nếu cần chuyển địa chỉ sang quận/ tỉnh / huyện/xã,.. mới thì doanh nghiệp cần xác nhận nghĩa vụ thuế tại địa chỉ cũ và cần đăng ký lại con dấu pháp nhân của công ty mình. Tùy trường hợp doanh nghiệp chuyển địa chỉ đi đâu mà quá trình làm thủ tục có thể nhanh hoặc chậm.
Lưu ý: địa chỉ mới của công ty không được là nhà tập thể hoặc chung cư vì theo quy định, các loại nhà này chỉ dùng để ở mà không được sử dụng cho mục đích kinh doanh.
Ngoài 3 trường hợp phổ biến nhất trên đây thì còn khá nhiều nhu cầu thay đổi đăng ký kinh doanh công ty TNHH khác như thay đổi vốn điều lệ, bổ sung thành lập văn phòng đại diện, chi nhánh, thay đổi người đại diện, bổ sung/ chuyển nhượng thành viên cổ đông,… mỗi trường hợp lại cần làm những thủ tục khác nhau. Vì thế nếu bạn đang có nhu cầu thay đổi, hãy liên hệ với Luật Hùng Sơn để chúng tôi tư vấn cụ thể nhất nhé!
Xem thêm các dịch vụ khác :
>>> đăng ký độc quyền nhãn hiệu
>>> quyền tác giả
>>> thủ tục thành lập công ty fdi
- Thủ tục làm sổ đỏ mới nhất 2023: Cần giấy tờ gì? Chi phí bao nhiêu? - 11/09/2023
- Đăng ký mã vạch sản phẩm mới nhất năm 2023 - 10/09/2023
- Thủ tục đăng ký website với bộ công thương mới nhất - 10/09/2023